Giới thiệu khái quát quá trình khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường tiểu học thành phố vĩnh long tỉnh vĩnh long (Trang 51 - 54)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1. Giới thiệu khái quát quá trình khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm mục đích đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử và quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, qua đó làm cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long một cách khoa học và có tính khả thi trong thực tiễn.

2.1.2. Đối tượng khảo sát

Tác giả chọn 10 trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long, đó là: Trường tiểu học Nguyễn Du; Trường tiểu học Nguyễn Huệ; Trường tiểu học Sư phạm thực hành; Trường tiểu học Lê Lợi; Trường tiểu học Trần Quốc Toản; Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn; Trường tiểu học Trần Đại Nghĩa; Trường tiểu học Thiềng Đức; Trường tiểu học Phạm Hùng; Trường tiểu học Nguyễn Trung Trực.

Tác giả chọn đối tượng khảo sát tại mỗi trường tiểu học như sau: 01 Hiệu trưởng; 01 Phó hiệu trưởng; 05 tổ trưởng và tổ phó THCS; 05 GV tiểu học; 02 nhân viên; 05 học sinh (lớp 4 và 5); 03 người là cha mẹ học sinh (lớp 4 và 5).

Tác giả chọn đối tượng khảo sát tại Phòng GDĐT Thành phố Vĩnh Long: 05 CBQL.

Bảng 2.1: Bảng mẫu khảo sát

Đối tƣợng khảo sát Cỡ mẫu khảo sát (phiếu anket)

Cỡ mẫu khảo sát (phỏng vấn)

CBQL

Phòng GD-ĐT 5 người 5 3 người 2

Hiệu trưởng tiểu học 01 x 10 trường 10 01 x 5 trường 5

Phó hiệu trưởng tiểu

học 01 x 10 trường 10 01 x 5 trường 5

Tổ trưởng, tổ phó tiểu

học 05 x 10 trường 50 01 x 5 trường 5

GV và NV Giáo viên tiểu học 05 x 10 trường 50 01 x 5 trường 5 Nhân viên tiểu học 02 x 10 trường 20 01 x 5 trường 5

Học sinh Lớp 4 và 5 5 HS x 10 trường 50

Cha mẹ HS Lớp 4 và 5 5 người x 10

trường 50 01 x 5 trường 5

2.1.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long:

+ Thực trạng thực hiện bộ quy tắc văn hóa ứng xử ở các trường tiểu học;

+ Thực trạng quy trình xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long (cụ thể: Khảo sát đánh giá văn hoá ứng xử trong nhà trường tiểu học

phù hợp với giá trị cốt lõi của nhà trường; Đề xuất bộ quy tắc văn hoá ứng xử phù hợp với giá trị cốt lõi của nhà trường; Lấy ý kiến các bên liên quan cho bộ quy tắc văn hoá ứng xử ở trường tiểu học; Ban hành và tuyên truyền về thực hiện văn hoá ứng xử ở trường tiểu học; Điều kiện xây dựng văn hoá ứng xử ở trường tiểu học; Đánh giá, cải tiến định kỳ văn hoá ứng xử ở trường tiểu học);

- Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long, cụ thể:

+ Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường tiểu học;

+ Thực trạng quản lý khảo sát đánh giá văn hoá ứng xử trong nhà trường tiểu học phù hợp với giá trị cốt lõi của nhà trường;

+ Thực trạng quản lý thiết kế bộ quy tắc văn hoá ứng xử phù hợp với giá trị cốt lõi của nhà trường;

+ Thực trạng quản lý sự tham dự của các bên liên quan vào xây dựng bộ quy tắc văn hoá ứng xử ở trường tiểu học ;

+ Thực trạng quản lý ban hành và tuyên truyền về thực hiện văn hoá ứng xử ở trường tiểu học ;

+ Thực trạng quản lý các điều kiện thực hiện xây dựng văn hoá ứng xử ở trường tiểu học ;

+ Thực trạng quản lý đánh giá, cải tiến định kỳ văn hoá ứng xử ở trường tiểu học;

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long (cụ thể: Yếu tố về hệ thống các văn bản chỉ đạo

của các cấp quản lý giáo dục; Yếu tố đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên học sinh trường tiểu học; Yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường; Yếu tố đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương).

2.1.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi : Thiết kế bộ cơng cụ bảng hỏi đóng và mở về thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử; thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ứng xử và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long.

dựng văn hóa ứng xử; thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ứng xử tại các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long.

- Nghiên cứu các hồ sơ liên quan đến quản lý xây dựng văn hóa ứng xử trong trường tiểu học thành phố Vĩnh Long.

2.1.5. Tổ chức khảo sát

2.1.5.1. Thời gian và địa bàn khảo sát

- Thời gian: Từ tháng 10/2021 đến 12/2021.

- Địa bàn khảo sát : Tại 10 trường tiểu học (đã chọn ở mục 2.1.2).

2.1.5.2. Các giai đoạn tiến hành khảo sát

- Tháng 9/2021: Khảo sát thử nghiệm các mẫu công cụ nghiên cứu - Tháng 10/2021 : Khảo sát chính thức tại 10 trường tiểu học.

2.1.6. Cách xử lý số liệu

2.1.6.1 Xử lý số liệu phiếu điều tra khảo sát (4 mức độ)

Tính điểm trung bình = (n1 x điểm 1 + n2 x 2 +…)/N

n = số người chọn điểm 1 (2;3;4;); N = tổng số người khảo sát Giá trị quy đổi:

Giá trị khoảng cách được tính = (Maximum - Minimum)/n = (4 - 1)/4 = 0,75

Bảng 2.2: Bảng giá trị khảo sát

Mức độ kết quả Điểm Điểm TB

Yếu 1 (1,0đ – 1,75đ)

Trung bình 2 (1,76đ – 2,50đ) Khá (K) 3 (2,51đ – 3,25đ) Tốt (T) 4 (3,26đ – 4,00đ)

2.1.6.2 Xử lý dữ liệu điều tra qua phỏng vấn

+ Để chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn, người nghiên cứu liên hệ với thành phần được phỏng vấn qua điện thoại/email để sắp xếp thời gian thuận tiện nhất cho đối tượng được phỏng vấn. Tại cuộc phỏng vấn, người nghiên cứu giới thiệu lại mục đích của đề tài nghiên cứu và cam kết chỉ sử dụng số liệu phỏng vấn cho mục đích nghiên cứu, khơng nhằm mục đích nào khác. Người được phỏng vấn được mời ký vào bản cam kết đồng ký tham gia trả lời phỏng vấn và có thể rút tên khơng tham gia đề tài nghiên cứu nếu thấy không phù hợp. Người nghiên cứu cũng xin phép được ghi âm (nếu cần thiết) trong quá trình phỏng vấn để đảm bảo sự chính xác của thơng tin được trả lời.

+ Sau cuộc phỏng vấn, các đoạn băng ghi âm sẽ được người nghiên cứu nghe lại và ghi chép/đánh máy lại trước khi tiến hành xử lý thông tin. Mặt khác, người nghiên cứu xử lý số liệu phỏng vấn bằng cách dùng bút màu dạ quang để tô màu các ý kiến trong các biên bản phỏng vấn. Những trả lời trùng nhau giữa những người được

phỏng vấn theo các vấn đề sẽ được tô màu giống nhau để thống kê tần số về sự đồng thuận, các ý kiến khác nhau sẽ được tô các màu dạ quang khác nhau. Để đảm bảo tính khách quan trong tìm kiếm và chia nhóm các trả lời phỏng vấn, người nghiên cứu mời một đồng nghiệp hỗ trợ xử lý độc lập một bộ biên bản phỏng vấn. Nếu các câu trả lời từ 2 bộ biên bản được phân nhóm khác nhau thì người nghiên cứu và đồng nghiệp cùng thảo luận, thống nhất.

+ Khi trình bày số liệu phỏng vấn, để đảm bảo tính bảo mật và ẩn danh của người trả lời phỏng vấn, mẫu phỏng vấn sẽ được mã hóa, như sau;

- Mã phỏng vấn Hiệu trưởng, được ký hiệu từ “HTr1”,…, …,HTr5; - Mã phỏng vấn Phó hiệu trưởng được được ký hiệu từ “PHT1” ,…,PHT5; - Mã phỏng vấn Tổ trưởng chuyên được ký hiệu từ “TTCM1” ,…, TTCM5 ; - Mã phỏng vấn Giáo viên được ký hiệu từ “GV1” ,…, …,GV5;

- Mã phỏng vấn Nhân viên được ký hiệu từ “NV1” ,…, …,NV5;

- Mã phỏng vấn Cha mẹ học sinh được ký hiệu từ “CMHS1” ,…, CMHS5; Chúng tôi chọn lọc các ý kiến, thống kê cập nhật vào chung với kết quả khảo sát. Người nghiên cứu phải thực hiện biên tập lại các ý trả lời nhưng vẫn đảm bảo nguyên bản ý nghĩa, từ ngữ gần với bản gốc trong phỏng vấn thành những câu ngắn gọn, một số phát biểu có nội dung tương đồng ý nghĩa (trùng lặp) được lược bỏ bớt, để trích dẫn (nếu cần). Trường hợp các ý kiến khác biệt có ý nghĩa hoặc những ý kiến chung, cần thiết trong một số trường hợp thì được dẫn lại nguyên văn. Chúng tôi không đưa vào đề tài nghiên cứu này những nội dung phỏng vấn ghi nhận được nhưng không liên quan đến nội dung cần nghiên cứu một cách mật thiết, việc phân tích được thực hiện thủ công bằng cách đọc đi đọc lại những nội dung đã chuyển thành văn bản, nhóm các ý tưởng liên quan, ghi chú những ý kiến đưa vào các phần, các mục của thực trạng khảo sát.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường tiểu học thành phố vĩnh long tỉnh vĩnh long (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)