9. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lý xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường tiểu học thành phố
3.2.4. Đổi mới phương thức triển khai thực hiện bộ quy tắc văn hóa ứng xử
- Hồn thiện bộ quy tắc văn hóa ứng xử nhà trường tiểu học.
- Tổ chức hội nghị CBQL, GV, NV nhà trường để triển khai, ban hành bộ quy tắc văn hóa ứng xử nhà trường tiểu học.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
Hiệu trưởng ban hành quyết định thành lập Ban chuyên trách thực hiện xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử cho nhà trường. Ban chuyên trách cần có trưởng ban phụ trách, chịu trách nhiệm chung, có thể là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng chun mơn để chỉ đạo, quản lý và điều hành các hoạt động xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử.
Hiệu trưởng thực hiện phương châm phát huy tối đa nội lực của nhà trường (đội ngũ CBQL, GV và NV nhà trường) để thực hiện xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử.
Hiệu trưởng mời các chuyên gia bên ngoài trường hỗ trợ tư vấn chuyên môn cho Ban chuyên trách xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử trường tiểu học.
Hiệu trưởng thực hiện việc trưng cầu ý kiến dân chủ, cơng khai, rộng rãi trong và ngồi trường về nội dung bộ quy tắc văn hóa ứng xử.
Hiệu trưởng chỉ đạo cải tiến bộ tiêu chí hàng năm, sau mỗi lần tổng kết đánh giá kết quả của cá nhân, tập thể đơn vị trong nhà trường, để hoàn thiện bộ quy tắc, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
3.2.4. Đổi mới phương thức triển khai thực hiện bộ quy tắc văn hóa ứng xử trường tiểu học trường tiểu học
3.2.4.1. Mục tiêu
Làm cho cho các phương thức thực hiện bộ quy tắc văn hóa ứng xử trường tiểu học có sức sống mạnh mẽ trong thực tiễn quản lý tại nhà trường tiểu học;
Làm phong phú hóa việc triển khai thực hiện bộ quy tắc văn hóa ứng xử trường tiểu học đi vào nề nếp, song hành cùng với quản lý các hoạt động giáo dục khác tại nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung
Thực hiện ban hành và tuyên truyền về thực hiện văn hóa ứng xử tại trường tiểu học đảm bảo tính cơng khai, dân chủ, minh bạch đến mọi chủ thể trong nhà trường (CBQL, GV, NV và học sinh).
Bộ quy tắc được tuyên truyền dưới nhiều hình thức phong phú, phù hợp, có tác động mạnh đến tầm nhìn, sự quan sát, trong khơng gian hoạt động của từng chủ thể trong nhà trường, như: bố trí bảng quy quy tắc văn hóa ứng xử tại phòng làm việc, phòng họp, hội trường, các sảnh đi lại, nơi tập trung đơng người, phịng sinh hoạt tập thể, phòng học của mỗi lớp học, nhà ăn, phòng tập luyện thể thao,…
Bộ quy tắc văn hóa ứng xử được thiết kế đơn giản, gọn, nhẹ, thẩm mĩ, hấp dẫn lôi cuốn, màu sắc, hình ảnh,…đảm bảo hấp dẫn mọi người quan sát, đọc và thực hiện hiệu quả (tờ rơi, áp phích, bảng hiệu,…).
Xây dựng cơng cụ để mọi người được góp ý dân chủ về nội dung bộ quy tắc văn hóa ứng xử. Qua đó, giúp cho nhà trường có kế hoạch nghiên cứu bổ sung và điều chỉnh, cải tiến bộ quy tắc văn hóa ứng xử một cách kịp thời.
Nâng cao tính khoa học, đầy đủ, minh bạch và kịp thời cung cấp trong tuyên truyền về xây dựng quy tắc văn hóa ứng xử trong trường tiểu học. Thông tin tuyên truyền có giá trị nhất định khi nó có thể thay đổi niềm tin và hành động, nhưng nó cũng có thể phản tác dụng khi xuất hiện không đúng thời điểm, không phù hợp với đối tượng. Phải dự báo trước các vấn đề tư tưởng đã, đang và sẽ nảy sinh để có phương án giải quyết kịp thời, hiệu quả của công tác tuyên truyền.
Đổi mới nội dung, cách thức triển khai công tác tuyên truyền về xây dựng quy tắc văn hóa ứng xử trong trường tiểu học. Thực hiện phân nhóm đối tượng để có nội dung (thơng điệp), hình thức, kênh tun truyền phù hợp với yêu cầu và điều kiện của nhóm (CBQL, GV, NV, HS). Phương thức tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ nhớ, dễ vận dụng, phù hợp với từng đối tượng chủ thể trong nhà trường.
Đối với mỗi vấn đề tuyên truyền, cổ động, cần có lộ trình, quy trình, mục đích, bước đi cụ thể, dưới các hình thức khác nhau để việc tuyên truyền được thực hiện một cách tự nhiên, khơng hình thức, không gượng ép, chú ý nghệ thuật, nâng cao hiệu quả. Kết hợp đa dạng, nhiều hình thức, nhiều kỹ năng và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyện về xây dựng quy tắc văn hóa ứng xử trong trường tiểu học.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
Hiệu trưởng tổ chức hội nghị triển khai phổ biến áp dụng bộ quy tắc văn hóa ứng xử trong nhà trường với quy mơ tồn trường cho CBQL, GV, NV và học sinh.
Hàng năm, vào đầu năm học, Nhà trường tiến hành triển khai đến từng CBQL, GV và NV nhà trường thông qua cuộc họp Hội đồng sư phạm. Đồng thời, Nhà trường cũng triển khai phổ biến bộ quy tắc này cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng tổ chuyên mơn, văn phịng tổ chức triển khai phổ biến áp dụng bộ quy tắc văn hóa ứng xử cho mọi người thuộc thẩm quyền quản lý.
Hiệu trưởng chỉ đạo GV triển khai phổ biến áp dụng bộ quy tắc văn hóa ứng xử cho học sinh lồng ghép vào nội dung giáo dục đạo đức và sinh hoạt tập thể học sinh hàng ngày. Điều này được thực hiện thông qua các môn học do giáo viên đảm trách cũng như các giờ học trải nghiệm,…
Hiệu trưởng chỉ đạo Tổng phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh triển khai phổ biến áp dụng bộ quy tắc văn hóa ứng xử đối với các chỉ đội, đội viên và HS qua sinh hoạt Đội, sinh hoạt tập thể học sinh, các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Hiệu trưởng chỉ đạo các đoàn thể tổ chức khai phổ biến áp dụng bộ quy tắc văn hóa ứng xử trong sinh hoạt của đoàn thể, các hoạt động của đoàn thể trong nhà trường.
Hiệu trưởng tổ chức triển khai trên bảng thông tin điện tử tại đơn vị trường. Việc này cần được giao trách nhiệm cho bộ phận kỹ thuật của Nhà trường thường xuyên cập nhật những nội dung về bộ quy tắc văn hóa ứng xử.
Hiệu trưởng phát động phong trào viết sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm về nội dung xây dựng văn hóa ứng xử trong giáo viên và học sinh. Các hoạt động phong trào này cần được xây dựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể, Nhà trường có thể giao trách nhiệm cho Đội thiếu niên tiền phong lên kế hoạch, phương án triển khai.
Tuyên truyền rộng rãi trên các trang Fanpage hội của trường. Các nội dung cần đảm bảo tính hệ thống, logic và tính phù hợp với đối tượng.
Tuyền truyền qua kênh phát thanh măng non của Đội thiếu niên nhà trường. Hình thức này được thực hiện với dung lượng mỗi đợt phát thanh vừa phải vào giờ giải lao (từ 5-7 phút) với nội dung đa dạng và có sự xen kẽ các bài hát giải trí.
Phối hợp với cha mẹ học sinh để tuyên truyền cho học sinh qua mạng xã hội của cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc qua các cuộc họp phụ huynh các đợt trong năm học.
Phối hợp với ban truyền thanh, ban văn hóa xã hội của ủy ban nhân dân phường, thực hiện tổ chức tuyên truyền trên loa truyền thanh theo chủ đề, chuyên đề hàng tháng. Điều này được thực hiện trên cơ sở hiệu trưởng là đầu mối liên hệ và giao phó cho cấp dưới thực hiện các nội dung tuyên truyền.
3.2.5. Huy động các nguồn lực tham gia xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử trường tiểu học
3.2.5.1. Mục tiêu
cơng tác xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử trường tiểu học mang lại hiệu quả cao nhất. Các nguồn lực cần huy động là điều kiện rất cần thiết để tổ chức xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử trường tiểu học được thành công.
3.2.5.2. Nội dung
Chủ thể huy động bao gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng văn phòng, giáo viên, nhân viên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh.
Nguồn lực huy động để thực hiện xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử trường tiểu học là tất cả những yếu tố và phương tiện mà nhà trường sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình. Đó là các yếu tố nằm bên trong, bên ngoài nhà trường và những người trong nhà trường có quyền chi phối, điều khiển nó cho mục đích xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử trường tiểu học.
Về nguồn lực con người (nhân lực): Nguồn nhân lực bên trong của nhà trường
gồm lực lượng CBQL nhà trường, giáo viên, nhân viên trường tiểu học, với năng lực chuyên môn của từng người tham gia vào các hoạt động xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử trường tiểu học.
Ngoài ra, nguồn nhân lực của nhà trường có thể huy động từ bên ngoài nhà trường: các nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia về văn hóa, các nhà tư vấn, các doanh nhân… các mạnh thường quân, các nhà làm công tác xã hội liên quan đến giáo dục tiểu học. Nhân lực là nguồn lực quý nhất của nhà trường.
Về nguồn lực tài chính (tài lực): Xét ở khía cạnh cơ chế điều hành khác nhau
nguồn tài chính cho trường tiểu học bao gồm: ngân sách nhà nước cấp cho trường, là toàn bộ các khoản thu, chi trong dự tốn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và giao cho để thực hiện. Nguồn tài chính ngồi tự thu, tự chi tại trường là tất cả những nguồn vốn (tiền tệ) nhà trường được thu hợp pháp qua các hợp đồng khác. Các nguồn kinh phí vận động tự các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm quan tâm đến hoạt động giáo dục.
Về nguồn lực cơ sở vật chất (vật lực): Nguồn lực vật chất của trường tiểu học là
toàn bộ cơ sở vật chất được sử dụng để thực hiện mục tiêu của nhà trường bao gồm: đất đai, tài sản, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ… của nhà trường. Cốt lõi của cơ sở vật chất trường tiểu học chính là thiết bị dạy học. Nguồn lực vật chất quyết định năng suất lao động và hiệu quả hoạt động của nhà trường. Ngồi ra, cơ sở vật chất có thể do nhà trường hợp đồng, thuê, mượn để tổ chức hoạt động giáo dục khi cần thiết.
Về nguồn lực thông tin (tin lực): Thơng tin là những dữ liệu đã được phân tích
và xử lý. Để trở thành thơng tin người thu nhận phải hiểu và giải thích được nội dung, phải đánh giá được tầm quan trọng của tin tức đó đối với việc giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Hệ thống thông tin tổ chức khoa học sẽ làm thay đổi cách thức hoạt động, làm cho cơ cấu trở nên tinh giản, linh hoạt và truy tìm thơng tin cần thiết trong khoảng thời
gian và chi phí hợp lý. Thơng tin là yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với bất cứ nhà trường nào, đồng thời là nguồn dự trữ tiềm năng cho nhà trường.
Về nguồn lực thời gian (thời lực): Đây là nguồn lực không thể thiếu để tổ chức
xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử trường tiểu học. Quỹ thời gian dành cho hoạt động giáo dục của nhà trường rất có hạn. Phần lớn dành cho hoạt động dạy học trên 90% thời lượng. Để có được nguồn lực thời gian đầu tư cho hoạt động xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử trường tiểu học địi hỏi Hiệu trưởng phải cố gắng sắp xếp một nguồn lực thời gian nhất định trong quỹ thời gian của nhà trường cho hoạt động này là cần thiết. Vì hoạt động này liên quan đến tồn bộ hoạt động của giáo viên, học sinh là chính. Liên quan đến hoat động dạy học của nhà trường.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
Thực hiện tốt các nguyên tắc huy động nguồn lực như: Tuân thủ luật pháp và thông lệ xã hội; tập trung, dân chủ; kết hợp hài hoà các lợi ích; khơng ngừng hồn thiện; hiệu lực – hiệu quả - tiết kiệm trong sử dụng các nguồn lực.
Thực hiện tốt các chức năng quản lý nguồn lực, như: Lập kế hoạch huy động nguồn lực; Tổ chức thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực; Chỉ đạo thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực. Thông qua việc kiểm tra, đánh giá thu thập được thông tin phản hồi, rút ra bài học kinh nghiệm, điều chỉnh quá trình thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực trong từng công đoạn của q trình đảm bảo có hiệu quả.
Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý các nguồn lực của Hiệu trưởng, gồm:
Nâng cao nhận thức cho các bên liên quan trong và ngoài nhà trường về sự cần thiết phải huy động nguồn lực; Xây dựng thương hiệu nhà trường thơng qua quảng bá hình ảnh (tờ rơi, đăng bài viết trên báo, tạp chí; phát thanh, truyền hình; marketing; v.v...); Tăng cường các mối quan hệ nhằm huy động tối đa nguồn lực bên trong và bên ngoài nhà trường; Tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả và cơng khai nguồn lực của nhà trường đối với các bên có liên quan.
Xây dựng hình ảnh uy tín của người Hiệu trưởng và tập thể giáo viên nhà trường tiểu học thể hiện có bản lĩnh, có tầm nhìn, có nhiệt quyết, có khả ăng gây ảnh hưởng tốt cho cộng đồng về nhà trường. Có khả năng phối hợp và có khả năng quản lý tốt các nguồn lực huy động được một cách hiệu quả.
Hiệu trưởng phải đảm bảo quản lý tốt các nguồn lực đã huy động, sử dụng. Báo cáo công khai, minh bạch các kết quả thực hiện nguồn lực một cách kịp thời, chính xác. Biểu dương khen thưởng, động viên cá nhân, tập thể làm tốt công tác huy động nguồn lực cho nhà trường. Đặc biệt, Hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện đúng quy trình việc huy động các nguồn lực theo đúng quy định hiện hành.