cán bộ, đảng viên các cấp về công tác kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, khơi dậy tính tự giác của đảng viên được kiểm tra; nêu cao tinh thần phê và tự phê bình đối với các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan.
KT TCĐ và đảng viên khi có DHVP có vai trị quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng cũng như trong xây dựng nội bộ Đảng. Đảng ta đã xác định công tác KT là trách nhiệm của toàn Đảng, của các TCĐ và của mỗi đảng viên.Nhận thức đúng được coi là điểm khởi đầu, định hướng cho hoạt động của tổ chức, con người có hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tư tưởng khơng đúng đắn thì cơng tác ắt sai lầm” [19, tr.242]. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt, phải giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, tăng cường xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Vấn đề đáng quan tâm trước hết là cấp ủy đảng, UBKT các cấp, mọi đảng viên và tổ chức đảng đều phải thông suốt quan điểm đổi mới của Đảng, khắc phục những nhận thức lệch lạc về công tác kiểm tra.Tuy nhiên, trong các TCĐ cũng như đội ngũ đảng viên chưa phải đã nhận thức đầy đủ vai trị, vị trí cơng tác KT TCĐ và đảng viên khi có DHVP. Do vậy, việc nâng cao nhận thức trách nhiệm cho các cấp ủy đảng, UBKT và đội ngũ đảng viên trong toàn Đảng bộ CATW hiện nay là hết sức cần thiết.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã xác định:
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai
nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vơ nguyên tắc... [19, tr.2].
Trung ương nhận định: những sai phạm trên nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Như vậy, tình hình vi phạm của TCĐ và đảng viên như hiện nay là hết sức nghiêm trọng phức tạp và tinh vi; tính tự giác của đảng viên ngày càng bị thủ tiêu. Trước, trong và sau khi sai phạm tìm mọi cách đối phó với TCĐ, che dấu khuyết điểm, sai phạm. Số vụ vi phạm ngày càng có chiều hướng gia tăng, nhưng lực lượng cán bộ chuyên trách làm cơng tác KT thì biên chế lại ít, trình độ năng lực cán bộ KT còn hạn chế chưa ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ ngày càng nặng nề mà Đảng và nhân dân giao phó. Do đó, để thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình, UBKT các cấp quán triệt và giúp cấp ủy quán triệt cho TCĐ, đảng viên và đội ngũ làm công tác KT nhận thức rõ hơn vị trí, ý nghĩa, tác dụng của nhiệm vụ KT TCĐ và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, xem đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, UBKT các cấp chỉ là người trực tiếp thực hiện.
Trước hết, Cấp uỷ các cấp, phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các quy định của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng; Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác KT,GS và kỷ luật đảng trong Chương VII, Chương VIII, Điều lệ Đảng khóa XI; Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tăng cường cơng tác KT,GS của Đảng; Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”... Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện, nâng cao uy tín, bản lĩnh, vai trị, trách nhiệm của các cấp uỷ, nhất là người đứng đầu cấp uỷ trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác KT,GS. Đặc biệt, người đứng đầu cấp uỷ, cấp uỷ viên các cấp phải thực sự quan tâm, gương mẫu trong việc
lãnh đạo, chỉ đạo, học tập, quán triệt và chấp hành các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định, quyết định của Trung ương.
* Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương
Tại Điều 30, Điều lệ Đảng (khoá XI) xác định “Các cấp ủy đảng lãnh đạo công tác KT,GS và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KT,GS các TCĐ, đảng viên chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng” [17, tr.51]. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy là nhân tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả cơng tác KT nói chung, cơng tác KT khi có DHVP nói riêng.
Chỉ đạo UBKT các cấp nâng cao chất lượng TCĐ và đảng viên khi có DHVP. Qua KT phải kết luận làm rõ đúng sai, xử lý cơng minh, chính xác, kịp thời các DHVP, trường hợp vượt thẩm quyền hay vụ việc phức tạp, nhạy cảm liên quan đến nhiều cán bộ chủ chốt, thì báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của ban thường vụ cấp ủy. Tập trung chỉ đạo giải quyết các DHVP liên quan đến những địa phương, đơn vị có vấn đề nổi cộm, phức tạp, các lĩnh vực trọng yếu, nhạy cảm, các DHVP của đảng viên liên quan đến các đồng chí trong cấp ủy. Để KT được những DHVP này là một vấn đề khó khăn và phức tạp mà địi hỏi phải có sự chỉ đạo của Ban Thường vụ cấp ủy đối với UBKT. Vì vậy, trong lãnh đạo, chỉ đạo khi vụ việc đã rõ, có chứng lý vững chắc thì cấp ủy phải thể hiện chính kiến rõ ràng, dứt khốt. Xem xét, xử lý phải nghiêm túc, cơng minh, đúng người, đúng lỗi phạm thì mới đem lại tác dụng giáo dục và nêu gương lớn.
Chỉ đạo UBKT Đảng ủy CATW chủ trì tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa UBKT Đảng ủy CATW với các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương để tiến hành KT, GS nói chung và KT DHVP nói riêng đối với các tổ chức đảng, đảng viên thộc đảng bộ công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phối hợp với các cơ quan chức năng Thanh tra, Tổ chức cán bộ, Văn phòng Đảng ủy CATW trong việc trao đổi thông tin liên quan
đến cán bộ thuộc diện Đảng ủy CATW quản lý... Định kỳ cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy nghe UBKT cùng cấp báo cáo tình hình hoạt động để cho ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo. Qua đó phát huy ưu điểm, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những khuyết điểm để tìm ra các biện pháp khắc phục, đưa công tác KT đi vào nền nếp trong hoạt động lãnh đạo của cấp ủy.
* Đối với Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương
UBKT các cấp trong Đảng bộ CATW cần phải nắm chắc các nghị quyết, quy định, kết luận, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm vững các nghị quyết, chương trình, kế hoạch...của cấp uỷ cấp mình. Xác định và nắm vững nội dung, phương pháp KT để thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Điều lệ Đảng.
Cần tổ chức học tập nghiêm túc, quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương về công tác xây dựng Đảng và công tác KT,GS, thi hành kỷ luật trong Đảng. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ công tác KT,GS, bồi dưỡng và nâng cao hiểu biết pháp luật, đồng thời tăng cường rèn luyện, nâng cao bản lĩnh, đạo đức cách mạng, tăng cường các hội thảo khoa học về công tác KT để cán bộ KT trao đổi về lý luận, kinh nghiệm, nắm chắc hơn về phương pháp, quy trình, thủ tục thực hiện nhiệm vụ KT, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Cán bộ KT luôn tự ý thức phấn đấu vươn lên, vượt qua mặc cảm, nêu cao trách nhiệm, chủ động phát hiện DHVP của TCĐ và đảng viên để tiến hành KT làm rõ đúng, sai, nhằm củng cố TCĐ, giáo dục, rèn luyện đảng viên có sai phạm, góp phần làm trong sạch nội bộ Đảng. Nếu cấp ủy có chỉ đạo sát sao đến mấy, nhưng UBKT, cán bộ KT thiếu bản lĩnh, thiếu quyết tâm, thiếu sự phối hợp chặt chẽ thì cơng tác KT chỉ hoạt động cầm chừng, chiếu lệ, hình thức khơng hiệu quả.
* Đối với đảng viên
Đây là lực lượng nhiều nhất, rộng lớn nhất, do đó làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ đảng viên về cơng tác KT sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KT TCĐ và đảng viên khi có DHVP. Vì vậy các cấp uỷ, TCĐ phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về cơng tác xây dựng Đảng nói chung, cơng tác KT,GS nói riêng, phổ biến sâu sắc Quy định số 47-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về những điều đảng viên không được làm, các quy định, hướng dẫn Trung ương về công tác KT,GS…, giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức đúng tác dụng của công tác KT là uốn nắn, phịng ngừa là chính, cịn kỷ luật chỉ là một nội dung của cơng tác KT. Từ đó nâng cao trách nhiệm của đảng viên trong xây dựng, bảo vệ Đảng, góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của nhân dân đối với Đảng.