8. Nội dung nghiên cứu
3.2. Các biện pháp quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sin hở các trường
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tư vấn tâm lý cho học
học sinh tại các trường THPT thành phố Tam Kỳ
a. Mục tiêu của biện pháp:
- Kiểm tra, đánh giá công tác tư vấn tâm lý cho học sinh của giáo viên nhằm đưa ra những hành động phù hợp để phát huy những mặt tích cực, đồng thời phát hiện các sai lệch, thiếu sót để uốn nắn, điều chỉnh, khắc phục giúp hoạt động đạt tới mục tiêu.
- Giúp giáo viên nâng cao ý thức, tăng cường trách nhiệm với công tác chuyên mơn của mình để nâng cao hiệu quả cơng tác.
- Giúp cán bộ quản lý nắm được thực trạng chất lượng hoạt động tư vấn tâm lý học đường của giáo viên để xây dựng kế hoạch và định hướng phát triển hoạt động đồng thời có cơ chế chính sách hợp lý trong công tác quản lý.
b. Nội dung và cách thực hiện
- Hàng năm, Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát công tác tư vấn TL ở các trường THPT gắn với kiểm tra phong trào, nhằm phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức lớp bồi dưỡng cũng như thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng tại Sở GD&ĐT.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cơng tác tư vấn tâm lý ở các trường THPT vào các thời điểm trước, trong, cuối khoá đào tạo và vào những thời điểm sau bồi dưỡng.
-Lực chọn phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT.
- Khi thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động cần trả lời các câu hỏi chính như: Cơng tác tư vấn TL có đạt mục tiêu khơng? Nội dung, chương trình có phù hợp khơng? Tư vấn viên có đáp ứng được u cầu? Học sinh có tham gia vào q trình tư vấn tâm lý hay không? Công tác tổ chức ra sao? Học sinh học được những gì và họ áp dụng được những điều đã học vào thực tế? Hiệu quả của chương trình tư vấn TLHĐ?
- Đối với Giám đốc Sở GD&ĐT
+ Giao cho Phịng Khảo thí kiểm định chất lượng - Công nghệ thông tin xây dựng bộ chỉ số cho công tác kiểm tra, giám sát cơng tác tư vấn TL; Hồn thiện các tiêu chí đánh giá chất lượng các lớp bồi dưỡng tư vấn TL.
vấn TL ở các trường THPT, để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và quản lý công tác bồi dưỡng.
+ Kiểm tra, giám sát trực tiếp công tác tư vấn TL về nội dung, phương pháp, CSVC, tinh thần học viên, giảng viên.
- Đối với Hiệu trưởng các trường THPT.
+ Hiệu trưởng đánh giá những thay đổi trong công việc: xem GV THPT áp dụng những điều đã học vào công việc như thế nào, những chuyển biến, thay đổi đối với việc triển khai thực hiện hoạt động bồi dưỡng.
+ Hiệu trưởng tiến hành liểm tra, giám sát thông qua việc theo dõi việc sử dụng kiến thức, kỹ năng của GV THPT trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ tại địa phương làm cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo đội ngũ GV THPT.
- Đối với GV trực tiếp tham gia công tác tư vấn TL tại các trường THPT.
+ Cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi tham gia khóa bồi dưỡng tư vấn TL do Sở GD&ĐT tổ chức.
+ Rút kinh nghiệm và khắc phục những tồn tại yếu kém về năng lực của bản thân khi tham gia đánh giá về kết quả đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn tâm lý học đường.
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
Lãnh đạo Sở GD&ĐT cần xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, rõ ràng, thông báo đầy đủ, kịp thời đến các đối tượng liên quan.
- Lãnh đạo Sở GD&ĐT cần xây dựng được công cụ kiểm tra, giám sát với các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Hoạt động kiểm tra, giám sát tránh chủ quan, cảm tính.
- Thơng báo kết quả kiểm tra đến từng cá nhân, đơn vị kịp thời.
- Có sự khen thưởng, động viên các cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời phê bình, kỷ luật đối với các cá nhân, đơn vị không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.