9. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản lí hoạt động tổ chuyên môn trong trường THPT
1.4.3. Quản lí hoạt động dạy học của tổ chuyên môn
1.4.3.1. Quản lí việc xây dựng, thực hiện thiết kế tiến trình dạy học
Việc chuẩn bị bài lên lớp của GV là khâu rất quan trọng, góp phần quyết định chất lượng dạy học, gồm các khâu: chuẩn bị từng chương, từng học kỳ; chuẩn bị từng tiết/bài soạn. Việc thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổ chức cho HS có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm tình huống xuất phát.
Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chuyên đề theo PPDH tích cực, HS cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và HS sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó. Trong q trình tìm hiểu, HS phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Những hoạt động do GV đề xuất cho HS được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho HS một phần tự chủ khá lớn. Mục tiêu chính của q trình dạy học là giúp HS chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật, HS được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngơn ngữ viết và nói. Những yêu cầu mang tính ngun tắc nói trên của PPDH tích cực là sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các chuyên đề dạy học.
Để quản lí tốt việc chuẩn bị bài lên lớp theo quan điểm dạy học phân hóa, tổ chuyên môn cần chỉ đạo thống nhất mọi kế hoạch chuẩn bị bài lên lớp từ khâu phân tích nhu cầu, hứng thú của người học với mơn học. Hướng dẫn GV soạn bài tỉ mỉ, thống nhất nội dung và hình thức nhưng khơng dập khn, máy móc, tránh sao chép. Cung cấp sách GV, sách tham khảo, CSVC trường học... GV phải biên soạn và nộp đề cương bài soạn về tổ bộ môn …
1.4.3.2. Quản lí hoạt động đổi mới PPDH, giờ giấc lên lớp của giáo viên
Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xá hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”. Sự thành công của việc dạy học phụ tuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết phải nói tới việc xác định đúng đắn mục tiêu và nội dung dạy học. Tiếp sau đó là vai trị có tính chất quyết định của biện pháp đạt tới mục tiêu, nghĩa là PPDH.
PPDH được hiểu là tổ hợp các hình thức, con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác điịnh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học, đạt được mục tiêu dạy học. [1]
Đổi mới PPDH là nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS; phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm đối tượng HS, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác.
Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.[31]
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập của người học. HS tự tìm tịi kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực thông qua các hoạt động học tập dưới sự chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của GV; HS được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắng nghe và phản biện ý kiến của bạn, nhất là khi tham gia các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. [21]
Chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho HS trình bày, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo vệ kết quả học tập của mình; GV tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để HS tiếp nhận và vận dụng. [8]
GV tạo điều kiện, hướng dẫn HS rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, khai thác thông tin trên mạng Internet, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ cho HS
Triển khai nghiêm túc, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức tốt cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học, cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho HS trung học và cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho GV. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp [34]
tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những u cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS; giờ học đổi mới PPDH cịn có những u cầu mới như: được thực hiện thơng qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kỹ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin…; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. [20]
Ngoài việc đổi mới PPDH, thì giờ lên lớp của GV quyết định chất lượng chất lượng dạy học, GV là người trực tiếp điều khiển, hướng dẫn HS học tập đạt kết quả. Tổ chun mơn cần quản lí việc dự giờ theo kế hoạch, dự các giờ hội giảng, thao giảng của tổ chuyên môn ; tổ chức rút kinh nghiệm các tiết dạy theo bài hoặc theo chủ đề về đổi mới phương pháp, kiểm tra đánh giá,... và nhân rộng mơ hình các tiết dạy mẫu, dạy minh họa. BGH cũng như tổ chuyên môn cần coi việc kiểm tra, dự giờ là công việc bình thường, thường xun trong quản lí hoạt động dạy học nhằm nắm chắc tình hình giảng dạy và kịp thời nhắc nhở, uốn nắn những sai lệch nhưng phải ln tạo khơng khí nhẹ nhàng, khơng gây áp lực nặng nề cho GV.
Chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng GV được chủ động trong việc lựa chọn nội dung và PPDH cũng như việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học; phối hợp linh hoạt và ăn khớp các PPDH sao cho phù hợp với nội dung dạy học, đặc điểm của HS và điều kiện nhà trường.
1.4.3.3. Quản lí việc đổi mới KT - ĐG của tổ chuyên môn
Đổi mới PPDH cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS. Đánh giá kết quả học tập là q trình thu thập thơng tin, phân tích và xử lý thơng tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp HS học tập ngày càng tiến bộ.
Trong quá trình dạy học, KT - ĐG kết quả học tập của HS là một khâu quan trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, thái độ học tập của HS, nó vừa đóng vai trị bánh lái, vừa giữ vai trị động lực của dạy học. Có nghĩạ là nó có tác dụng định hướng, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động dạy học và hoạt động QLGD. Đối với HS, kiểm tra đánh giá có tác dụng thúc đẩy q trình học tập phát triển
khơng ngừng. Qua kết quả kiểm tra, HS tự đánh giá mức độ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng so với yêu cầu của mơn học và tự mình ơn tập, củng cố bổ sung, hoàn thiện học vấn bằng các phương pháp tự học với hệ thống các thao tác tư duy của chính mình. Do đó, KT - ĐG chẳng những là biện pháp để hoàn thiện nội dung học tập mà còn là điều kiện để rèn luyện phương pháp và hình thành thái độ học tập tích cực cho HS.
Đối với GV, kết quả KT - ĐG vừa phản ánh thành tích học tập của HS vừa giúp GV tự đánh giá vốn tri thức, trình độ CM, năng lực sư phạm, nhân cách uy tín của mình trước HS. Trên cơ sở đó khơng ngừng nâng cao và hồn thiện cả về trình độ học vấn, về nghệ thuật sư phạm và nhân cách người thầy giáo.
Đối với các cấp quản lí từ cơ sở trường học tới trung ương, KT - ĐG là biện pháp để đánh giá kết quả đào tạo cả về định lượng và định tính. Đó là cơ sở để xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, đội ngũ GV, vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học. G.K.Mille đã khẳng định: thay đổi một chương trình hoặc những kỹ thuật giảng dạy mà không thay đổi hệ thống đánh giá, chắc chắn chẳng đi tới đâu.
Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học cần phải:
Dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của HS của cấp học.
Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình.
Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.
Có cơng cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá tồn diện, cơng bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc dạy và học. [4]
1.4.3.4. Quản lí hoạt động sinh hoạt chun mơn của tổ chuyên môn
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường trung học, tập trung vào thực hiện đổi mới PPDH và KT-ĐG theo định hướng phát triển năng lực HS; Giúp cho cán bộ quản lí, GV làm quen với hình thức tập huấn, bồi dưỡng, học tập và sinh hoạt chuyên môn qua mạng; Thống nhất phương thức tổ chức và quản lí các hoạt động chun mơn của trường trung học qua mạng, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015. Bộ GD&ĐT đã có những hướng dẫn chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn qua mạng “Trường học kết nối”. Các nhà trường kết hợp với tổ chuyên môn chỉ đạo GV tham gia các khóa học /bài học/chủ đề và yêu cầu các thành viên của tổ/nhóm CM tham gia tạo thành một nhóm sinh hoạt chun mơn trên hệ thống; tổ chức thảo luận trong tổ/nhóm CM (trực tiếp và qua mạng) để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong khóa học/bài học/chủ đề; hồn thiện sản phẩm của tổ/nhóm và nộp lên hệ thống mạng thông tin theo quy định.
Đây là hoạt động của tổ chun mơn góp phần tăng cường sự học hỏi, kết nối khơng chỉ CM trong nhà trường mà cịn được mở rộng và học hỏi kinh nghiệm từ các trường khác trong cả nước.
Để tổ chức và quản lí các hoạt động chun mơn trong các trường; tạo mỗi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông, trung tâm GDTX trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các hoạt động học tập và hỗ trợ hoạt động trải nghiệm sáng tạo của HS trên mạng, Bộ GD&ĐT tổ chức "Trường học kết nối" trên mạng tại địa chỉ website: http://truongtructuỵen.edu.vn. Mỗi Sở GD&ĐT được cấp 01 tài khoản cấp sở để tham gia tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Sở GD&ĐT cấp tài khoản cho các trường trung học/trung tâm GDTX để qua đó cấp tài khoản cho CBQL, GV và HS tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng.
GV là người trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ CM trong các khóa học/bài học/chun đề. Trong q trình thực hiện nhiệm vụ được giao, GV có thể tham khảo các tài liệu điện tử trên mạng hoặc/và các tài liệu truyền thống; trao đổi tài liệu và thảo luận với các thành viên trong tổ/nhóm CM (trực tiếp và qua mạng); trao đổi với giảng viên/ban tổ chức về những vấn đề có liên quan.
Giáo viên có thể được giao quyền cấp tài khoản cho HS; xây dựng các khóa học/bài học trên mạng; tổ chức, quản lí và hỗ trợ HS thực hiện các hoạt động học tập qua mạng theo hình thức “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”.
Hiệu trưởng nhận tài khoản cấp trường từ Sở GD&ĐT; chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và quản lí các hoạt động chun mơn trên hệ thống “Trường học kết nối” trong phạm vi quyền hạn của tài khoản được cấp; cử tối thiểu 01 GV tham gia quản trị hệ thống;
Cán bộ quản trị hệ thống của trường/trung tâm phải thành thạo quy trình tổ chức và quản lí hệ thống; cấp tài khoản và tập huấn cho GV, HS tham gia các hoạt động chuyên môn trên hệ thống.
Tổ trưởng/nhóm trưởng lãnh đạo tổ/nhóm CM tham gia các khóa học/bài học/chuyên đề qua mạng. Hoạt động của tổ trưởng/nhóm trưởng như sau:
- Đăng kí tham gia các khóa học/bài học/chun đề và u cầu các thành viên của tổ/nhóm CM tham gia tạo thành 01 nhóm sinh hoạt chun mơn trên hệ thống.
- Tổ chức thảo luận trong tổ/nhóm CM (trực tiếp và qua mạng) để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong khóa học/bài học/chuyên đề; thống nhất các ý kiến và hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ/nhóm.
- Nộp báo cáo kết quả thực hiện của tổ/nhóm lên mạng theo qui định) [8]
*Quản lí hoạt động sinh hoạt chun mơn theo hướng nghiên cứu bài học
Hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo NCBH là một quá trình các GV tham gia