Thực trạng về xác định nhu cầu đào tạo nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH thƣơng mại a nam tại thành phố hà nội (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.3. Kết quả phân tích thực trạng đào tạo nhân viên tại Chi nhánh công ty TNHH

3.3.1. Thực trạng về xác định nhu cầu đào tạo nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH

Công tác đào tạo nhân viên của chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội được thực hiện nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên đủ về số lượng và đảm bảo về trình độ chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty.

Giai đoạn này được đảm nhiệm bởi phòng HCNS và trưởng các phịng ban khác. Trong đó, phịng HCNS tiến hành phân tích nhu cầu đào tạo ở cấp độ cơng ty còn các trưởng bộ phận sẽ tổng hợp nhu cầu đào tạo tại bộ phận do mình phụ trách.

Để xác định nhu cầu đào tạo công ty đã căn cứ vào những yếu tố sau:

- Hàng năm công ty dựa theo kế hoạch kinh doanh, tình hình đội ngũ nhân viên thực tế… để xác định nhu cầu đào tạo. Ở Chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội, với chiến lược kinh doanh năm 2017 là mở rộng thị trường – mở thêm 10 cửa hàng tại khu vực miền Bắc. Với chiến lược như vậy, phòng nhân sự xác định mỗi cửa hàng sẽ có 4 nhân viên bán hàng cần đào tạo về kiến thức sản phẩm, quá trình bán hàng, kiến thức khách hàng và kỹ thuật bán hàng. Sau đó xác định cứ 1 cửa hàng sẽ có 1 cửa hàng trưởng và 1 cửa hàng phó cần đào tạo thêm các kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết xung đột…

- Vào quý I hàng năm, các trưởng bộ phận phòng ban xác định nhu cầu đào tạo chung cho nhân viên của bộ phận mình quản lý bằng việc khảo sát nhu cầu đào tạo rồi gửi cho phòng HCNS. Với bộ phận kinh doanh thì trưởng phịng kinh doanh phải xem xét lại số lượng nhân viên bán hàng, xác định nhu cầu về số cửa hàng sắp mở để đưa ra số lượng nhân viên bán hàng mới cần được đào tạo, đánh giá chất lượng nhân viên hiện tại về kỹ năng, trình độ, thái độ đối với công việc để tiến hành đào tạo lại nếu không đạt yêu cầu. Phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo tại phụ lục 8.

- Căn cứ số lượng, chất lượng của đội ngũ CBNV hiện có, khối lượng, mức độ phức tạp của công việc, yêu cầu về kỹ năng và trình độ cần thiết để lên kế hoạch đào tạo sao cho phù hợp. Chủ yếu là lực lượng nhân viên bán hàng, công ty cần một lực lượng nhân viên bán hàng ngày càng chuyên nghiệp nên nhu cầu đào tạo cũng ngày một tăng cao, những nhân viên mới vào được đào tạo kĩ lưỡng và chuyên sâu hơn, các khóa đào tạo mở ra bài bản và chuyên nghiệp hơn.

Công ty xác định nhu cầu đào tạo chủ yếu là đào tạo hội nhập cho toàn bộ nhân viên để giúp nhân viên vào làm việc sẽ hiểu về công ty, về sản phẩm của công ty và dịch vụ mà công ty đang cung cấp.

Bảng 3.4 Nhu cầu đào tạo nhân viên tại Chi nhánh công ty TNHH TM A Nam tại TP HN giai đoạn 2014- 2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Nhu cầu đào tạo (người) 52 70 78

(Nguồn: Phòng Hành chính- Nhân sự)

Số lượng nhu cầu đào tạo tại bảng trên được xác định đào tạo với nội dung đào tạo hội nhập. Quy trình đào tạo hội nhập gồm: Giai đoạn 1 dành cho toàn bộ nhân viên; Giai đoạn 2 dành cho nhân viên bán hàng. Công ty xác định những nhân viên bán hàng có tiềm năng làm quản lý, cửa hàng trưởng hoặc cửa hàng phó sẽ được kèm cặp thêm kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý, kỹ năng giải quyết xung đột…

3.3.2. Thực trạng về xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên tại chi nhánh côngty TNHH TM A Nam tại thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH thƣơng mại a nam tại thành phố hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)