Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh huyện sa thầy tỉnh kon tum (Trang 95 - 96)

8. Cấu trúc luận văn

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh

theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Các biện pháp được đề xuất ở trên có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh tại các trường TH huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

- Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của HĐDH môn tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực cho HS.

- Biện pháp 2: Phát triển chương trình nhà trường mơn tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực cho HS.

- Biện pháp 3: Bồi dưỡng GV về chương trình dạy học mơn tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực cho HS.

- Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới PPDH môn tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực cho HS.

- Biện pháp 5: Tổ chức thực hiện đầu tư CSVC và TTBDH môn tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực cho HS.

- Biện pháp 6: Tổ chức thực hiện KT&ĐG HĐDH môn tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực cho HS.

Để chỉ đạo tốt HĐDH môn Tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực cho HS ở các trường TH huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum thì các nhà trường cần thực hiện các biện pháp nêu trên đầy đủ, hài hoà, đồng bộ. Vì các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, biện pháp này thúc đẩy biện pháp kia và ngược lại, tạo nên sự đồng bộ thống nhất. Tuy nhiên, tuỳ theo những hoàn cảnh cụ thể, đối tượng cụ thể mà có thể ưu tiên biện pháp này hay biện pháp kia.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh huyện sa thầy tỉnh kon tum (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)