9. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Vĩnh Long, nằm ở khu vực trung tâm của đồng bằng Sông Cửu Long, giữa sông Tiền và sơng Hậu, Vĩnh Long có một q trình hình thành và phát triển lâu dài. Những người Việt đầu tiên đến khai phá vùng đất mới phương Nam trước khi chế độ phong kiến thiết lập cai trị [73]. Thành phố Vĩnh Long có 11 đơn vị hành chính, gồm có 07 phường (Phường 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9) và 04 xã mới lên phường (Trường An, Tân Ngãi, Tân Hịa và Tân Hội). Tổng diện tích đất tự nhiên 4,793 km2, trong đó diện tích nội thị 2,071 km2, diện tích ngoại thị 27,22 km2.
Hiện nay thành phố Vĩnh Long là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Vĩnh Long với vai trị nằm ở vị trí trung tâm vùng đồng bằng sơng Cửu Long, trên trục Quốc lộ 1, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ; có thể kết
nối với tuyến hải vận quốc tế thông qua cảng biển Cái Cui và sân bay quốc tế Cần Thơ. Kết hợp với các tuyến Quốc lộ 1, 53, 57, 80, cầu Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận; thành phố Vĩnh Long có điều kiện thơng thương dễ dàng với tồn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như với thành phố Hồ Chí Minh và một số nước Đơng Nam Á [72].
Thành phố Vĩnh Long hiện tại có diện tích 4.781,49 ha, dân số thường trú 143.489 người (năm 2019), là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Long, nằm bên bờ sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền) với ba mặt Bắc, Đông, Nam đều giáp với huyện Long Hồ cùng tỉnh và Tây giáp huyện Châu Thành của tỉnh Đồng Tháp, Tây Bắc giáp huyện Cái Bè, Tiền Giang. Ngày 10/02/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 860/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Vĩnh Long, theo đó thành phố Vĩnh Long có 11 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, Tân Hoà, Tân Hội, Tân Ngãi và Trường An [72].