CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.3. Kết quả phân tích thực trạng đào tạo nhân viên tại Chi nhánh công ty TNHH
3.3.2. Thực trạng về xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên tại chi nhánh công ty
Các chính sách đào tạo nhân viên
Chi nhánh cơng ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội luôn tạo điều kiện để nhân viên có cơ hội được đào tạo, phát triển nhằm xây dựng đội ngũ CBNV tinh thơng về nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tình phục vụ khách hàng với phong cách làm việc chun nghiệp. Chính vì vậy, mục tiêu chung trong các chính sách đào tạo nhân viên của chi nhánh chính là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp, thơng qua việc giúp nhân viên hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn nghề nghiệp của mình và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, động cơ làm việc tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ trong tương lai. Chính sách đào tạo hội nhập tại công ty nhằm giúp nhân viên mới hội nhập nhanh chóng vào mơi trường làm việc và nắm bắt công việc hiệu quả nhất, tất cả nhân sự mới đều được hướng dẫn hội nhập. Nhân viên làm việc tại hệ thống cửa hàng sẽ được tham gia các lớp đào tạo về kiến thức sản phẩm, kỹ năng/nghiệp vụ chuyên mơn theo lộ trình đào tạo hội nhập dành cho từng vị trí cơng việc. Nhân viên làm việc tại các bộ phận/phịng ban tùy từng vị trí cụ thể sẽ được lên kế hoạch tham gia các lớp đào tạo các kiến thức, kỹ năng/nghiệp vụ chun mơn của bị trí đảm trách. Nhân viên có kết quả cơng việc tốt và thể hiện năng lực quản lý sẽ có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn thơng qua việc đề bạt và xem xét của các cấp quản lý, hoàn thành các nội dung đào tạo tương ứng và được đánh giá qua các giai đoạn đào tạo.
Xác định các chương trình đào tạo nhân viên
Theo chính sách đào tạo hàng năm, Chi nhánh dành một khoảng thời gian thích đáng, ngân sách phù hợp để thiết kế các chương trình đào tạo, mời các chuyên gia, giảng viên tốt nhất cùng với đội ngũ nhân viên để nâng cao năng lực làm việc của cá nhân cũng như công ty. Nội dung đào tạo gồm chương trình đào tạo hội nhập: 100% cán bộ nhân viên mới tuyển dụng vào cơng ty sẽ được tham gia chương trình đào tạo hội nhập nhằm giúp nhân viên hiểu rõ lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội, hiểu rõ môi trường làm việc, các sản phẩm, dịch vụ, được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ để nắm bắt và hịa nhập nhanh nhất với cơng việc tại cơng ty.Với quy trình đào tạo như sau:
Giai đoạn 1: (Dành cho tồn bộ nhân viên trong Cơng ty) Đào tạo nhân viên những kiến thức về Sản phẩm và Cơng ty về sự hình thành và phát triển, sứ mạng, tầm nhìn, văn hóa doanh nghiệp.
Giai đoạn 2: (Dành cho nhân viên bán hàng) Đào tạo bao gồm những nội dung sau:
- Đào tạo sâu về kiến thức sản phẩm: Bao gồm chất liệu, các tính năng chính, cách sử dụng sản phẩm.
- Quá trình bán hàng: xác định tương lai, lên kế hoạch thực hiện, xác định phương hướng và nhu cầu, các kỹ thuật thực hiện, các phản ứng khi thực hiện, đóng cửa, kết thúc và đánh giá.
- Kiến thức khách hàng: nhân viên bán hàng sẽ được hiểu về các khách hàng tới TTTM và các viễn cảnh ở khu vực của họ.
- Kỹ thuật bán hàng: kỹ năng chào hỏi, kỹ năng giới thiệu sản phẩm, kỹ năng giải quyết xung đột…
Các chương trình đào tạo được lên kế hoạch theo từng năm nhằm đảm bảo được cập nhật kịp thời các kiến thức mới theo yêu cầu, cung cấp đúng và đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc thực hiện công việc.
Xác định ngân sách cho đào tạo nhân viên
Theo trưởng phịng HCNS bà Nguyễn Thị Thùy Trang thì hoạt động đào tạo của chi nhánh cơng ty TNHH Thương Mại A Nam tại TP Hà Nội là một phương án tối ưu nhằm tạo ra đội ngũ nhân viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tạo nguồn cho các chức danh chủ chốt trong cơng ty. Cịn đối với nhân viên, họ được nâng cao các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của từng công việc. Công ty chủ trương tài trợ một phần hoặc tồn bộ
học phí cho các khóa học phát triển nâng cao chun mơn theo chuyên ngành phù hợp đối với một số cán bộ chủ chốt hoặc có tiềm năng phát triển trong tương lai. Trường hợp đặc biệt công ty sẽ xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho cán bộ, nhân viên tham gia các chương trình đào tạo tự nguyện, bằng kinh phí tự túc ngồi giờ.
Chi phí đào tạo chủ yếu bao gồm: chi phí giảng viên, chi phí thuê địa điểm, chi phí tài liệu học tập… Việc hoạch định và thơng qua chi phí đào tạo hàng năm sẽ do chun viên đào tạo, Trưởng phòng HCNS và trưởng phịng Tài chính kế tốn phê duyệt.
Bảng 3.5 Chi phí Đào tạo giai đoạn 2014-2016 của Chi nhánh Công ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội
Đơn vị: Triệu VNĐ
Năm 2014 2015 2016
Chính sách đào tạo hội nhập 20,1 35,5 46,6
(Nguồn: Phịng Hành chính nhân sự)
Chi phí đào tạo dành cho Chính sách Đào tạo Hội nhập khá thấp do Công ty tận dụng tối đa những nguồn lực sẵn có, những địa điểm đào tạo thực tế luôn tại Công ty để liên hệ thực tế cho nhân viên. Sử dụng chi phí đào tạo một cách tiết kiệm, tránh lãng phí. Từ bảng trên có thể thấy trong giai đoạn 2014 -2016, ngân sách mà công ty dành cho hoạt động đào tạo tăng liên tục từ 20,1 triệu đồng năm 2014 lên 46,6 triệu đồng năm 2016. Điều này phản ánh rõ sự quan tâm của lãnh đạo công ty trong viêc đầu tư cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho nhân viên, đáp ứng được sự thay đổi trên thị trường kinh doanh cũng như những chiến lược kinh doanh mới của công ty.
Xây dựng các kế hoạch đào tạo nhân viên chi tiết
Dưới đây là một kế hoạch đào tạo hội nhập nhân viên bán hàng tại chi nhánh công ty TNHH TM A Nam tại TP HN được thực hiện bởi Giám sát bán hàng Bà Ngô Trương Phương Thanh:
HỘP 3.1 KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO HỘI NHẬP NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH TM A NAM TẠI HÀ NỘI
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO HỘI NHẬP NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH TM A NAM TẠI HÀ NỘI
- Mục tiêu: Giúp nhân viên mới nắm rõ về công ty, sản phẩm và cách làm việc
tại công ty
- Đối tượng đào tạo: 6 nhân viên bán hàng mới tuyển dụng
- Thời gian, địa điểm đào tạo: 14h ngày 12/12/2016 tại cửa hàng Samsonite tầng 4 tòa nhà Lotte, 54 Liễu Giai, P.Cống Vị, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội.
- Hình thức đào tạo: Đào tạo trong cơng việc
- Phương pháp đào tạo: Đào tạo tại công ty
- Xây dựng nội dung đào tạo: Giới thiệu về cơng ty và văn hóa cơng ty; Giảng
dạy về sản phẩm của cơng ty: các loại nguyên vật liệu, cách bảo quản, cách sử dụng; Các kỹ năng bán hàng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe khách hàng và kỹ năng giải quyết vấn đề.
NGƯỜI THỰC HIỆN Giám sát Bán hàng Ngô Trương Phương Thanh
Xác định mục tiêu cần đạt được: Việc xác định mục tiêu đào tạo tại công ty chưa
thực sự rõ ràng, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế, mục tiêu đào tạo còn chung chung như: củng cố nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ chuyên gia, huấn luyện an toàn lao động cho CBNV trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh và chiến lược đầu tư phát triển của công ty; phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu dài hạn trong q trình hồn thiện, đổi mới và phát triển của cơng ty. Các khóa đào tạo cơng ty tổ chức chưa có mục tiêu cụ thể rõ ràng, việc đào tạo nhiều khi còn đại khái chưa tạo động lực thật sự cho học viên sau khi đào tạo thu được những kiến thức kỹ năng sẽ được sử dụng như thế nào. Do vậy làm giảm hiệu quả của công tác đào tạo.
Xác định đối tượng đào tạo:Đối tượng đào tạo được nghiên cứu trong đề tài bao
gồm toàn bộ nhân viên làm việc trong các phịng ban tại Chi nhánh cơng ty TNHH TM A Nam tại TP HN.Đối tượng đào tạo của công ty chủ yếu là nhân viên bán hàng. Là
cơng ty phân phối các dịng sản phẩm cao cấp của các hãng nổi tiếng về valy, túi xách và mỗi mẫu mã sản phẩm có rất nhiều đặc điểm, tính năng, hình dáng, kích cỡ nên việc nhân viên mới cịn gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt các thông tin sản phẩm. Và chỉ khi được đào tạo, được kiểm tra, được thực hành thì nhân viên mới nhớ hết được sản phẩm kinh doanh của mình. Mà lực lượng bán hàng của cơng ty chiếm số lượng lớn với 47% tổng số nhân viên - đây là lực lượng tạo ra giá trị, doanh thu lớn nhất cho DN. Nhận thấy được tầm quan trọng của nhân viên này, nên công tác đào tạo luôn được quan tâm và được xác định rõ đối tượng đào tạo, chương trình đào tạo ở đây chủ yếu là kỹ năng bán hàng.
Thời gian, địa điểm đào tạo: Địa điểm tiến hành đào tạo được lựa chọn sao cho
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những người tham gia lớp đào tạo, mà khơng làm ảnh hưởng đến q trình làm việc của họ. Nếu lớp đào tạo nội bộ thì sắp xếp lớp học sau hoặc trước giờ làm việc. Đối với những chương trình đào tạo bên ngồi phải đến nơi tổ chức giảng dạy, cơng ty sẽ hỗ trợ kinh phí cho nhân viên.
Hình thức đào tạo: Hiện tại cơng ty áp dụng hình thức đào tạo trong cơng việc,
bồi dưỡng thường xuyên là chủ yếu, đó là những khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo, khảo sát, thực tập có nội dung gắn sát với công việc hiện tại nhằm cập nhật kiến thức, bổ sung và nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên.
Đào tạo tại D N Đào tạo ng oài D N Đào tạo trong cơng việc Đào tạo từ xa 0 5 10 15 20 25 30 Hài lịng Bình thường Khơng hài lịng Hình thức đào tạo Tỷ lệ đ án h g iá
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Biểu đồ 3.1. Thể hiện mức độ đánh giá của nhân viên về các hình thức đào tạo tại chi nhánh công ty TNHH TM A Nam tại TP Hà Nội
Phương pháp đào tạo: Công ty sử dụng phương pháp đào tạo tại cơng ty là chủ
ngồi được tiến hành cho những nhân viên tiềm năng, có khả năng phát triển lên vị trí cao hơn, giúp nhân viên nâng cao sự nhạy cảm đối với mơi trường bên ngồi, phát triển khả năng linh hoạt và có được những cách tiếp cận và tư tưởng mới. Phương pháp đào tạo trên công việc được tiến hành thường xuyên và là hình thức cơ bản nhất giúp nhân viên có được những kinh nghiệm một cách trực tiếp, người hướng dẫn đánh giá được chính xác thực lực của nhân viên và kết quả đào tạo. Ngồi ra, khi cần thiết cơng ty có tiến hành phương pháp ln chuyển cơng việc, điều chuyển một số vị trí của nhân viên để nhân viên có thể học tập tại nhiều mơi trường khác nhau giúp nhân viên có cách nhìn rộng hơn, tạo ra nhiều cơ hội và kỹ năng mới cho nhân viên. Phương pháp cố vấn cũng được áp dụng do bà Giám sát Bán Hàng Ngô Trương Phương Thanh trực tiếp chỉ dẫn thực tế, truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức cho nhân viên tận tình và chu đáo. Các phương pháp trên được cơng ty tiến hành tùy thuộc vào từng đối tượng nhân viên để tạo hiệu quả tối ưu trong cơng việc.
Rất hài lịng Hài lịng Bình thường Khơng hài lịng 0 10 20 30 40 50 60 Năm 2016 Mức độ Tỷ lệ %
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Biểu đồ 3.2. Mức độ đánh giá của CBNV về phương pháp đào tạo tại chi nhánh công ty TNHH TM A Nam tại TP Hà Nội
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, phương pháp đào tạo nhân viên tại chi nhánh công ty chưa có nhiều đổi mới, tỷ lệ nhân viên cảm thấy phương pháp bình thường cao là 50%. Theo khảo sát về nhân viên, thì phương pháp của cơng ty chủ yếu là tham gia các hội nghị thường không mang lại hiệu quả cao và nhân viên đang trong tình trạng: “nghe mà như không nghe”.
Xây dựng nội dung đào tạo: Theo Quy chế đào tạo của công ty, việc xây dựng
nội dung đào tạo gắn liền với việc thực hiện khảo sát khóa học được thực hiện trước 15 ngày. Các nội dung giảng dạy tại công ty bao gồm: Hội nhập nhân viên mới bao gồm giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ, lịch sử hình thành và văn hóa doanh nghiệp; Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu là cho nhân viên bán hàng. Do đặc thù là một công ty Thương mại chuyên phân phối các sản phẩm về túi xách, vali cao cấp của các thương hiệu nổi tiếng nên lực lượng nhân viên bán hàng của công ty là rất lớn và địi hỏi phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ cũng như các kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp. Do vậy, nội dung đào tạo chủ yếu là đào tạo về sản phẩm của cơng ty, tính năng, đặc điểm nổi bật của các sản phẩm và cách thức bán hàng chuyên nghiệp; Đào tạo ngoại ngữ chỉ chiếm 10,6% cơ cấu nội dung đào tạo tại công ty bao gồm đào tạo về giao tiếp, giải quyết các vấn đề thường gặp của nhân viên kinh doanh; Đối với các nhân viên xuất sắc có tiềm năng phát triển, cơng ty ln quan tâm phát triển bằng cách đào tạo kèm cặp, bổ sung thường xuyên các kỹ năng lãnh đạo, quản lý sự thay đổi, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả quản lý. Cơng ty thực hiện chính sách này bằng cách cử nhân viên đi cơng tác tại cơng ty mẹ hoặc Nước ngồi để nâng cao trình độ cho bản thân nhân viên qua việc trực tiếp tham gia các hoạt động tại Cơng ty mẹ và tìm hiểu, học hỏi tại nước ngồi.
0 10 20 30 40 50 60 50 35 12 6
Số nhân viên được đào tạo
Nội dung Số lư ợ g N h ân v iê n
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu nội dung đào tại Chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội năm 2016
Từ số liệu điều tra, có thể thấy các nội dung đào tạo liên quan đến hội nhập và chuyên môn nghiệp vụ là các nội dung mà các nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại TP Hà Nội được đào tạo nhiều nhất. Điều này phản ánh một cách chân thực rằng hầu hết nhân viên khi mới vào công ty đều được tham gia đào tạo hội nhập, được giới thiệu về văn hóa của cơng ty, mơi trường làm việc, được gặp gỡ lãnh đạo của công ty cũng như được giới thiệu tới các phòng ban liên quan và quan trọng nhất là được đào tạo về sản phẩm, dịch vụ của công ty.
3.3.3. Thực trạng về triển khai thực hiện đào tạo nhân viên tại chi nhánh côngty TNHH TM A Nam tại thành phố Hà Nội