8. Nội dung nghiên cứu
2.3. Thực trạng công tác tư vấn tâm lý cho học sin hở các trường trung học phổ
2.3.6. Thực trạng về những khó khăn tâm lý của học sin hở các trường trung học
học phổ thông
Trong cuộc sống con người muốn tồn tại và phát triển phải tham gia vào các hoạt động, bằng hoạt động và thông qua hoạt động nhân cách con người được hình thành và phát triển. Tùy vào mục đích, nhiệm vụ, vị trí và hồn cảnh khác nhau mà mỗi cá nhân trong hoạt động của mình phải gặp những khó khăn nhất định. Những thách thức và khó khăn xuất hiện trên mọi lĩnh vực hoạt động của học sinh; khó khăn có thể xuất hiện trong lĩnh vực học tập, định hướng giá trị phát triển bản thân, trong các mối quan hệ, trong quá trình hướng nghiệp tương lai. Chúng tơi đã tiến hành khảo sát về những khó khăn tâm lý của học sinh ở 5 trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ bằng phiếu khảo sát, kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.8 như sau:
Bảng 2.8. Thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh ở các trường THPT
STT Các nội dung khảo sát
Mức độ thực hiện (1-Kém; 2-Yếu; 3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 𝑿̅ 1 Trong học tập 0 45 36 52 67 3.71 4 2 Trong giao tiếp, ứng xử, quan hệ với
thầy cô giáo 0 90 38 25 47 3.15 5
3 Trong lĩnh vực định hướng nghề nghiệp 0 30 68 85 63 4.59 2 4 Trong quan hệ với cha mẹ và người thân 0 25 52 75 48 3.73 3 5 Trong quan hệ bạn bè, tình bạn khác giới 0 0 98 65 63 4.75 1
Qua thực tế khảo sát khó khăn tâm lý của học sinh trong 5 lĩnh vực, chúng tơi nhận xét như sau:
Thực trạng “khó khăn của học sinh trong giao tiếp, ứng xử, quan hệ với thầy cơ
giáo” đạt điểm trung bình thấp nhất 𝑋= 3.15, thứ bậc 5, chiếm tỉ lệ thấp nhất trong số
các khó khăn được khảo sát từ phía học sinh, các em cho rằng gặp khó khăn trong giao tiếp ứng xử. Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát bằng cách đặt câu hỏi trực tiếp ngẫu nhiên cho 20 học sinh, kết quả cho thấy các em gặp khó khăn về “Kỹ năng nói chuyện
với mọi người”, “Kỹ năng nói chuyện trước đám đơng”, “Khó diễn đạt ý kiến của mình”, “Thiếu tự tin trong giao tiếp”… Chúng ta có thể nhận thấy hiện nay học sinh
cũng gặp khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với bạn bè, thầy cơ và cha mẹ. Vì vậy việc tư vấn cho các em là cần thiết để được phát triển và rèn luyện đối với học sinh.
Đối với “Khó khăn trong học tập” điểm trung bình chỉ đạt 𝑋= 3.71, thứ bậc 4, qua trao đổi trực tiếp chúng tôi được biết trong lĩnh vực học tập các em bị áp lực về điểm số, về phương pháp học tập, hứng thú học tập và việc thay đổi chương trình, p h ư ơ ng pháp giảng dạy của giáo viên. Tất cả các yếu tố trên làm ảnh hưởng đến tâm lý
của các em. Tại trường THPT Trần Cao Vân là trường có điểm chuẩn xét đầu vào khá cao so với các trường khác, tuy nhiên các em vẫn chọn tiêu chí “khó khăn trong học tập” khá cao trong số các em được lựa chọn khảo sát ngẫu nhiên.
Khảo sát về lĩnh vực “khó khăn tâm lý trong quan hệ với cha mẹ, người thân” điểm trung bình chỉ đạt 𝑋= 3.73, thứ bậc 3. Dù tỉ lệ chọn về tiêu chí này ở mức thấp
nhưng nhà trường cũng cần chú ý đến hoạt động hỗ trợ phịng ngừa khó khăn tâm lý có thể xảy ra ở học sinh. Các em cho biết khó khăn xảy ra thường ở lĩnh vực “Cha mẹ
yêu cầu quá cao”, “Không được cha mẹ hoặc người thân hiểu”, “Mâu thuẩn, bất hòa của cha mẹ, bất hòa với gia đình”.
Ngun nhân gây nên khó khăn tâm lý của học sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau việc tìm hiểu sâu các ngun nhân gây khó khăn tâm lí ở học sinh THPT sẽ giúp TVV cũng như gia đình hạn chế được đến mức tối đa khó khăn tâm lí với học sinh, đồng thời giúp học sinh khắc phục được những khó khăn tâm lí trong cuộc sống và trong học tập từ đó giúp các em phát triển một cách thuận lợi.