Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường tiểu học thành phố vĩnh long tỉnh vĩnh long (Trang 56)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo

Thành phố Vĩnh Long hiện nay là một trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực của tỉnh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với 02 trường đại học là Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long và Đại học Xây dựng Miền Tây; 01 Phân hiệu Trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh tại Vĩnh Long; 01 trường Cao đẳng Vĩnh Long (sáp nhập từ 03 trường Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long và Trung học Y tế); 06 trường Trung học phổ thông và nhiều cơ sở giáo dục khác. Bên cạnh đó, thành phố hiện có 100% các địa phương có trường mầm non và tiểu học đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, đảm bảo 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định [72].

Tồn thành phố hiện có 51 trường (gồm các trường mầm non, tiểu học, THCS, Trung học phổ thơng và 01 TTGDN&GDTX); có 07 trường tư thục gồm 06 trường mầm non và 01 nhà trẻ. Qui mô trường lớp ổn định hằng năm, các trường ở các cấp học đều khắp các phường xã, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đưa con em đến trường.

Các trường do Phòng GDĐT thành phố Vĩnh Long quản lý: Mầm non có 21 trường (14 MN công lập và 7 MN tư thục); tiểu học có 16 trường cơng lập; Trung học cơ sở có 08 trường cơng lập.

Cấp tiểu học có 563 CBQL và giáo viên tại trường tiểu học, trong đó nữ là 414 người, chiếm 73,53%. Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng) là 36 (nữ 18, chiếm 50%); Giáo viên tiểu học dạy nhiều mơn có 315 GV; GV dạy Âm nhạc có 20 GV (nữ 17); GV Mĩ thuật có 21 GV (nữ 14); GV Giáo dục thể chất có 29 GV (nữ 29); GV tiếng Anh có 36 GV(nữ 36); GV Tin học có 25 GV (nữ 18); GV làm Tổng phụ trách Đội chuyên trách là 13 (nữ 11).

Bảng 2.3: Số liệu học sinh tiểu học thành phố Vĩnh Long

Khối Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Cộng Số lớp 64 66 69 66 55 320 Số học sinh 2183 2359 2764 2368 1661 11335 Số HS nữ 1064 1142 1317 1162 797 5482 Số HS dân tộc thiểu số 16 19 48 30 10 123 Số HS khuyết tật hòa nhập 12 18 31 24 11 96

Nguồn: Báo cáo của Phòng GDĐT thành phố Vĩnh Long năm 2020 Tổng số lớp học là 320 lớp; có 11.335 học sinh, trong đó học sinh nữ là 5.482 học sinh; học sinh người dân tộc thiểu số là 123 HS (1,08%); học sinh khuyết tật học hịa nhập là 96 HS (0,84%). Có 208 lớp (65%) học Tiếng Anh với 7.360 HS (64,93%); có 203 lớp (63,43%) học Tin học với 7.297 học sinh (64,37%); có 10.955 học sinh học 2 buổi/ngày. Đảm bảo học sinh từ lớp 3 trở lên được học tiếng Anh và Tin học 100%

theo quy định của Bộ GDĐT. (Nguồn: Báo cáo của Phòng GDĐT thành phố Vĩnh Long năm 2020).

Công tác chỉ đạo tổ chức các hoạt động chun mơn: Chỉ đạo giáo viên tích cực đổi mới PPDH, chủ động sáng tạo và rèn cho học sinh phương pháp tự học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, ứng dụng CNTT, tổ chức dạy học phân hóa phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau. Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, thực hiện đầy đủ cột điểm đánh giá thường xuyên và định kỳ, chấm điểm và đánh giá nhận xét bài làm của học sinh đúng qui định.

Việc triển khai các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tùy theo hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, từng trường để triển khai hiệu quả. Các trường cũng đã xây dựng được quy ước ứng xử văn hóa. Thầy cơ giáo, cán bộ, phụ huynh là người gương mẫu. Bên cạnh đó, tạo được mơi trường thân thiện, gia đình thân thiện, cộng đồng thân thiện. Để rèn luyện kỹ năng sống cho các em học sinh, nhà trường đã thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa, tham quan, chăm sóc các di tích lịch sử, thắng cảnh; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường...Nhà trường luôn quan tâm công tác giáo dục thể chất cho học sinh, thường xuyên tổ chức và tham gia các hoạt động TDTT do ngành tổ chức và đạt kết quả cao. (Nguồn: Báo cáo của

Phòng GD&ĐT thành phố Vĩnh Long năm 2020) [72].

2.3. Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử ở các trƣờng tiểu học thành phố Vĩnh Long

2.3.1. Thực trạng thực hiện bộ quy tắc văn hóa ứng xử ở các trường tiểu học

- Tiêu chí đánh giá: Theo bảng 2.2

2.3.1.1 Thực trạng thực hiện các quy định chung của quy tắc ứng xử trong nhà trường tiểu học

- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên - Nội dung khảo sát:

ND1: Thực hiện các quy định của pháp luật đối với công dân

ND2: Thực hiện các quy định của Bộ GDĐT đối với viên chức trong trường tiểu học (CBQL, GV, NV) và học sinh tiểu học

ND3: Đảm bảo thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác;

ND4: Thực hiện bảo vệ, giữ gìn cảnh quan nhà trường;

ND5: Tham gia xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp; ND6: Đảm bảo trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp với môi trường hoạt động giáo dục, tính chất cơng việc tại nhà trường;

ND7: Không sử dụng trang phục gây phản cảm;

ND8: Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong nhà trường theo quy định của pháp luật;

ND9: Không tham gia tệ nạn xã hội;

ND10: Không vi phạm quy định của nhà nước về sử dụng mạng xã hội;

ND11: Không gian lận, dối trá, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác;

ND12: Khơng vi phạm nói to, nói thiếu văn hóa, văng tục, đặt điều nói xấu,…; ND13: Khơng làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể.

Bảng 2.4: Thực trạng thực hiện các quy định chung của quy tắc ứng xử trong nhà trường tiểu học ND CBQL GV-NV TBC T K TB Yếu TBC T K TB Yếu TBC ND1 15 25 35 2,73 12 20 34 4 2,57 2,65 % 20 33,3 46,7 0 17,1 28,6 48,6 5,7 ND2 11 27 29 8 2,55 15 21 23 11 2,57 2,56 % 14,7 36,0 38,7 10,7 21,4 30,0 32,9 15,7 ND3 12 24 30 9 2,52 13 19 24 14 2,44 2,48 % 16,0 32,0 40,0 12,0 18,6 27,1 34,3 20,0 ND4 9 18 43 5 2,41 9 15 18 28 2,07 2,24 % 12,0 24,0 57,3 6,7 12,9 21,4 25,7 40,0 ND5 9 15 38 13 2,27 11 21 29 9 2,49 2,38 % 12,0 20,0 50,7 17,3 15,7 30,0 41,4 12,9 ND6 12 24 21 18 2,40 11 24 29 6 2,57 2,49 % 16,0 32,0 28,0 24,0 15,7 34,3 41,4 8,6 ND7 12 23 19 21 2,35 12 21 29 8 2,53 2,44 % 16,0 30,7 25,3 28,0 17,1 30,0 41,4 11,4 ND8 11 25 26 13 2,45 9 15 24 22 2,16 2,31 % 14,7 33,3 34,7 17,3 12,9 21,4 34,3 31,4 ND9 14 26 17 18 2,48 21 23 15 11 2,77 2,63 % 18,7 34,7 22,7 24,0 30,0 32,9 21,4 15,7 ND10 21 24 13 17 2,65 12 22 28 8 2,54 2,60 % 28,0 32,0 17,3 22,7 17,1 31,4 40,0 11,4 ND11 15 22 28 10 2,56 13 24 19 14 2,51 2,54 % 20,0 29,3 37,3 13,3 18,6 34,3 27,1 20,0 ND12 16 21 25 13 2,53 15 16 19 20 2,37 2,45 % 21,3 28,0 33,3 17,3 21,4 22,9 27,1 28,6 ND13 14 22 25 14 2,48 16 17 21 16 2,47 2,48 TC% 17,5 30,4 35,8 16,3 2,49 18,6 28,4 34,3 18,8 2,47 2,48

Bảng 2.4 cho thấy, thực trạng thực hiện các quy định chung của quy tắc ứng xử trong nhà trường tại các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long được đánh giá ở mức độ trung bình qua điểm đánh giá của CBQL và GV là 2.48/4 điểm. Có 16,3% CBQL đánh giá mức độ thực hiện là chưa đạt yêu cầu, còn lại đánh giá là đạt yêu cầu trở lên. Trong khi đó, có 18,8% GV khảo sát đánh giá là chưa đạt yêu cầu, còn lại đánh giá đạt yêu cầu nội dung này.

Các quy định chung về quy tắc ứng xử trong trường học được quy định trong Luật Giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, các văn bản quy định quản lý giáo dục của Bộ GDĐT đối với trường tiểu học,… Đây là nội dung mang tính chất bắt buộc mọi CBQL, GV và NV trường tiểu học phải thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, thực trạng đánh giá chỉ ở mức độ trung bình là điều cần phải quan tâm trong thời gian tới ở trường tiểu học.

2.3.1.2 Thực trạng thực hiện quy tắc ứng xử của CBQL trường tiểu học (CBQL,

gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó)

- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên - Nội dung khảo sát:

+Ứng xử với học sinh tiểu học:

ND1: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, yêu thương, trách nhiệm, bao dung; ND2: Tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ học sinh.

ND3: Khơng xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành.

Bảng 2.5: Thực trạng quy tắc ứng xử của CBQL với học sinh

ND CBQL GV-NV TBC T K TB Yếu TBC T K TB Yếu TBC ND1 12 22 30 11 2,47 12 18 25 15 2,39 2,43 % 16 29,3 40,0 14,7 17,1 25,7 35,7 21,4 ND2 11 21 25 18 2,33 13 19 23 15 2,43 2,38 % 14,7 28,0 33,3 24,0 18,6 27,1 32,9 21,4 ND3 17 19 26 13 2,53 15 19 25 11 2,54 2,54 % 22,7 25,3 34,7 17,3 21,4 27,1 35,7 15,7 Cộng 17,8 27,5 36,0 18,7 2,4 19,0 26,6 34,8 19,5 2,5 2,45

Số liệu nghiên cứu từ bảng 2.5 chỉ ra rằng, thực trạng thực hiện quy tắc ứng xử của CBQL trường tiểu học (CBQL, gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó) đối với học sinh tiểu học được mọi người khảo sát đánh giá là trung bình (2.45/4 điểm). CBQL đánh giá mức điểm trung bình là 2.4/4 điểm; GV khảo sát đánh giá mức điểm là 2.5/4 điểm. Có 18,7% CBQL khảo sát đánh giá mức độ thực hiện nội dung này tại trường tiểu học là chưa đạt yêu cầu, còn lại là đạt yêu cầu trở lên. Có 19,5% GV

khảo sát đánh giá nội dung này là chưa đạt yêu cầu, còn lại là đạt yêu cầu trở lên. Việc ứng xử giữa CBQL với học sinh tiểu học là vấn đề diễn ra thường xuyên trong quá tình quản lý hoạt động giáo dục tại nhà trường. Tuy nhiên, kết quả khảo sát đánh giá nội dung này là trung bình thì cũng rất đang được các nhà quản lý giáo dục tiểu học phải quan tâm nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

+Ứng xử đối với giáo viên nhân viên nhà trường tiểu học:

ND4: Ngôn ngữ chuẩn mực, tơn trọng, khích lệ, động viên; ND5: Nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc;

ND6: Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của GV, NV; ND7: Đoàn kết dân chủ, công bằng, minh bạch.

ND8: Khơng hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổ lỗi.

Bảng 2.6: Thực trạng quy tắc ứng xử của CBQL với giáo viên nhân viên

ND CBQL GV-NV TBC T K TB Yếu TBC T K TB Yếu TBC ND4 9 18 43 5 2,41 11 24 18 17 2,41 2,41 % 12,0 24,0 57,3 6,7 15,7 34,3 25,7 24,3 ND5 12 24 24 15 2,44 13 21 21 15 2,46 2,45 % 16,0 32,0 32,0 20,0 18,6 30,0 30,0 21,4 ND6 12 24 28 11 2,49 13 19 22 16 2,41 2,45 % 16,0 32,0 37,3 14,7 18,6 27,1 31,4 22,9 ND7 12 23 19 21 2,35 12 18 24 16 2,37 2,36 % 16,0 30,7 25,3 28,0 17,1 25,7 34,3 22,9 ND8 13 23 26 13 2,48 11 19 27 13 2,40 2,44 % 17,3 30,7 34,7 17,3 15,7 27,1 38,6 18,6 Cộng 15,5 29,9 37,3 17,3 2,4 17,1 28,8 32,0 22,0 2,4 2,4

Bảng 2.6, xin được nhận xét như sau: Thực trạng quy tắc ứng xử của CBQL với giáo viên và nhân viên trường tiểu học được CBQL và GV khảo sát đánh giá hiện đang ở mức độ trung bình (2.4/4 điểm). Có sự đồng nhất về điểm trung bình đánh giá nội dung này giữa đối tượng khảo sát là CBQL và GV tiểu học thành phố Vĩnh Long (2.4/4 điểm). Có 17,3% CBQL và có 22% GV được khảo sát đánh giá thực trạng nội dung này chưa đạt yêu cầu đề ra.

Như vậy, thực trạng ứng xử giữa CBQL với GV và nhân viên nhà trường tiểu học thành phố Vĩnh Long cần phải phấn đấu xây dựng nhiều hơn để có kết quả tốt hơn thực tế này là điều cần quan tâm

+Ứng xử đối với cha mẹ học sinh tiểu học:

ND9: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. ND10: Khơng xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi.

Bảng 2.7: Thực trạng quy tắc ứng xử của CBQL với cha mẹ học sinh ND CBQL GV-NV TBC T K TB Yếu TBC T K TB Yếu TBC ND9 12 28 17 18 2,45 13 19 24 14 2,44 2,45 % 16,0 37,3 22,7 24,0 18,6 27,1 34,3 20,0 ND10 15 24 19 17 2,49 12 15 28 15 2,34 2,42 % 20,0 32,0 25,3 22,7 17,1 21,4 40,0 21,4 Cộng 18,0 34,7 24,0 23,4 2,5 17,9 24,3 37,2 20,7 2,4 2,43

Bảng 2.7, xin được nhận xét như sau: Thực trạng ứng xử của CBQL đối với cha mẹ học sinh có kết quả khảo sát ở mức độ bình thường (trung bình) qua điểm khảo sát chung của CBQL- GV-NV các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long (2,43/4 điểm). Có sự khác biệt nhỏ về điểm số trung bình khảo sát giữa CBQL (2,5/4 điểm – khá) và GV-NV (2,4/4 điểm – trung bình). Có 23,4% CBQL và 20,7% GV khảo sát đánh giá mức độ ứng xử này chưa đạt yêu cầu, còn lại là đạt yêu cầu trở lên.

Quan điểm giao tiếp của nhà trường là luôn mến khách, hiếu khách lắng nghe, cầu thị các ý kiến trao đổi giữa nhà trường với cha mẹ học sinh tiểu học là cần thiết và quan trọng đối với việc phối hợp nhiệm vụ giáo dục giữa gia đình và nhà trường là việc làm có ý nghĩa khoa học. Nhà trường cần tăng cường tính thân thiện, cởi mở hơn trong việc đón tiếp cha ẹm học sinh góp ý, trao đổi các vấn đề liên quan đến giáo dục học sinh để cùng nhau phối hợp mang tính hiệu quả.

+Ứng xử đối với khách đến nhà trường tiểu học:

ND11: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng lịch sự, đúng mực. ND12: Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.

Bảng 2.8: Thực trạng quy tắc ứng xử của CBQL với khách đến trường

ND CBQL GV-NV TBC T K TB Yếu TBC T K TB Yếu TBC ND11 14 22 22 17 2,44 13 21 19 17 2,43 2,44 % 18,7 29,3 29,3 22,7 18,6 30,0 27,1 24,3 ND12 14 19 25 17 2,40 15 16 19 20 2,37 2,39 % 18,7 25,3 33,3 22,7 21,4 22,9 27,1 28,6 Cộng 18,7 27,3 31,3 22,7 2,4 20,0 26,5 27,1 26,5 2,4 2,41

Bảng 2.8, xin được nhận xét như sau: Thực trạng ứng xử của CBQL đối với khách đến trường có kết quả khảo sát ở mức độ đánh giá là trung bình qua điểm khảo sát chung của CBQL và GV-NV các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long (2,41/4 điểm). Có 22,7% CBQL và 26,5% GV khảo sát đánh giá mức độ ứng xử này chưa đạt yêu cầu, còn lại là đạt yêu cầu trở lên.

khách từ các cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Đây là mối quan hệ giao tiếp rất quan trọng thể hiện nét đẹp văn hóa trong giao tiếp ứng xử. Nhằm thể hiện cái đẹp của nhà trường với khách, thể hiện các phong cách quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường là cần thiết.

Bảng 2.9: Thực trạng thực hiện quy tắc ứng xử của CBQL trường tiểu học

Ứng xử với CBQL (%) GV-NV (%) TBC T K TB Yếu TBC T K TB Yếu TBC HS 17,8 27,5 36,0 18,7 2,4 19,0 26,6 34,8 19,5 2,5 2,45 GV,NV 15,5 29,9 37,3 17,3 2,4 17,1 28,8 32,0 22,0 2,4 2,4 CMHS 18,0 34,7 24,0 23,4 2,5 17,9 24,3 37,2 20,7 2,4 2,43 Khách 18,7 27,3 31,3 22,7 2,4 20,0 26,5 27,1 26,5 2,4 2,41 Cộng 17,5 29,9 32,2 20,5 2,4 18,5 26,6 32,8 22,2 2,4 2,4

Bảng 2.9, thực trạng thực hiện quy tắc ứng xử của CBQL đối với học sinh, GV, NV nhà trường, đối với cha mẹ học sinh và đối với khách đến trường được tổng hợp

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường tiểu học thành phố vĩnh long tỉnh vĩnh long (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)