Định hướng đối với công tác quản trị nhân lực của Chi nhánh công ty TNHH

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH thƣơng mại a nam tại thành phố hà nội (Trang 45)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.1.2. Định hướng đối với công tác quản trị nhân lực của Chi nhánh công ty TNHH

4.1. Định hướng và mục tiêu đối với đào tạo nhân viên tại Chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội

4.1.1. Định hướng hoạt động của công ty

Chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại TP Hà Nội là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực phân phối các mặt hàng valy, túi xách, phụ kiện du lịch… của các thương hiệu cao cấp như Samsonite, American Tourister, Lipault, High Sierra… Do đó, trong những năm tới, cơng ty sẽ mở rộng thêm hệ thống các cửa hàng trong các khu TTTM của Hà Nội và mở rộng thị trường ra các tỉnh trong cả nước để đưa sản phẩm của mình tới gần hơn với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cơng ty sẽ phân khúc các loại sản phẩm để phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm phục vụ họ tốt hơn. Ngồi việc mở rộng thị trường, cơng ty sẽ chú trọng hơn tới lĩnh vực dịch vụ như tư vấn, chăm sóc, dịch vụ hậu mãi cho tất cả người tiêu dùng và sản phẩm của mình. Vì các nhà lãnh đạo của công ty hiểu rằng: “Sản phẩm tốt là chưa đủ mà phải kèm theo với dịch vụ chăm sóc tốt và nhiều ưu đãi”. Và với định hường hoạt động của cơng ty như vậy thì vấn đề đẩy mạnh đào tạo nhân viên luôn được quan tâm, là yếu tố hàng đầu để giúp công ty thực hiện được mục tiêu của mình.

4.1.2. Định hướng đối với công tác quản trị nhân lực của Chi nhánh công tyTNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội

Với nhận thức nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thúc đẩy sự phát triển, nhất là đối với một cơng ty làm thương mại thì yếu tố con người là yếu tố không thể thiếu quyết định thành công hay thất bại của công ty, Chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội luôn coi trọng yếu tố con người trong sự nghiệp phát triển của cơng ty do đó trong giai đoạn 2017 - 2020, công ty hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng làm việc cũng như những kỹ năng nghề nghiệp, tối ưu hóa hiệu quả làm việc; Củng cố cơ chế chính sách đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, có hệ thống đánh giá hiệu quả đào tạo nhằm thu hút, gìn giữ và phát triển nhân tài, hỗ trợ cho mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, cơng ty có kế hoạch quy hoạch đào tạo đội ngũ quản lý trung và cao cấp do đó chính sách tuyển dụng cũng chặt chẽ và tập trung vào nguồn lực có chất lượng cao hơn, việc sử dụng bố trí sắp xếp nhân viên của mình phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết khả năng sáng tạo phục vụ tốt cho việc kinh doanh của công ty.

4.1.3. Mục tiêu đào tạo nhân viên tại Chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội

Cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động và sản phẩm kinh doanh, công ty sẽ liên tục tuyển dụng nhân viên và phát triển thị trường. Do đó, cùng với việc tuyển dụng nguồn đầu vào chất luợng tốt, công tác đào tạo cũng một phần giúp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. Số lượng các khoá đào tạo và lượt nhân viên được đào tạo sẽ tăng thêm. Bên cạnh đó cơng ty cũng khuyến khích nhân viên tự đào tạo thêm để tăng vốn kiến thức của cá nhân qua việc tự học hỏi, trau dồi kinh nghiệm.

Ngoài những tổ chức đào tạo đã hợp tác trong thời gian qua, cơng ty tìm kiếm và hợp tác với những đối tác uy tín khác để tổ chức ra các buổi học thật chất lượng nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên. Tổ chức thêm các chương trình đào tạo về những kỹ năng mềm cho nhân viên trong công ty. Những nhân viên sau khi được đào tạo sẽ phải có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, những kỹ năng cần thiết để giúp họ có thể hồn thành tốt những cơng việc được giao, đồng thời gắn bó nhân viên với cơng ty.

Với nhận thức về tầm quan trọng của ngoại ngữ và sự am hiểu về các dòng sản phẩm liên quan đến các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới nên trong thời gian tới công ty sẽ xây dựng các tiêu chuẩn và kế hoạch đào tạo ngoại ngữ và kiến thức chuyên mơn cho nhân viên trong cơng ty.

Xây dựng chương trình đào tạo gắn liền với thực tế hoạt động kinh doanh của công ty, bám sát với nhu cầu nguyện vọng của nhân viên. Đồng thời xây dựng các chính sách, chế độ cụ thể, rõ ràng với từng vị trí cơng việc nhằm khuyến khích CBNV trong cơng ty ln cố gắng phấn đấu, phát huy tính sáng tạo và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận. Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên mơn khi cần thiết.

Hồn thiện các điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình đào tạo như: nguồn lực tài chính, nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác triển khai thực hiện các chương trình đào tạo.

4.2. Các giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại Chi nhánhcông ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội công ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội

Từ thực tế trong công tác đào tạo nhân viên cùng với những định hướng trong hoạt động kinh doanh và chiến lược công tác đào tạo nhân viên của Chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội, em thấy rằng Công ty cần phải thực hiện một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nhân viên nhằm đạt được các mục tiêu đã đã đề ra. Đó là:

4.2.1. Đổi mới cách thức xác định nhu cầu đào tạo nhân viên

Qua phân tích thực trạng của cơng tác đào tạo nhân viên Chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội có thể thấy rằng hoạt động đào tạo nhân viên được tiến hành về cơ bản là khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế về sai sót tổ chức, năng lực của CBNV trong cơng ty đơi khi cịn mang tính thụ động, hiệu quả chưa đáp ứng được so với chi phí đã bỏ ra. Do đó, Chi nhánh cơng ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội cần phải làm tốt từ khâu xác định nhu cầu đào tạo, về cơ bản là phải xác định rõ số lượng nhân viên cần đào tạo qua các năm đề phù hợp với nhu cầu lao động của hiện tại cũng như nhu cầu lao động trong tương lai. Cần phải nghiên cứu xu hướng biến động của thị trường tài chính cũng như nhu cầu của khách hàng để có kế hoạch đào tạo hợp lý. Cụ thể như sau:

Trước hết cần phân tích chiến lược sản xuất kinh doanh của cơng ty, đồng thời phân tích các chỉ tiêu như năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả, lợi nhuận, tỷ lệ đạt được của các chỉ tiêu đó so với kế hoạch đề ra để từ đó biết được những nhân viên nào cần được đào tạo? Đào tạo với số lượng bao nhiêu để đáp ứng yêu cầu công việc? Đào tạo nhân viên ở đơn vị nào? Phân tích chiến lược kinh doanh cần phải gắn liền với chiến lược nguồn nhân lực của cơng ty, qua đó biết được biến động lao động trong những năm tới để chuẩn bị đội ngũ nhân viên cho phù hợp và kịp thời đáp ứng yêu cầu công việc cũng như yêu cầu của công ty.

Để xác định được đối tượng đào tạo là ai? Thông qua hồ sơ nhân viên, kết quả đánh giá thực hiện công việc xác định được ai cần được đào tạo, đào tạo những kiến thức, kỹ năng nào phù hợp với họ để đảm bảo hiệu quả đào tạo và thực hiện công việc. Từ kết quả đánh giá sẽ xác định được nhân viên đã có những kỹ năng nào để thực hiện công việc, những kỹ năng nào còn thiếu và yếu cần được bổ sung, đào tạo. Từ đó sẽ chọn ra được ai cần được đào tạo, đào tạo kỹ năng nào cho phù hợp với khả năng của

họ và đòi hỏi của cơng việc. Việc phân tích cơng việc mới chỉ là đánh giá tổng quan về những địi hỏi của cơng việc, đánh giá thực hiện cơng việc đem lại những thông tin chi tiết về nhân viên đã có và chưa có kỹ năng nào so với yêu cầu công việc đặt ra, xác định được số lượng người cần được đào tạo cụ thể cho cơng việc, đơn vị đó và cần được đào tạo những kỹ năng nào.

Hiện nay quy trình xác định nhu cầu đào tạo nhân viên tại Chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội vẫn tồn tại hạn chế như công ty xác định nhu cầu đào tạo phụ thuộc khá nhiều vào đánh giá của cấp trên chứ chưa quan tâm nhiều đến nhu cầu nguyện vọng của chính đối tượng sẽ được đào tạo. Do đó cần phải bổ sung thêm phiếu xác định nhu cầu đào tạo cá nhân và gắn chặt nhu cầu đào tạo với nhu cầu công việc thông qua quản lý bằng mục tiêu. Em xin đề xuất phiếu xác định nhu cầu đào tạo cá nhân như sau:

HỘP 4.1 ĐỀ XUẤT PHIẾU XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐÀO TẠO PHIẾU XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐÀO TẠO

Mục đích của phiếu điều tra: nhằm thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến công việc và các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng để đánh giá và phân tích nhu cầu đào tạo của đội ngũ nhân viên. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch đào tạo để đáp ứng đúng nhu cầu của nhân viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng làm việc.

Rất mong nhận được sự ủng hộ và hợp tác của anh/chị.

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NHÂN SỰ Họ và tên:

Đơn vị công tác: Chức vụ:

II. NHU CẦU ĐÀO TẠO

Phần II sẽ tập trung tìm hiểu nhu cầu đào tạo của nhân viên. Các cá nhân xem xét và so sánh với công việc để tự xác định những kiến thức, kỹ năng nào cần thiết cho công việc theo thứ tự ưu tiên. Thông tin thu được trong phần này cũng giúp cho việc tổ chức các khóa học có thời lượng, phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả và thu hút người học.

Câu 1. Trong số các các nội dung dưới đây, kiến thức, kỹ năng nào anh/chị thấy cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc.

- Không: Không cần thiết hoặc không ảnh hưởng tới kết quả cơng việc

- Rất ít: Không liên quan hoặc không ảnh hưởng nhiều tới thực hiện công việc. - Cần thiết: Liên quan nhiều hoặc cần thiết để thực hiện công việc

- Rất cần: Là kiến thức, kỹ năng cần phải có để thực hiện tốt cơng việc.

( Đánh dấu “X” vào ơ thích hợp)

ĐÀO TẠO Khơng Rất ít Cần

thiết

Rất cần

1.1 Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ 1.2 Đào tạo kỹ năng

Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng công nghệ

Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng quản lý

1.2 Đào tạo ngoại ngữ:

Tiếng anh cơ bản Tiếng anh nâng cao

Câu 2. Phương pháp dạy và học nào đối với những khóa bồi dưỡng theo anh/chị là hiệu quả nhất

(Đánh dấu “X” vào ơ thích hợp)

 Vấn đáp, trao đổi thảo luận  Thuyết trình truyền thống

 Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành

Câu 3: Hình thức bồi dưỡng nào phù hợp với công việc của anh/chị nhất?

(Đánh dấu “X” vào ơ thích hợp) Các loại hình Khơng phù hợp Phù hợp hợp Rất phù hợp Khóa học có thời lượng 1 – 2 ngày

Khóa học có thời lượng 3 – 5 ngày Khóa học ngắn hạn từ 1-2 tuần Khóa học dài hơn 2 tuần Tự học

4.2.2. Hoàn thiện xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên

Đào tạo nhân viên không chỉ đơn thuần là giúp nhân viên đạt đến một cấp độ cao hơn về kỹ năng hoặc trau dồi những kinh nghiệm mới... mà còn là cách tạo dựng niềm đam mê để nhân viên gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp. Vì vậy cơng tác xây dựng kế hoạch đào tạo càng phải được đẩy mạnh hơn, bởi vì đó là một tiền đề quan trọng để tiến hành các hoạt động đào tạo nhân viên.

Xây dựng khung chương trình đào tạo cho từng đối tượng nhân viên. Nội dung đào tạo cần phải có sự phân loại theo đối tượng và phải dựa vào kết quả đào tạo của lần trước đó để làm căn cứ xây dựng nhu cầu đào tạo lại cho nhân viên nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; đào tạo hội nhập cho nhân viên mới; đào tạo cán bộ nguồn phục vụ cho phát triển nguồn lực trong tương lai. Trong cơng ty, một số khung chương trình đào tạo cịn mang tính đột xuất như là các thành viên Ban Giám đốc chi nhánh, các cấp quản lý sẽ nhờ vào mối quan hệ của mình để mời các đối tác, bạn bè về để chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, giao lưu với nhân viên mà chưa dựa vào nhu cầu thực tế của nhân viên của mình nên nhiều khi các chương trình đó khơng mang lại nhiều hiệu quả trong cơng việc. Do đó, chi nhánh cơng ty TNHH Thương mại A Nam cần phải xây dựng một lộ trình về các khung chương trình đào tạo cho nhân viên chi tiết và phù hợp với từng phòng ban hơn như các kỹ năng bán hàng cho nhân viên bán hàng, kỹ năng tiếp thị số cho các nhân viên phòng Marketing…

Kế hoạch đào tạo cần phải được xây dựng xuyên suốt theo nhu cầu phát triển của Chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội qua từng thời kỳ, phù hợp với mục tiêu phát triển nghề nghiệp của từng nhân viên. Chương trình đào tạo nên thường xuyên được đánh giá và cập nhật nhằm bổ sung những kiến thức mới nhất cho đối tượng được đào tạo. Trên nền tảng đó, Chi nhánh cơng ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội cần triển khai chi tiết kế hoạch đào tạo cho từng vị trí cơng việc cụ thể với thời gian thích hợp, qua đó xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho từng nhân viên làm việc tại cơng ty với các nhóm năng lực như: “Kỹ năng quản lý, Hiểu biết về

sản phẩm, Pháp lý và Kỹ năng tác nghiệp…” Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên tổ

chức các khóa đào tạo “Kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng” cho các nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Khi xây dựng kế hoạch đào tạo cần chú ý đến việc cân đối ngân quỹ đào tạo cũng như có những chương trình hỗ trợ kịp thời và chính xác cho nhân viên được đi đào tạo. Với các kế hoạch có chi phí dự kiến phát sinh là lớn thì cơng ty cần có hướng giải quyết trước như tìm nguồn hỗ trợ, tiết kiệm những chi phí khác nếu có thể.

Với những hạn chế đó, em xin đề xuất xây dựng một kế hoạch đào tạo về Kỹ năng tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp cho nhân viên bán hàng và nhân viên các bộ phận giao dịch chăm sóc khách hàng có thời gian làm việc tại Chi nhánh cơng ty TNHH Thương Mại A Nam tại TP Hà Nội từ 6 tháng trở lên như sau:

HỘP 4.2 ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO KỸ NĂNG TẠO DỰNG HÌNH ẢNH CHUYÊN NGHIỆP VÀ KỸ NĂNG BÁN HÀNG CHUYÊN NGHIỆP

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO KỸ NĂNG TẠO DỰNG HÌNH ẢNH CHUYÊN NGHIỆP VÀ KỸ NĂNG BÁN HÀNG CHUN NGHIỆP

I. MỤC ĐÍCH

- Tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp

- Nâng cao hiệu quả giao tiếp và phục vụ khách hàng chuyên nghiệp - Tăng tỉ lệ duy trì khách hàng trung thành

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

- Nhân viên bán hàng, nhân viên các bộ phận giao dịch và chăm sóc khách hàng có thời gian làm việc tại Chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội từ 6 tháng trở lên.

- Địa điểm : Tòa nhà Vân Nam, số 26 đường Láng, Phường Ngã Tư Sở, Quận

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH thƣơng mại a nam tại thành phố hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)