Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh huyện sa thầy tỉnh kon tum (Trang 78 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

2.5 Đánh giá chung

2.5.1 Ưu điểm

Hiệu trưởng đã thực hiện tương đối đầy đủ và kịp thời công tác tổ chức học tập các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục cho GV.

Hiệu trưởng đã tập trung tìm hiểu và quản lý các nội dung mới về thực hiện chương trình mới và có nhiều biện pháp quản lý linh hoạt để phù hợp với điều kiện địa phương.

Lãnh đạo nhà trường đã quan tâm và có nhiều hình thức bồi dưỡng đội ngũ GV về phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp và trình độ chun mơn nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.

Lãnh đạo các nhà trường đã khai thác triệt để thế mạnh của GV, phân cơng giảng dạy hợp lý, có chính sách khuyến khích động viên GV tự học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.

Đội ngũ giáo viên có chun mơn, soạn giảng đáp ứng chuẩn kiến thức kỹ năng của mơn học. GV đã chịu khó tìm tịi đổi mới phương pháp và hình thức dạy học đặc biệt là việc ứng dụng CNTT, sử dụng phần mềm trong dạy học tiếng Anh nhằm làm nâng cao chất lượng giờ dạy.

Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm được thực hiện nghiêm túc đa số GV đều mong muốn có các buổi dự giờ chun mơn để học hỏi trau dồi khả năng kiến thức về PPDH tích cực.

Lãnh đạo nhà trường đã nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc xây dựng CSVC, quản lí sử dụng hiệu quả các điều kiện phương tiện dạy học sẵn có.

2.5.2 Tồn tại, hạn chế

Chưa thường xuyên kiểm tra chặt chẽ về đổi mới PPDH, chưa kiên quyết trong việc yêu cầu GV sử dụng PPDH hiện đại.

Chưa có kế hoach cụ thể về việc sử dụng CSVC và TTBDH, chưa hướng dẫn HS phương pháp học tích cực của bộ mơn, cũng như sử dụng CNTT trong việc tự học tập của HS. Việc bồi dưỡng đội ngũ GV tuy được quan tâm nhưng hình thức bồi dưỡng cịn chưa đổi mới, các nội dung mới chưa được chú ý như: bồi dưỡng về PPDH, sử dụng TTBDH hiện đại dẫn đến kết quả bồi dưỡng còn hạn chế.

Một số trường cịn chưa tham gia giảng dạy chương trình tiếng Anh mới.

Việc quản lí hoạt động dạy học như quản lí mục tiêu, nội dung chương trình đặc biệt đổi mới phương pháp và hình thức dạy học chưa chặt chẽ và chưa đi vào chiều sâu. Về xây dựng kế hoạch phần lớn chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn có tính khả thi và thực tiễn với nhà trường. Chủ yếu quan tâm tới kế hoạch năm học của trường cịn kế hoạch các bộ phận chun mơn sơ sài đối phó nên tính khả thi của kế hoạch cịn hạn chế, việc tổ chức thực hiện kế hoạch cịn thiếu tính hiệu quả. Việc quản lí chuẩn bị bài và soạn bài trên lớp mới chỉ quan tâm đến số lượng và hình thức giáo án, chưa quan tâm đến chất lượng giáo án. Dự giờ rút kinh nghiệm bài dạy cịn mang tính chiếu lệ, ít chú ý vào kỹ năng đặc thù của môn học mà chỉ xem xét đánh giá các bước lên lớp.

2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Cơng tác quản lí chủ yếu theo kinh nghiệm, năng lực quản lí cịn nhiều bất cập chỉ đạo chưa chặt chẽ đồng bộ đặc biệt, công tác chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của người học.

GV chưa nhiệt tình trong đổi mới phương pháp giảng dạy, một số GV vẫn sử dụng PPDH tiếp cận nội dung chưa dạy học theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực cho HS. GV chưa có ý thức cao trong cơng tác giảng dạy thiếu tinh thần tự giác sự nỗ lực trong nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ GV chưa đảm bảo về số lượng để tham gia giảng dạy chương trình tiếng Anh mới ảnh hưởng đến kết quả thực hiện đổi mới PPDH tích cực trên tồn huyện. Đa số GV cịn trẻ chưa có nhiều kinh nghiêm giảng dạy khiến việc linh hoạt trong sử dụng các PPDH chưa hiệu quả.

Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cịn thấp chưa có điều kiện đầu tư CSVC để HS tiếp cận với các phương pháp học tập hiện đại, cũng như kinh phí để HS được tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Một số CBQL, GV chưa thực sự chủ động trong việc tự học tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực trình độ chun mơn, năng lực quản lý. Xây dựng kế hoạch về chương trình dạy học cịn dựa vào kế hoạch của cấp trên đưa xuống, chưa có những kế hoạch cụ thể riêng cho trường mình. Chưa có kế hoạch sử dụng hiệu quả các điều kiện, phương tiện dạy học.

CBQL khơng có chun mơn về tiếng Anh dẫn đến cơng tác quản lí kiểm tra cịn nhiều hạn chế. Các biện pháp quản lý thực hiện chưa đồng bộ mang tính thủ tục hành chính.

Các buổi thảo luận góp ý tiết dạy vần cịn chú ý vào đánh giá các bước lên lớp chưa chú trọng việc hình thành và phát triển tồn diện cho. GV chưa có cơ hội giao tiếp với các trường bên ngoài từ đó chưa thúc đẩy tính sáng tạo.

Số lượng học sinh trong lớp đơng dẫn đến GV gặp khó khăn trong phân hóa đối tượng học sinh để cá nhận hóa các hoạt động trong giảng dạy.

TIỂU KẾT CHƯƠNG II

Nhìn chung, việc dạy học, quản lí dạy học tiếng Anh tại các trường TH huyện Sa Thầy trong những năm qua, đặc biệt là hai năm gần đây đã đạt được một số kết quả nhất định.

CBQL các trường đã sử dụng nhiều biện pháp quản lí vào việc quản lí HĐDH tiếng Anh song hiệu quả quản lý HĐDH môn tiếng Anh chưa cao. Các biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh đã được các CBQL nhà trường sử dụng từ quản lý mục tiêu dạy học tiếng Anh, quản lý thực hiện, nội dung chương trình, quản lý cơng tác KT& ĐG đến quản lý hoạt động dạy của GV, hoạt động học tập của HS, quản lý xây dựng các điều kiện dạy và học tập môn tiếng Anh.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý như công tác chỉ đạo chưa đồng bộ, chưa có kế hoạch cụ thể. Việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về chuyên mơn cịn chung chung chưa có chiều sâu. GV thực hiện đổi mới PPDH chưa linh hoạt và tích cực cịn hình thức. Bên cạnh đó, việc đầu tư CSVC, TTBDH chưa đáp ứng đủ, GV khai thác triệt để các nguồn tài liệu sẵn có như sách mềm và một số phần mềm dạy học tiếng Anh hiện đại. Khó khăn nữa đó là việc hiệu quả cơng tác quản lí mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức dạy học, cùng như KT&ĐG mơn tiếng Anh chưa hiệu quả. Để khắc phục những hạn chế trên đề tài đề xuất một số biện pháp quản lí để cơng tác quản lí hoạt HĐDH mơn tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực đạt hiệu quả cao hơn.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC CHO HỌC SINH HUYỆN SA THẦY TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh huyện sa thầy tỉnh kon tum (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)