Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh huyện sa thầy tỉnh kon tum (Trang 81 - 82)

8. Cấu trúc luận văn

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Chương trình GDPT mơn Tiếng Anh nêu rõ mơn tiếng Anh giúp HS có một cơng

cụ giao tiếp mới, hình thành và phát triển cho HS năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Có kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Anh bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh. Có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh.

Ngồi ra, Chương trình GDPT mơn Tiếng Anh cịn góp phần hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất và năng lực cần thiết đối với người lao động: ý thức và trách nhiệm lao động, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, khả năng thích ứng trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp mới.

Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu là nguyên tắc yêu cầu quản lí HĐDH mơn tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực HS bắt buộc phải có mục tiêu và định hướng theo mục tiêu ấy trong suốt quá trình quản lý HĐDH.

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý được đề xuất có tính đến các điều kiện, hồn cảnh, mơi trường khách quan, chủ quan của các nhà trường trong hiện tại và tương lai cũng như khả năng áp dụng các biện pháp đó trong thực tiễn. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp phải đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh, không làm xáo trộn về tổ chức, khơng thay đổi tồn bộ chương trình đào tạo hoặc phá vỡ nguyên tắc dạy học. Các biện pháp quản lí được khả thi chỉ khi có tính đến các điều kiện thực hiện. Đây là nguyên tắc cơ sở để tồn tại các nguyên tắc khác trong quá trình xây dựng các biện pháp quản lí HĐDH tiếng Anh của nhà trường.

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp cần tính tới các yếu tố tác động của các biện pháp như: Chất lượng đội ngũ GV, hoạt động dạy và học của GV và HS, điều kiện phục vụ cho công tác giảng dạy, CSVC nhà trường cùng với việc KT&ĐG hoạt động của các cấp QLGD. Một khi đã đảm bảo được một cách đồng bộ các biện pháp tức chúng ta đặt nó trong quan hệ biện chứng, không thể tách rời một yếu tố nào trong hoạt động quản lí. Điều đó tạo điều kiện phát huy thế mạnh của từng biện pháp nâng cao hiệu quả QLGD và quản lý chất lượng dạy học.

Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản QLGD, của địa phương, của PH, của HS và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể CBQL, GV, các tổ chức trong nhà trường.

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp được đưa ra không phủ định những vấn đề đã tồn tại nhiều năm nay mà nó phải mang tính kế thừa và phát triển, các căn cứ phát triển và các biện pháp phải dựa vào thành tựu, sáng kiến trong giáo dục và khắc phục những tồn tại, yếu kém để phát triển được bền vững.

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh huyện sa thầy tỉnh kon tum (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)