Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn tiếng Anh theo định hướng phát

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh huyện sa thầy tỉnh kon tum (Trang 43 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn tiếng Anh theo định hướng phát

phát triển năng lực cho học sinh

1.5.1 Yếu tố khách quan

Chính sách, quy định về trình độ được đào tạo của GV tiếng Anh theo Chuẩn:

KNLNNVN được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. KNLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). [6]

Sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp QLGD:

Quan điểm về giáo dục của các cấp, ngành: sự hỗ trợ của cấp trên như Sở GD&ĐT thông qua kiểm tra về CSVC, hỗ trợ chỉ đạo giúp hiệu trưởng hoàn thành tốt nghiệp vụ quản lí hoạt động dạy và học. Có thể kể đến một số văn bản, quan điểm chỉ đạo về dạy học nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho HS như thực hiện nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa lĩnh vực GD&ĐT. Tiếp đó là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ VIII khóa XI về đổi mới căn bản tồn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Chương trình GDPT mới mơn tiếng Anh 2018, … [9]

Nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức thực hiện kiểm tra đánh giá mơn tiếng Anh:

Chương trình dạy học là bản kế hoạch cho việc học. Chương trình bao gồm mục tiêu học tập, phạm vi, mức độ, cấu trúc nội dung học tập, các phương pháp, hình thức tổ chức học tập theo yêu cầu mục tiêu đặt ra. Do vậy, chương trình nội dung SGK quy định trình độ phát triển của HS sau một quá trình học. Khi nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu học tập của các nhân thì sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển các nhu cầu, hứng thú và các năng lực sở trường của HS.

CSVC, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động dạy học tiếng Anh:

CSVC, trường lớp là một bộ phận của cơ sở hạ tầng, có sự ảnh hưởng đến chất lượng GD&ĐT, quyết định số lớp học, xác định quy mơ từng lớp, việc bố trí GV cho phù hợp, … Nhà trường khai thác tận dụng tốt TTBDH cũng như CSVC tốt, đúng chức năng có sự KT&ĐG, bảo quản tốt sẽ mang lại hiệu quả cao.

Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội:

Phẩm chất và năng lực HS còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: như về điều kiện chăm lo giáo dục trong gia đình, điều kiện kinh tế xã hội, nếp sống nơi dân cư, bản sắc dân tộc

địa phương ... các vấn đề trên đều có ảnh hướng đến q trình học tập của HS. Vì vậy cần có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và tồn xã hội trong việc giúp HS học tập.

1.5.2 Yếu tố chủ quan

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí

CBQL muốn quản lí dạy học nói chung và mơn Tiếng Anh nói riêng theo định hướng phát triển năng lực cho HS ở cấp TH hiện nay, phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tác phong mẫu mực. Bên cạnh đó cần có năng lực sư phạm, kỹ năng quản lí, giao tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng định hướng, kỹ năng tổ chức nắm bắt xử lý thông tin và hợp tác, phải là người đi đầu trong đổi mới PPDH, hình thức dạy học cũng là phải là người lan truyền ý tưởng về dạy học nhằm phát triển năng lực cho HS.

Chất lượng đội ngũ giáo viên

GV là đội ngũ chủ lực, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ dạy học, làm nên chất lượng dạy học của nhà trường. Nhận thức của GV về yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là đổi mới PPDH hiện nay: cơ bản chưa đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng dạy học. Đa số GV đều đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, nhưng trong thực tế năng lực chuyên môn, nhận thức về đổi mới PPDH còn nhiều hạn chế khác nhau.

GV khi tiếp cận chương trình, SGK mới cịn nhiều lúng túng và khơng ít những bất cập về kiến thức, về thời gian, về phương pháp, về hình thức ra đề thi, đề kiểm tra…

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận tác giả đã phân tích và hệ thống hóa các khái niệm như: dạy học, năng lực, dạy học phát triển năng lực học sinh, quản lý, quản lý dạy học nhằm phát triển năng lực HS, …

HĐDH môn tiếng Anh nhằm phát triển năng lực HS ở trường TH hiện nay có đặc trưng về mục tiêu dạy học môn tiếng Anh nhằm phát triển năng lực cho HS, nội dung dạy học môn tiếng Anh nhằm phát triển năng lực cho HS, PPDH môn tiếng Anh nhằm phát triển năng lực cho HS, hình thức dạy học mơn tiếng Anh nhằm phát triển năng lực cho HS. Quản lí dạy học mơn tiếng Anh nhằm phát triển năng lực HS được thiết lập trên các yếu tố về quản lí mục tiêu và xây dựng kế hoạch dạy học, quản lí nội dung dạy học, quản lí phương pháp và hình thức dạy học, quản lí điều kiện thực hiện dạy học, quản lí KT&ĐG dạy học.

Quản lí dạy học môn tiếng Anh nhằm phát triển năng lực HS có nhiều yếu tố chi phối. Trong phạm vi đề tài phân tích, đánh giá hai yếu tố cơ bản là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan

Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng định hướng để tác giả tiến hành khảo sát thực trạng quản lí HĐDH mơn tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực cho HS ở các trường TH ở huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC CHO HỌC SINH HUYỆN SA THẦY TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh huyện sa thầy tỉnh kon tum (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)