Về chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột công thức của doanh nghiệp việt nam trên thị trường nội địa (Trang 38 - 44)

2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm sữa bột công thức Việt

2.2. Về chất lượng sản phẩm

Dưới góc độ tâm lí tiêu dùng, khơng ít người vẫn cho rằng sản phẩm đắt tiền nhất mới là sản phẩm có chất lượng tốt. Đây là một thực tế chưa thể thay đổi được, cho nên người tiêu dùng cần phải có kiến thức về sản phẩm, về đối tượng thụ hưởng trực tiếp sản phẩm để có được sự lựa chọn thơng minh. Theo bà Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, phương châm của viện là chú trọng tuyên truyền việc nuôi con bằng sữa mẹ bởi sữa mẹ là thức uống tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và mọi hành vi quảng cáo cho các hãng sữa (kể cả sữa nội) đặc biệt là các sản phẩm cho trẻ dưới một tuổi là trái với nghị định của Chính phủ, nhưng khơng thể phủ nhận rằng sữa bột công thức vẫn là một sản phẩm thiết yếu trong việc hỗ trợ, bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Là sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em – đối tượng dễ bị thương tổn do sức đề kháng còn yếu, chất lượng phải luôn là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Đóng vai trị quan trọng là vậy nhưng đây cũng là loại thực phẩm có nguy cơ mất an tồn cao đối với người tiêu dùng, vì vậy chất lượng an toàn vệ sinh về nguyên liệu sữa bột cần phải được các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm, kiểm soát chặt chẽ. Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải công bố tiêu chuẩn chất lượng, công khai hàm

31

lượng dinh dưỡng, hàm lượng của các loại vi chất, vi lượng và đăng kí chất lượng tại cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng phải đảm bảo đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm mới được phép sản xuất. Tuy nhiên, thực tế ở thị trường sữa bột Việt Nam, rất nhiều cơ sở sản xuất, đặc biệt là những cơ sở sản xuất thủ công đã không tuân thủ các quy định của nhà nước trong việc quản lý chất lượng an toàn, vệ sinh, dẫn đến đưa ra thị trường những loại sữa khơng đảm bảo chất lượng an tồn vệ sinh. Nhưng dường như người tiêu dùng Việt Nam vẫn cịn mua hàng dựa theo cảm tính và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác hơn là chú ý đến chất lượng sản phẩm. Cũng chính vì vậy, từ sau những vụ bê bối như sữa bột chứa melamine, chứa chất gây ung thư, hay sữa bột nhiễm khuẩn, người tiêu dùng mới thêm cảnh giác và quan tâm nhiều hơn đến chất lượng thực sự của sản phẩm.

Trái với tâm lí “ham rẻ”, một bộ phận người tiêu dùng khác lại cho rằng sữa càng đắt tiền thì càng nhiều dưỡng chất, đặc biệt những loại sữa có chứa DHA, canxi, Tourine, A+... có khả năng kích thích hoạt động não bộ, tăng cường khả năng tư duy, giúp trẻ “cao hơn”, “thông minh hơn” lại càng được quan tâm. “Nắm thóp” được tâm lí này, hầu hết các hãng sữa ngoại đều nâng cấp các dòng sản phẩm truyền thống của mình thành những dịng sản phẩm “cao cấp hơn” có bổ sung một số “dưỡng chất” chứa trong sữa mẹ, đặc biệt là DHA và ARA – hai chất béo được cho là chiếm thành phần cao trong não bộ và được quảng cáo là làm cho trẻ trở nên “thông minh vượt trội”, ngồi ra kết quả cịn được kiểm định bởi nghiên cứu, hay một tổ chức nào đó để củng cố thêm lịng tin ở người tiêu dùng. Trong một diễn đàn trực tuyến do báo điện tử Tiền Phong tổ chức 32, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn – Trưởng Bộ mơn Tâm lí học Trường Đại học Sư phạm TP HCM đã bày tỏ quan điểm “Phát triển chỉ số IQ của trẻ phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh - di truyền, không phải cứ uống nhiều sữa có các dưỡng chất hỗ trợ IQ là có IQ vượt trội. Chỉ số thơng minh của bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và dinh dưỡng không là yếu tố tiên quyết hay quyết định. IQ của con người phụ thuộc vào 70% yếu tố di truyền và 30%

32 Theo http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/162656/Vi-sao-sua-bot-ngoai%C2%A0o-VN-dat-nhat-the- gioi.html

các yếu tố khác: môi trường giáo dục, cách thức giáo dục, sự tích cực hoạt động của đứa trẻ trong cuộc sống. Để có sự phát triển trí tuệ tốt, đừng nghĩ cứ uống sữa là đủ”. Liệu rằng uống sữa ngoại có thực sự giúp trẻ em thơng minh hơn như trong các quảng cáo hay khơng thì chưa rõ, nhưng các vi chất như DHA, ARA trong sữa bột công thức vẫn chưa được xác định rõ ràng 33. Hiện nay, chất lượng sữa bột công thức vẫn được đánh giá theo tiêu chuẩn của năm 1998 về vi sinh vật, kim loại nặng, độc tố vi nấm, nhóm dinh dưỡng (đường, đạm, béo, vitamin) và một số chỉ tiêu vệ sinh khác. Để đảm bảo những sản phẩm thay thế sữa mẹ như sữa bột công thức an tồn cho sức khoẻ và sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ, cần phải có những kiểm định khoa học cụ thể để chứng minh những sản phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng tương đương sữa mẹ. Sữa bột công thức chứa đến hàng chục thành phần dinh dưỡng khác nhau, mỗi thành phần đều đóng vai trị nhất định. Những tác dụng như “thơng minh hơn”, “đề kháng tốt hơn” đều chỉ là thông điệp quảng cáo của các công ty, cịn thực tế ngồi một số thành phần “cơ bản” như canxi, protein, lipit có thể nắm được sơ qua, hầu hết với các thành phần cịn lại người tiêu dùng đều khơng biết được tác dụng thực sự của thành phần đó là như thế nào. Theo xu hướng “nâng cấp sản phẩm”, các hãng đều đổi mới bằng cách bổ sung dưỡng chất mới trong thành phần sữa bột. Chung quy lại thì dưỡng chất vẫn là DHA, Tourin, A+ ..., nhưng giữa một loạt các sản phẩm đều nâng cấp thành phần tương tự nhau sẽ khó tạo được dấu ấn riêng, nên giải pháp của các DN để tạo sự khác biệt là đặt tên các chất có trong sản phẩm một cách gọi khác. Một số ghi có DHA và ARA, có hộp ghi tiền tố DHA, + AA rồi A +, hay omega 3, omega 6 ... Cứ khoảng vài tháng là một dòng sữa mới ra đời với tên gọi mới, trong thành phần có thêm các chất đặc biệt như canxi, DHA ... hoặc hương vị mới, bao bì mới với giá bán cao hơn sản phẩm cũ từ 3.000 đồng – 10.000 đồng. Đơn cử như dòng Gain của Abbott, sau khi tăng thêm vi chất giúp “tăng cường IQ”, thay đổi tên gọi từ Gain thành Gain Plus IQ và thay đổi mẫu mã của vỏ hộp thì giá đã tăng lên 9.000 đồng/hộp. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sữa bột “có chứa DHA” để giúp trẻ “thơng minh và cao lớn vượt trội” của các bậc cha mẹ,

33 Theo nhận định của ơng Đào Quang Quyết, Phịng nghiệp vụ Trung tâm Kiểm nghiệm VSATTP, Viện Dinh dưỡng Việt Nam

không chỉ riêng các hãng sữa ngoại đồng loạt nâng cấp sản phẩm cũ thành những dịng mới có bổ sung DHA, các hãng sữa nội trong nước cũng cho ra mắt các dòng sản phẩm sữa bột chứa DHA. Tuy nhiên theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm kĩ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) thì trong thành phần dinh dưỡng của nhãn sữa bột trẻ em Grow Milk IQ do Công ty TNHH Thực phẩm dinh dưỡng Vita sản xuất khơng tìm thấy chất DHA, trong khi đó hàm lượng này được ghi trên bao bì với mức từ 2 – 10 mg/100gr 34. Trước đó, cuối tháng 11/2011, cơ quan chức năng còn phát hiện tại cơng ty này loại sản phẩm sữa bột trên có nhãn ghi “nguyên liệu New Zealand – Australia”, nhưng kiểm tra sổ sách thì khơng thấy nguồn nhập từ 2 thị trường này. Giải thích về cơng dụng của DHA, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho biết DHA (Docosa Hexaenoic Aacid) là acid béo thuộc nhóm omega – 3. Đây là chất rất quan trọng nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm. DHA có vai trị đặc biệt với trẻ em, nhất là trong giai đoạn từ 0 - 6 tuổi, để phát triển hệ thần kinh trung ương, não bộ, thị giác và sức khỏe tổng thể, các trẻ đẻ non và sơ sinh bình thường địi hỏi phải cung cấp đủ DHA. Trong thành phần sữa mẹ đã cung cấp đủ EFAs cho trẻ (đủ hàm lượng DHA). Ngồi ra, DHA có nhiều trong cá và thủy sản, các loại dầu ăn có tiền tố DHA... 35. Đối với trẻ em, đây là hoạt chất quan trọng vì thế, việc hàm lượng DHA khơng có hoặc thấp hơn cơng bố là một hành vi đánh lừa người tiêu dùng và sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng tới sự phát triển tối ưu của trẻ.

Quan sát thị phần của các thương hiệu sữa bột trên thị trường, có thể thấy Abbott và Mead Johnson là hai thương hiệu nước ngoài đang thống lĩnh thị trường sữa bột Việt Nam. Vị thế vững vàng của hai thương hiệu trên khẳng định uy tín về chất lượng cũng như sự tín nhiệm từ phía người tiêu dùng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, có khơng ít những vụ khiếu nại chất lượng gây xôn xao dư luận từ khách hàng liên quan đến sản phẩm của các hãng sữa này. Năm 2011, nhãn sữa Enfakid A+ của Mead Johnson gặp vấn đề về chất lượng với nghi vấn trong sữa có

34 Theo http://www.xahoi.com.vn/kinh-doanh/thi-truong-tieu-dung/khong-tim-thay-chat-dha-trong-sua-bot- grow-milk-iq-nhu-cong-bo-70069.html

35 Theo http://www.dunghangviet.vn/hv/bao-ve-khach-hang/san-pham-khuyen-cao/2012/02/quang-cao-dha- trong-sua-bot-coi-chung-bi-lua.html

chứa dị vật lạ được cho là “bọ đen” theo khiếu nại của khách hàng. Tuy đại diện của Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition Vietnam đã có phản hồi cho rằng những dị vật màu đen chỉ là hạt sữa cháy xém, không gây hại và sự xuất hiện của những dị vật này là bình thường trong ngành sữa, nhưng kết luận của DN trên vẫn cịn nhiều điểm chưa hợp lí và khơng nhận được sự đồng tình từ khách hàng đã mua sản phẩm trên. Cho đến nay vẫn chưa có một câu trả lời thỏa đáng cho sự việc này cũng như một kết luận kiểm nghiệm chính thức từ phía các chuyên gia hay tổ chức kiểm định, mặc dù Mead Johnson vẫn khẳng định sản phẩm của họ khơng hề có “bọ đen” nhưng sự việc trên đã phần nào gây chấn động tới tâm lí của những bậc cha mẹ trước giờ vẫn tin tưởng lựa chọn sản phẩm này. Nhãn sữa Grow Advance của hãng Abbott cũng không nằm ngoại lệ, theo thơng tin từ đường dây nóng của Ban bảo vệ khách hàng trên website Phunutoday, rất nhiều người tiêu dùng đã phản ánh về tình trạng sữa bột của hãng khơng tan khi pha trong nước ấm và có hiện tượng nổi váng, không chỉ vậy những hạt sữa vón cục khi nếm có vị rất đắng. Tuy đã nhận được khiếu nại của khách hàng nhưng nhà phân phối chỉ đưa ra lời giải thích rất chung chung và khơng có bất cứ sự phản hồi hay giải quyết theo hướng thỏa đáng nào để đem lại công bằng cho người tiêu dùng. Trong những tháng cuối năm 2011, Nhật Bản cho biết đã phát hiện sữa bột Meiji của hãng Meiji Holdings Co chứ hàm lượng chất phóng xạ cesium lên tới 30,8 bq/kg, dấy lên sự quan ngại về bức xạ hạt nhân đang len lỏi vào thực phẩm dành cho trẻ nhỏ sau thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật diễn ra hồi tháng 3/2011 36. Tuy công ty đã tiến hành kiểm nghiệm sau khi nhận được đơn khiếu nại từ một khách hàng và kết quả cho thấy cường độ phóng xạ cesium có trong các lơ sữa bột Meiji Step, hộp 850gr, sản xuất hồi tháng 3 là 137 và 134, mức độ này được xem là an tồn và khơng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Nhưng Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết nếu trẻ em ăn, uống phải các loại thực phẩm chứa chất phóng xạ có thể bị tích tụ trong tuyến giáp và gây ra căn bệnh ung thư. Người dân Nhật Bản quan ngại rằng chất phóng xạ phát tán trong khơng khí, đất và thực phẩm sau khi xảy ra thảm họa có thể gây tổn hại DNA, gây bệnh

36 Theo http://www.tintuc.me/kinh-te/Thi-truong/Sua-bot-tre-em-Meiji-bi-phat-hien-nhiem-phong- xa/229300.html

bạch cầu và các loại ung thư khác, mà trẻ em lại là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Vì vậy cần phải loại bỏ tất cả các loại thực phẩm nhiễm xạ cho dù chúng ở mức độ an tồn hay khơng. Theo nhà sản xuất, mặc dù những sản phẩm sữa bột này chỉ bán ở Nhật Bản nhưng người tiêu dùng Việt Nam cũng khơng khỏi hoang mang vì sữa bột cơng thức của Meiji là một trong những nhãn hiệu được các bậc phụ huynh ưa chuộng.

Trong q trình thu thập thơng tin ở các đại lý sữa, nhóm nghiên cứu có đặt ra câu hỏi: Chất lượng sữa nội đã được kiểm định là khơng kém gì sữa ngoại, vậy vì sao vẫn khơng được ưa chuộng như sữa ngoại. Bác bỏ quan điểm trên, nhân viên ở các đại lý sữa cho biết lí do khiến người tiêu dùng chỉ thích dùng sữa ngoại vì “sữa nội khơng thể bằng được sữa ngoại”, đó cũng quan điểm của đa số người tiêu dùng. Khi được hỏi về căn cứ để đưa ra quan điểm trên, họ cho biết một số bé uống Dielac không hợp và Abbott, Mead Johnson, Dumex... đã là những thương hiệu có tiếng nên chất lượng chắc chắn được đảm bảo. Cũng theo số liệu điều tra, khi được hỏi về tiêu chí lựa chọn nhãn sữa, 50% (36/72 người) đối tượng sử dụng sữa ngoại lựa chọn chất lượng là yếu tố hàng đầu khiến họ tiêu dùng sản phẩm trên. Thậm chí có tới 84,73% đánh giá chất lượng sản phẩm họ đang dùng ở mức rất cao và rất cao. Đối với những người sử dụng nhãn sữa trong nước, chỉ có 28,57% đánh giá cao chất lượng sản phẩm đang dùng, còn lại chỉ đánh giá ở mức trung bình hoặc thấp. Có thể thấy về chất lượng, các nhãn sữa nội chưa có được lợi thế cạnh tranh so với nhãn sữa ngoại. Lí do người tiêu dùng đưa ra khi lựa chọn sản phẩm sữa ngoại khơng phải là khơng có lý, tuy nhiên vẫn cịn dựa nhiều vào cảm tính mà chưa dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học đã chứng minh. Tuy nhiên kết quả điều tra cũng cho thấy dù không chiếm tỉ lệ lớn nhưng một bộ phận người tiêu dùng đã thực sự có niềm tin với chất lượng sữa nội và lựa chọn sữa nội vì tiêu chí chất lượng. Nhìn chung, cách lựa chọn sản phẩm sữa bột của người tiêu dùng Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố cảm tính như giá cả, xuất xứ nước ngồi và bị chi phối bởi quảng cáo mà chưa có sự hiểu biết nhất định về thông tin sản phẩm và thông tin dinh dưỡng. Theo bà Bùi Thị Hương – Giám đốc đối ngoại của Vinamilk, thời gian qua Vinamilk có hợp tác với Viện Dinh dưỡng quốc gia – cơ quan đầu ngành về dinh dưỡng tại Việt

Nam – trong việc nghiên cứu các sản phẩm dinh dưỡng đặc thù cho người Việt Nam nhằm tìm ra một cơng thức sữa tối ưu. Có thể thấy sự hợp tác giữa một đơn vị sản xuất với một đơn vị nghiên cứu chun mơn về dinh dưỡng là rất có lợi cho người tiêu dùng. Với những nghiên cứu khoa học đã, đang và sẽ được áp dụng thực tế, chắc chắn trong tương lai thị trường sẽ có được những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phải chăng, phù hợp với thu nhập của người Việt Nam và phù hợp với đặc thù phát triển của trẻ em Việt Nam. Sữa bột do Việt Nam sản xuất (Dielac) có đầy đủ thành phần dinh dưỡng và các dưỡng chất bổ sung tương đương sữa bột nhập ngoại. Thậm chí, Viện dinh dưỡng đã tiến hành thử nghiệm trên 500 trẻ em để so

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột công thức của doanh nghiệp việt nam trên thị trường nội địa (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)