Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực đến đẩy mạnh đào

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH thƣơng mại a nam tại thành phố hà nội (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực đến đẩy mạnh đào

Nam tại Hà Nội

3.2.1. Môi trường kinh tế

Kinh tế nước ta đang trên đà phát triển tạo điều kiện cho các DN mở rộng sản xuất kinh doanh, vươn lên phát triển mạnh mẽ. Thị trường bán lẻ đặc biệt là các mặt hàng liên quan đến valy, túi xách, phụ kiện du lịch thực sự đang thu hút và cạnh tranh gay gắt trong giai đoạn 2011-2016. Khi nhu cầu đời sống tinh thần của người dân tăng lên thì nhu cầu về làm đẹp, mua sắm, du lịch… cũng tăng lên. Chính vì vậy, địi hỏi về một đội ngũ cán bộ kinh doanh và đội ngũ phát triển thị trường có trình độ chun môn cao, sự am hiểu về các sản phầm, thái độ phục vụ tốt là yêu cầu tất yếu đối với chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại TP Hà Nội. Tuy nhiên, nguồn lao động này trên thị trường hiện nay lại khan hiếm về chất lượng. Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động kinh doanh của cơng ty cịn nhiều hạn chế khiến cho việc điều hành kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực dành cho hoạt động đào tạo nhân viên của công ty.

3.2.2. Thị trường lao động

Nguồn cung về nhân lực trên thị trường lao động nước ta hiện nay “thừa mà thiếu” chưa đáp ứng được nhu cầu, lao động Việt Nam dồi dào nhưng chưa đạt về yêu cầu công việc, đặc biệt là vấn đề chất lượng. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh của chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại TP Hà Nội hiện nay, địi hỏi nhân viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt và có kinh nghiệm mà đây lại là điểm yếu của đa số người lao động Việt Nam. Và những ứng viên vào Công ty lại đa số là sinh viên cịn đang đi học. Điều này gây khó khăn trong cơng tác tuyển dụng, để tìm kiếm được những ứng viên chất lượng là việc khơng dễ dàng. Vì vậy Cơng ty cần đưa ra chính sách nhân sự hợp lý để thu hút đội ngũ nhân lực trẻ, chất lượng, có kế hoạch đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho Công ty.

3.2.3. Chiến lược kinh doanh của cơng ty

Với tầm nhìn “Quyết tâm thực hiện mục tiêu của chi nhánh công ty TNHH

Thương Mại A Nam tại TP Hà Nội là phấn đấu trở thành công ty kinh tế hàng đầu về chuyên mua bán hàng hóa valy, túi xách, phụ kiện du lịch,thì nhiệm vụ cho bộ phận tổ chức quản trị nhân lực chính là nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên cả về kỹ năng, nghiệp vụ, phẩm chất và tư tưởng để phục vụ tốt cho mục tiêu của công ty”chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại TP Hà Nội luôn xác định từ những nhân viên bán hàng là yếu tố quan trọng tất yếu trong chi nhánh, vì vậy cơng ty đã xác định rõ là phải chú trọng, tạo điều kiện tốt nhất cho CBNV phát triển khơng ngừng cùng cơng ty, trong đó có cơng tác đào tạo nhân viên được đẩy mạnh lên hàng đầu.

Năm 2016, theo chiến lược phát triển của chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại TP Hà Nội, Ban giám đốc chi nhánh Hà Nội ln tiếp tục duy trì và phát triển các lĩnh vực kinh doanh vốn có của cơng ty. Do đó, chiến lược kinh doanh của cơng ty cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân viên trong thời gian tới mà chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại TP Hà Nội đang định hướng.

3.2.4. Trình độ nhân viên của cơng ty

Nhân viên là những người có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện thành công các hoạt động đào tạo và phát triển nhân viên tại công ty. Nhân viên làm việc tại chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại TP Hà Nộirất đa dạng về trình độ, năng lực, kinh nghiệm và thâm niên công tác, đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu và động cơ của họ. Tại chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại TP Hà Nội có tới 90,2% nhân viên tốt nghiệp từ trung cấp trở lên, 9,8% là lao động sơ cấp, CNKT, phổ thông. Được thể hiện cụ thể tại phụ lục 5.

Trong những năm qua, phòng nhân lực đã cố gắng tìm kiếm, lựa chọn và tuyển người tài cho cơng ty để tránh việc phải tốn chi phí để đào tạo lại. Tuy nhiên do đặc thù của công ty là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ là chủ yếu, nên việc tìm kiếm ứng viên đã có kinh nghiệm lâu năm làm việc là rất khó, đặc biệt là những vị trí như nhân viên kinh doanh các mặt hàng cao cấp và cán bộ phát triển thị trường – hai vị trí mang lại doanh thu chính cho cơng ty. Chính vì vậy, cơng ty đã chấp nhận đào tạo chuyên môn nghiệp vụ lại từ đầu nếu ứng viên có tố chất và năng lực tốt.

Như vậy, tùy vào tính chất cơng việc của nhân viên trong cơng ty mà ảnh hưởng tới các chính sách về đào tạo nói chung và các chương trình đào tạo nói riêng trong cơng ty.

3.2.5. Quan điểm của nhà quản trị

Ban giám đốc chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại TP Hà Nội luôn chú ý, lắng nghe mọi tâm tư nguyện vọng của nhân viên, hiểu được rằng nhu cầu nâng cao kiến thức và kỹ năng là một trong những nhu cầu, mong muốn của nhân viên. Thể hiện qua phong cách lãnh đạo, tư tưởng quản trị, năng lực, quan điểm nhìn người… của NQT. Cơng ty với Giám Đốc Chi Nhánh Ơng Đồn Phong Vũ và Giám Sát Bán hàng Bà Ngơ Trương Phương Thanh là những người có phong thái điềm đạm, cơng minh, quan tâm đến cảm nhận trong công việc của nhân viên, tuyển đúng người đúng việc, hoạt động kinh doanh tạo công ăn việc làm cho nhân viên, nâng cao đời sống cho nhân viên, luôn chú trọng đến công tác tuyển dụng, đãi ngộ trả công đúng năng lực. Tạo mọi điều kiện nâng cao chất lượng lao động an toàn và hiệu quả.

3.2.6. Khả năng tài chính của cơng ty

Các khóa đào tạo chỉ được tiến hành khi có một khoản kinh phí nhất định. Chi nhánh cơng ty TNHH Thương Mại A Nam tại TP Hà Nội luôn coi trọng công tác đào tạo nhân viên, do vậy hàng năm công ty phân bổ một phần tương đối lớn tài chính để chi cho cơng tác đào tạo. Đặc biệt năm 2016, số tiền chi cho ngân sách đào tạo tăng vượt so với các năm trước đó. Năm 2014 là 55,1 triệu, đến năm 2015 là 83,2 triệu và năm 2016 là 97,1 triệu (tăng 42 triệu so với năm 2014). Cơ sở xác định ngân sách chính là nhu cầu đào tạo nhân viên. Số lượng ngân sách tăng tỷ lệ thuận với số khóa đào tạo. Kinh phí đào tạo của công ty được lấy từ quỹ đào tạo tập trung, quỹ đào tạo của các công ty thành viên, quỹ nghiên cứu khoa học theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của cơng ty…Với những nguồn kinh phí như vậy thì tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động đào tạo của công ty tương đối cao, đảm bảo việc thiết kế ra các chương trình đào tạo với hình thức phong phú và hấp dẫn, chất lượng giảng dạy tốt.

3.3. Kết quả phân tích thực trạng đào tạo nhân viên tại Chi nhánh công tyTNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH thƣơng mại a nam tại thành phố hà nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)