Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và giáodục đào tạo của huyện Sa Thầy

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh huyện sa thầy tỉnh kon tum (Trang 47 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

2.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và giáodục đào tạo của huyện

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và giáodục đào tạo của huyện Sa Thầy

Sa Thầy là một huyện thuộc tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Huyện có 143.522 ha diện tích tự nhiên và 48.140 nhân khẩu (2019). Đây là huyện miền núi biên giới, là một trong những huyện có mật độ dân số thấp nhất Việt Nam. Trong huyện có nhiều dự án thủy điện lớn trên sông Sê San như thủy điện Sê San 3A, thủy điện Ya Ly, thủy điện Plei Krơng,... Huyện Sa Thầy có vị trí địa lý: phía bắc giáp huyện Ngọc Hồi, phía đơng bắc giáp huyện Đắk Tơ, phía đơng và đơng nam giáp huyện Đắk Hà và thành phố Kon Tum, phía nam huyện giáp huyện Ia H'Drai và huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai (với giới là thượng nguồn sơng Sê San), phía tây giáp biên giới Việt Nam - Campuchia.

Diện tích hiện nay của Sa Thầy là 1.435,2 km2, lúc chưa tách huyện Ia H’Drai ra, Sa Thầy có tổng diện tích lên tới 2.415 km2, là huyện có diện tích tự nhiên rộng thứ 3 ở Việt Nam lúc ấy (sau huyện Tương Dương ở Nghệ An và huyện Mường Tè ở Lai Châu) và xã Mô Rai (bao gồm cả ba xã Ia Dom, Ia Tơi, Ia Dal thuộc huyện Ia H’Drai) cũ thuộc Sa Thầy có tổng diện tích là 1.580,4 km2, từng là xã có diện tích rộng nhất Việt Nam. Các đỉnh núi: Chư Mom Ray (1.512 m), Cư Tin (1.327 m), Chư Mơ Nu (1.069 m), Chư Kotah. Huyện Sa Thầy gồm thị trấn Sa Thầy và 10 xã: Hơ Moong, Mô Rai, Rơ Kơi, Sa Bình, Sa Nghĩa, Sa Nhơn, Sa Sơn, Ya Ly, Ya Tăng, Ya Xiêr. [37]

Phần lớn người dân đã phát triển kinh tế theo hướng thâm canh, đa canh cây trồng, các loại cây công nghiệp chủ lực như cao su, cà phê. Huyện đã duy trì và phát triển gần 12.000 ha cao su, hơn 2.800 ha cà phê, diện tích cây ăn quả 500 ha. Chăn nuôi phát triển mạnh cả về số lượng, năng suất và chất lượng, huyện đã chú trọng các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, đánh bắt, ni thủy sản trên lịng hồ thủy điện Ya Ly và Plei Krơng. Hiện 300 hộ có thu nhập ổn định từ việc đánh bắt, nuôi thủy sản, sản lượng hàng năm đạt hơn 700 tấn. Ngành công nghiệp – xây dựng phát triển khá, giá trị sản xuất đến năm 2020 đạt gần 1.400 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2015. Bên cạnh đó, huyện đã thực hiện các chính sách kêu gọi thu hút đầu tư, nhất là đầu tư xây dựng

các nhà máy chế biến nơng sản trên địa bàn. Đến nay huyện có 62 doanh nghiệp, 5 hợp tác xã và gần 270 cơ sở sản xuất cá thể về lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống. [38]

Mảnh đất Sa Thầy quy tụ nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Để các giá trị văn hóa khơng bị mai một, từ năm 2017 đến nay, huyện Sa Thầy đã tổ chức 8 lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể thu hút sự tham gia của 94 nghệ nhân và gần 600 học viên; phối hợp với Phịng Di sản (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) mở 2 lớp truyền dạy kỹ năng diễn tấu cồng chiêng, chỉnh chiêng tại 2 xã Sa Nghĩa và Mơ Rai. [39]

Tồn huyện có các trường học ở các bậc học với hệ thống lớp học đến tận thơn làng; 7/11 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế, tất cả 11 trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ. Huyện có 21/50 trường đạt chuẩn quốc gia, 1 trường trọng điểm chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh huyện sa thầy tỉnh kon tum (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)