Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh theo định hướng phát

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh huyện sa thầy tỉnh kon tum (Trang 88 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường tiểu

3.2.4 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh theo định hướng phát

phát triển năng lực cho học sinh

3.2.4.1 Mục tiêu của biện pháp

PPDH theo quan điểm phát triển năng lực cho HS khơng chỉ chú ý tích cực hóa HS về hoạt động trí tuệ mà cịn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.

Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới mối quan hệ giữa GV và HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề.

Đổi mới PPDH là một nội dung quan trọng trong việc đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục. Đổi mới PPDH hiện nay là dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập. Rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, khả năng tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

Bản chất của sự đổi mới PPDH là chuyển từ phương pháp thông báo, tái hiện sang việc tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của HS nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của HS để HS tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

3.2.4.2 Nội dung biện pháp

Có thể lựa chọn một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”, chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống gắn với hoạt động thực hành, thực tiễn. Việc sử dụng PPDH gắn chặt với các HTTCDH. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những HTTCDH thích hợp như học cá nhân, học nhóm, học ở trong lớp, học ở ngồi lớp, ... đặc biệt phải phù hợp điều kiện, đối tượng HS của trường.

- Xây dựng nội dung học tập có sự kết nối với các vấn đề của thực tiễn, tạo điều kiện cho HS hình thành năng lực năng lực chung và năng lực đặc thù trong và sau quá trình học mơn tiếng Anh.

- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS, hình thành và phát triển năng lực tự học: : sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm kiếm thơng tin...trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy nhằm phát triển năng lực cho người học; năng lực xã hội: làm việc cá nhân với là việc nhóm; năng lực giải quyết vấn đề: tạo điều kiện cho HS học tập trong thực tế hoặc tình huống giả định gần với thực tế. Hướng dẫn HS rút ra những kết luận thực tiễn, liên hệ với mục tiêu của bài học.

Các PPDH truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới PPDH khơng có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng.

Để nâng cao hiệu quả của các PPDH người GV trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập.

Khơng có một PPDH tồn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng.

Vì vậy việc phối hợp đa dang các phương pháp và hình thức dạy học trong tồn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực, định hướng phát triển năng lực cho HS và nâng cao chất lượng dạy học.

Bên cạnh đó chúng ta nhận thấy, với sự phát triển như vũ bão của CNTT thì tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng, do đó việc rèn luyện phương pháp học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng học tập suốt đời.

CBQL cần chỉ đạo GV sử dụng phương pháp ứng dụng CNTT và phương tiện dạy học trong giảng dạy và hướng dẫn HS sử dụng CNTT trong học tập hình thành cho học sinh năng lực tự học, khả năng tư duy sáng tạo của mõi cá nhân.

Tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong công tác tổ chức lớp học kết hợp với việcđổi mới PPGD ngoại ngữ hiện đại có ứng dụng cơng nghệ thơng tin nhằm phát huy tính chủ động, tự tin của HS trong học tập.

CBQL cần chỉ đạo sử dụng đa dạng các PPDH tích cực mới, đặc biệt là các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của HS, tạo cơ hội cho HS được giao tiếp, tương tác, hợp tác tới mức tối đa với GV, với các bạn, cùng khau thác các loại hình học liệu của mơn học và các tài liệu tham khảo từ nhiều

nguồn như Sách mềm, các ứng dụng phần mềm học tiếng Anh online. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đơi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau.

Trong thực tiễn dạy học hiện nay, nhiều GV đã cải tiến bài lên lớp thay đổi thuyết trình của GV sang thuyết trình của HS. HS có cơ hội đưa ra quan điểm, ý kiến cá nhân về một vấn đề, chủ đề được học với hình thức làm việc nhóm hoặc các nhân, góp phần tích cực hố hoạt động nhận thức của HS hình thành năng lực xã hội, năng lực phương pháp và năng lực các thể.

Chỉ đạo tổ chức HĐDH bằng hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, khơng chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà cịn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án và trải nghiệm thực tế, để HS học sinh hình thành kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề và vận dụng vào thực tế.

Có kế hoạch triển khai thực hiện từng bước, có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường nhằm tăng cường sự linh động, tăng tính hấp dẫn, lơi cuốn HS tham gia vào các hoạt động ngoại khóa có tính chất “chơi mà học” như: GALA, thi hát tiếng Anh, thi hùng biện tiếng Anh, ...

Xây dựng trang web cho tổ ngoại ngữ nói chung và CLB tiếng Anh nói riêng nhằm cung cấp nhiều nguồn thông tin, sáng kiến kinh nghiệm, mơ hình - phương pháp tổ chức lớp học ngoại ngữ tích cực, diễn đàn trao đổi, … hữu ích cho nhu cầu của khơng chỉ GVNN mà còn với HS.

Thông qua các hoạt động trên website, CBQL và GVNN có thêm một kênh thơng tin mang tính thời sự giúp có thể đánh giá phần nào nhu cầu thực tế của HS đối với việc học ngoại ngữ cũng như nhận được những phản hồi về các giờ học có đổi mới PPGD của mình.

Việc này cũng giúp CBQL và GV thường xuyên tìm hiểu và nắm bắt kịp thời những việc đã làm được và những việc chưa làm được trong công tác đổi mới PPGD mơn tiếng Anh của mình và tự lên kế hoạch tự bồi dưỡng những mặt còn hạn chế. Đây cũng chính là cách giúp GV rút ra bài học kinh nghiệm để hướng dẫn HS tự tìm hiểu và bồi dưỡng kiến thức ngôn ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp cho bản thân.

3.2.4.3 Điều kiện thực hiện

Cần chuẩn bị tốt về điều kiện, phương tiện và phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho HS.

Có kế hoạch cụ thể chi tiết về việc thực hiện các PPDH tích cực trong giảng dạy. Ngoài ra CBQL theo dõi việc thực hiện các PPDH mới để có phương án điều chỉnh kịp thời phù hợp với đối tượng HS và điền kiện nhà trường.

Vào đầu năm học, CBQL đặc biệt là Hiệu Trưởng căn cứ vào kết quả thanh tra chun mơn trong năm học trước, thơng qua trị chuyện, trao đổi, thăm dò về nhu cầu và nguyện vọng về nội dung và các hình thức bồi dưỡng trong cơng tác đổi mới PPGD môn tiếng Anh.

Tham gia dự giờ, thăm lớp giúp người CBQL thu thập thơng tin một cách chính xác nhằm đánh giá năng lực giảng dạy của GV, để phân loại và đánh giá chất lượng GV. Dựa vào đó, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về PPGD môn tiếng Anh cho GV theo từng năm học.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh huyện sa thầy tỉnh kon tum (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)