8. Nội dung nghiên cứu
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tư vấn tâm lý ở các trường trung học phổ
2.4.5. Thực trạng quản lý kết quả đánh giá vấn đề khó khăn tâm lý của học sinh
sinh THPT thành phố Tam Kỳ
Trường học là một tổ chức với các mối quan hệ đa dạng bên trong như quan hệ giữa GV - HS; HS - HS; GV - GV; CBQL - GV; CMHS – GV,… tư vấn tâm lí giúp nhà trường xây dựng các quy tắc, chuẩn mực ứng xử phù hợp với đặc điểm tâm lí của các chủ thể trong mối quan hệ giao tiếp. Ngồi ra, tư vấn tâm lí cịn giúp xây dựng các nhóm HS có những đặc điểm tâm lí tương đồng để có thể học tập hiệu quả và tránh
xung đột giữa các HS do sự khác biệt; xây dựng bầu khơng khí tâm lí lớp học thân thiện giữa GV và HS.
Để nắm rõ thực trạng quản lý kết quả đánh giá vấn đề khó khăn tâm lý của học sinh THPT thành phố Tam Kỳ, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của các khách thể thông qua phiếu hỏi. Kết quả thu được thể hiện qua Bảng 2.15 như sau:
Bảng 2.15. Đánh giá thực trạng quản lý kết quả đánh giá vấn đề khó khăn tâm lý của học sinh THPT
STT Các nội dung khảo sát
Mức độ thực hiện (1-Kém; 2-Yếu; 3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 𝑿̅ 1
Quản lý việc lưu trữ kết quả tư vấn và đảm bảo bí mật các hồ sơ tư vấn của học sinh
0 0 15 52 63 4.78 1
2
Quản lý việc theo dõi kết quả và đánh giá sử dụng kết quả hợp lý trong công tác dạy học cho học sinh
0 0 7 52 61 4.45 2
3 Quản lý việc theo dõi sự tiến
bộ, sự thay đổi của học sinh 0 0 4 59 57 4.44 3
4
Quản lý việc phối hợp với GVCN nắm bắt tình hình học sinh sau khi được thầy cơ hỗ trợ TVTL
0 0 13 52 55 4.35 4
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.15, nhận thấy một tín hiệu đáng mừng trong công tác quản lý của lãnh đạo các trường về những khó khăn tâm lý của học sinh. Sau khi HS được thầy cô hỗ trợ công tác tư vấn thì vấn đề khó khăn tâm lý trong mỗi học sinh đã dần cải thiện. Kết quả thể hiện “việc lưu trữ kết quả tư vấn và đảm bảo bí mật các
hồ sơ tư vấn của học sinh” rất tốt với với mức điểm trung bình là 𝑋= 4.78, thứ bậc 1.
Bản thân mỗi thành viên trong Tổ tư vấn đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp cùng với GVCN theo dõi quá trình tiến bộ của học sinh sau khi được tư vấn, cụ thể mức độ thực hiện đã thể hiện qua kết quả khảo sát hai nội dung “theo dõi kết quả và
đánh giá sử dụng kết quả hợp lý trong công tác dạy học cho học sinh” với mức điểm
trung bình là 𝑋= 4.45, thứ bậc 2 và tất cả các nội dung khảo sát kết quả đánh giá vấn đề khó khăn tâm lý của học sinh đều có mức độ thực hiện Tốt. Như vậy, cơng tác tư vấn tâm lí có nhiệm vụ giúp các cá nhân (gồm HS, cha mẹ HS, GV, CBQLGD,…) giải quyết những khó khăn tâm lí bắt nguồn từ các mối quan hệ trong học tập hoặc dạy học.
Khi cá nhân xây dựng được niềm tin, các giá trị, lòng tự trọng, tuân thủ các chuẩn mực… sẽ tạo ra môi trường lành mạnh.
2.4.6. Quản lý điều kiện tổ chức công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường THPT thành phố Tam Kỳ THPT thành phố Tam Kỳ
Làm thế nào để tổ chức các hoạt động TVTL cho học sinh đạt hiệu quả cao? Đây là một bài toán, thách thức lớn đối với các nhà quản lý trường học. Thực tế cho thấy, trường nào có đủ điều kiện để tổ chức tốt mọi hoạt động TVTL cho HS thì tại đó chắc chắn sẽ giảm thiểu bạo lực học đường, hiệu quả đào tạo học sinh sẽ cao. Để tìm hiểu về sự quản lý của Ban lãnh đạo nhà trường trong việc quản lý điều kiện tổ chức công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, chúng tôi thực hiện khảo sát bằng phiếu hỏi đối với các khách trong trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ và kết quả thể hiện qua bảng 2.16 như sau:
Bảng 2.16. Đánh giá thực trạng quản lý điều kiện tổ chức công tác TVTL cho học sinh ở các trường THPT
STT Các nội dung khảo sát
Mức độ thực hiện (1-Kém; 2-Yếu; 3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 𝑿̅ 1 Huy động nguồn lực kinh phí dành cho CTTVTL 0 0 76 28 16 3.51 2 2
Mức độ quan tâm của nhà trường về kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng tư vấn cho đội ngũ tư vấn
0 0 60 40 20 3.67 1
3
Kế hoạch bổ sung, mua sắm cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện cho hoạt động của tổ tư vấn tâm lý
0 35 31 39 15 3.28 4
4 Các trang thiết bị phục
vụ cho CTTVTL 0 31 41 30 18 3.29 3 Kết quả khảo sát ở bảng 2.16, nội dung quản lý “ kế hoạch bổ sung, mua sắm cơ
sở vật chất đảm bảo điều kiện cho hoạt động của tổ tư vấn tâm lý” cho thấy sự quan
thực hiện Trung bình với điểm trung bình là 𝑋= 3.28, thứ bậc 4, nội dung “huy động
nguồn lực kinh phí dành cho cơng tác TVTL” ở mức điểm trung bình là 𝑋= 3.51, thứ bậc 2. Đối với nội dung quản lý việc trang bị “Các trang thiết bị phục vụ cho CTTVTL” thì mức độ quan tâm của nhà trường chưa cao với điểm trung bình là 𝑋= 3.29, thứ bậc 3. Như với kết quả khảo sát này ta có thể nhận định việc quản lý các điều kiện phục vụ CTTVTL tại các trường THPT cịn hạn chế, khơng có sự đầu tư đúng mức, không chú trọng về việc sử dụng các nguồn kinh phí để hỗ trợ cho CTTVTL của nhà trường. Lí do cũng dễ hiểu vì chưa có chính sách rõ ràng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện đầu tư cho công tác tư vấn trong các trường học, hiệu trưởng các nhà trường vận dụng vào tình hình kinh phí thực tế của trường để điếu tiết hoạt động này cho có lệ. Chính vì vậy CTTVTL cho học sinh trong nhà trường THPT chỉ mang tính hình thức, đối phó, thiếu quan tâm và sự hấp dẫn đối với học sinh và các nhà quản lí cũng như giáo viên làm cơng tác TVTL.