Tọa độ L (mm) χ (độ) b0 (mm) bk (mm) xa (mm)
Tâm B1 93,962 2,258 48,238 31,872 0,194
Cận dưới 89,264 2,145 45,826 30,278 0,184
Cận trên 95 2,371 50,650 33,465 0,204
Do khi tăng ±5% tọa độ sải cánh của điểm B1 thì nhận được giá trị vượt quá giới hạn vùng tìm kiếm theo tọa độ sải cánh của vùng không gian ban đầu P nên ta chọn giới hạn trên của tham số sải cánh trong vùng không gian P làm giới hạn mới cho vùng khơng gian P2.
Giải bài tốn tối ưu trong vùng khơng gian tìm kiếm mới P2 với N = 64 nhận được tập G gồm 64 phương án. Chọn giới hạn các hàm mục tiêu là giá trị các hàm mục tiêu của B1:
Khi đó nhận được D là tập rỗng do khơng có phương án tìm kiếm nào có chất lượng khí động tốt hơn B1.
Hình 4.25. Các phương án tìm kiếm trong khơng gian mục tiêu khi tìm kiếm trong miền P2 với N = 64
Tăng số lượng các phương án tìm kiếm lên giá trị N = 128. Tiếp tục giải bài tốn đối với vùng khơng gian tham số P2. Ta nhận được tập G gồm 128 phương án. Tuy nhiên khơng có phương án nào thỏa mãn ràng buộc các hàm mục tiêu nên tập D vẫn rỗng.
Nhận thấy, trong số 128 phương án thiết kế của tập G, giá trị hàm mục tiêu về chất lượng khí động ít biến đổi. Phương án có chất lượng khí động tốt là Φ1 (A15 ) = 0, 9506 . Phương án có hệ số chất lượng khí động kém nhất là
Φ1 (A16 ) = 0, 9579 . Sai lệch giữa 2 phương án là 0,8%. Do vậy giả thiết có thể
bỏ qua hàm mục tiêu về chất lượng khí động khi lựa chọn phương án thiết kế tối ưu trong số các phương án này. Khi đó, ta nhận được tập D chứa một phương án B2 tương ứng với i = 17 (Hình 4.26).
Hình 4.26. Các phương án tìm kiếm trong khơng gian mục tiêu khi tìm kiếm trong miền P2 với N = 128
Bảng 4.20 thể hiện kết quả so sánh giá trị các hàm mục tiêu tướng ứng về chất lượng khí động, tính ổn định và tính điều khiển được của các phương án B2 và B1.