Nội dung biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh huyện sa thầy tỉnh kon tum (Trang 86 - 88)

8. Cấu trúc luận văn

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường tiểu

3.2.3.2 Nội dung biện pháp

Tổ chức cho GV đi học tập, tập huấn, bồi dưỡng các lớp do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT tổ chức. Bồi dưỡng dài hạn và đào tạo nâng cao trình độ: căn cứ vào chỉ tiêu, điều kiện thực tế, năng lực chuyên môn, nguyện vọng của giáo viên trong việc có nhu cầu nâng cao trình độ, xét đề nghị của tổ chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường lập kế hoạch đề nghị phòng GD&ĐT được đăng ký dự thi các lớp sau đại học hoặc bồi dưỡng dài hạn.

Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí (nếu có điều kiện) cho GV đi học. Thông qua nội dung những đợt bồi dưỡng theo chu kỳ do Bộ giáo dục, giáo viên được cập nhật những thông tin mới, những phương pháp giảng dạy phù hợp với những kiến thức mới được đưa vào trong giáo trình, đồng thời giúp GV khơng bị lạc hậu về kiến thức bộ môn.

Nhà trường phải xây dựng kế hoạch dài hạn đào tạo và bồi dưỡng GV mơn Tiếng Anh, có tỷ lệ nhất định trên chuẩn đào tạo, tạo mọi điều kiện thích hợp để GV đi học thạc sỹ nâng cao trình độ, có như vậy GV mơn Tiếng Anh mới có thể đáp ứng được mọi nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.

Bên cạnh đó vì đặc điểm của địa phương phần lớn các trường TH chỉ có một GV tiếng Anh. Nhà trường tham mưu với phòng GD&ĐT huyện tổ chức cho GV thường xuyên tổ chức học tập, nghiên cứu lý luận, nghiệp vụ chuyên môn tại tổ, tại cụm trường có mời các chuyên gia, giáo viên cốt cán, chuyên viên của sở, các giáo sư ở các trường sư phạm làm báo cáo viên.

Thơng qua các buổi nói chuyện các chun gia sẽ giải đáp những khó khăn, thắc mắc của GV về nội dung, PPDH, có thể thực hành giảng dạy theo quan điểm mới hoặc phối hợp nhiều hình thức. Thơng qua những buổi học tập chuyên đề, GV tiếng Anh có thể cập nhật được xu thế học tập và giảng dạy của đồng nghiệp ở các trường bạn, cách thức sáng tạo làm đồ dùng dạy học, những mơ hình, câu lạc bộ Tiếng Anh để những học sinh có năng khiếu, u thích học được học tập nhau về những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đồng thời có điều kiện để cùng nhau đi sâu vào những chuyên đề khó, những vấn đề thực tiễn, có như vậy các em học sinh mới có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình.

Tổ chức học tập xen kẽ với lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức và tham dự các kỳ hội giảng, các kỳ thi GV dạy giỏi các cấp, chỉ đạo GV tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường; là dịp để trao đổi chun mơn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng. Do vậy, cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình. Nội dung sinh hoạt tổ chun mơn cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện.

Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo nhiệm vụ quy định (tránh việc sinh hoạt chỉ để giải quyết sự vụ, sự việc và hoặc mang tính hành chính) mà cần tập trung những vấn đề như: thông bài để giải quyết một số khó khăn trong các đơn vị bài học, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp, nội dung bài học…

Thực hiện các hoạt động đổi mới PPDH thông qua tổ chức các hội thảo, các lớp bồi dưỡng, tập huấn về PPDH, ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, động viên khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đổi mới PPDH và các hoạt động hỗ trợ chuyên môn khác.

Đặc thù của môn Tiếng Anh là phần lớn kiến thức được truyền thụ bằng con đường thực hành, kỹ năng, kỹ xảo đều được giải quyết và truyền thụ tới học sinh bởi con đường luyện tập các kỹ năng. Chính vì vậy người giáo viên cần hướng dẫn các em một cách tỷ mỉ vấn đề, các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, trang bị cho các em một số cách để rèn các kỹ năng, thủ thuật học ngôn ngữ.

Tổ chức triển khai và thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng “Đổi mới

sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”. Đây là hình thức sinh hoạt chuyên

môn theo hướng lấy hoạt động của HS làm trung tâm, ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho HS khơng? Kết quả học tập của HS có được cải thiện và cần điều chỉnh gì khơng?

Tổ chức tập huấn cho GV xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học. GV phải nắm được tình hình của HS lớp mình giảng dạy (xem xét kết quả đạt được của năm trước hoặc kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm, kết quả tuyển sinh…) để làm căn cứ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

Tổ chức tập huấn cho GV về chương trình, sách giáo khoa mới, về dạy học phân hóa, dạy học tự chọn theo kế hoạch chung của Sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT.

3.2.3.3 Điều kiện thực hiện

Các cấp QLGD cần tạo những điều kiện thuận lợi nhất, tốt nhất cho việc học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ GV vì cấp TH CBQL chưa có chun mơn về đặc thù mơn học tiếng Anh vì vậy GV là yếu tố then chốt quyết định chất lượng giáo dục.

Đội ngũ GV phải có năng lực, chun mơn nghiệp vụ vững vàng có như thể mới vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp những PPDH mới theo yêu cầu đổi mới vào trong đơn vị trường học của mình.

Cần đảm bảo cho đội ngũ GV nhận thức đầy đủ và chính xác về ý nghĩa tầm quan trọng của việc khơng ngừng nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ trong tình hình mới nhầm đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.

Hiệu trưởng cần tạo nên động lực của việc tự học, tự bồi dưỡng của GV, bằng việc xây dựng cơ chế quản lí, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho việc tự học, tự bồi dưỡng. Đồng thời, người Hiệu trưởng phải là người gương mẫu đi đầu trong công tác tự học, tự bồi dưỡng để khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh huyện sa thầy tỉnh kon tum (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)