Đổi mới cách thức xác định nhu cầu đào tạo nhân viên

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH thƣơng mại a nam tại thành phố hà nội (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.2. Các giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại Chi nhánh công ty

4.2.1. Đổi mới cách thức xác định nhu cầu đào tạo nhân viên

Qua phân tích thực trạng của cơng tác đào tạo nhân viên Chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội có thể thấy rằng hoạt động đào tạo nhân viên được tiến hành về cơ bản là khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế về sai sót tổ chức, năng lực của CBNV trong cơng ty đơi khi cịn mang tính thụ động, hiệu quả chưa đáp ứng được so với chi phí đã bỏ ra. Do đó, Chi nhánh cơng ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội cần phải làm tốt từ khâu xác định nhu cầu đào tạo, về cơ bản là phải xác định rõ số lượng nhân viên cần đào tạo qua các năm đề phù hợp với nhu cầu lao động của hiện tại cũng như nhu cầu lao động trong tương lai. Cần phải nghiên cứu xu hướng biến động của thị trường tài chính cũng như nhu cầu của khách hàng để có kế hoạch đào tạo hợp lý. Cụ thể như sau:

Trước hết cần phân tích chiến lược sản xuất kinh doanh của cơng ty, đồng thời phân tích các chỉ tiêu như năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả, lợi nhuận, tỷ lệ đạt được của các chỉ tiêu đó so với kế hoạch đề ra để từ đó biết được những nhân viên nào cần được đào tạo? Đào tạo với số lượng bao nhiêu để đáp ứng yêu cầu công việc? Đào tạo nhân viên ở đơn vị nào? Phân tích chiến lược kinh doanh cần phải gắn liền với chiến lược nguồn nhân lực của cơng ty, qua đó biết được biến động lao động trong những năm tới để chuẩn bị đội ngũ nhân viên cho phù hợp và kịp thời đáp ứng yêu cầu công việc cũng như yêu cầu của công ty.

Để xác định được đối tượng đào tạo là ai? Thông qua hồ sơ nhân viên, kết quả đánh giá thực hiện công việc xác định được ai cần được đào tạo, đào tạo những kiến thức, kỹ năng nào phù hợp với họ để đảm bảo hiệu quả đào tạo và thực hiện công việc. Từ kết quả đánh giá sẽ xác định được nhân viên đã có những kỹ năng nào để thực hiện cơng việc, những kỹ năng nào cịn thiếu và yếu cần được bổ sung, đào tạo. Từ đó sẽ chọn ra được ai cần được đào tạo, đào tạo kỹ năng nào cho phù hợp với khả năng của

họ và địi hỏi của cơng việc. Việc phân tích cơng việc mới chỉ là đánh giá tổng quan về những địi hỏi của cơng việc, đánh giá thực hiện cơng việc đem lại những thông tin chi tiết về nhân viên đã có và chưa có kỹ năng nào so với yêu cầu công việc đặt ra, xác định được số lượng người cần được đào tạo cụ thể cho công việc, đơn vị đó và cần được đào tạo những kỹ năng nào.

Hiện nay quy trình xác định nhu cầu đào tạo nhân viên tại Chi nhánh công ty TNHH Thương Mại A Nam tại Hà Nội vẫn tồn tại hạn chế như công ty xác định nhu cầu đào tạo phụ thuộc khá nhiều vào đánh giá của cấp trên chứ chưa quan tâm nhiều đến nhu cầu nguyện vọng của chính đối tượng sẽ được đào tạo. Do đó cần phải bổ sung thêm phiếu xác định nhu cầu đào tạo cá nhân và gắn chặt nhu cầu đào tạo với nhu cầu công việc thông qua quản lý bằng mục tiêu. Em xin đề xuất phiếu xác định nhu cầu đào tạo cá nhân như sau:

HỘP 4.1 ĐỀ XUẤT PHIẾU XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐÀO TẠO PHIẾU XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐÀO TẠO

Mục đích của phiếu điều tra: nhằm thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến công việc và các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng để đánh giá và phân tích nhu cầu đào tạo của đội ngũ nhân viên. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch đào tạo để đáp ứng đúng nhu cầu của nhân viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng làm việc.

Rất mong nhận được sự ủng hộ và hợp tác của anh/chị.

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NHÂN SỰ Họ và tên:

Đơn vị công tác: Chức vụ:

II. NHU CẦU ĐÀO TẠO

Phần II sẽ tập trung tìm hiểu nhu cầu đào tạo của nhân viên. Các cá nhân xem xét và so sánh với công việc để tự xác định những kiến thức, kỹ năng nào cần thiết cho công việc theo thứ tự ưu tiên. Thông tin thu được trong phần này cũng giúp cho việc tổ chức các khóa học có thời lượng, phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả và thu hút người học.

Câu 1. Trong số các các nội dung dưới đây, kiến thức, kỹ năng nào anh/chị thấy cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc.

- Không: Không cần thiết hoặc không ảnh hưởng tới kết quả cơng việc

- Rất ít: Không liên quan hoặc không ảnh hưởng nhiều tới thực hiện công việc. - Cần thiết: Liên quan nhiều hoặc cần thiết để thực hiện công việc

- Rất cần: Là kiến thức, kỹ năng cần phải có để thực hiện tốt cơng việc.

( Đánh dấu “X” vào ơ thích hợp)

ĐÀO TẠO Khơng Rất ít Cần

thiết

Rất cần

1.1 Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ 1.2 Đào tạo kỹ năng

Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng công nghệ

Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng quản lý

1.2 Đào tạo ngoại ngữ:

Tiếng anh cơ bản Tiếng anh nâng cao

Câu 2. Phương pháp dạy và học nào đối với những khóa bồi dưỡng theo anh/chị là hiệu quả nhất

(Đánh dấu “X” vào ơ thích hợp)

 Vấn đáp, trao đổi thảo luận  Thuyết trình truyền thống

 Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành

Câu 3: Hình thức bồi dưỡng nào phù hợp với cơng việc của anh/chị nhất?

(Đánh dấu “X” vào ơ thích hợp) Các loại hình Khơng phù hợp Phù hợp hợp Rất phù hợp Khóa học có thời lượng 1 – 2 ngày

Khóa học có thời lượng 3 – 5 ngày Khóa học ngắn hạn từ 1-2 tuần Khóa học dài hơn 2 tuần Tự học

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH thƣơng mại a nam tại thành phố hà nội (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)