Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của ngành sữa và mặt hàng sữa bột

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột công thức của doanh nghiệp việt nam trên thị trường nội địa (Trang 54 - 57)

công thức tại Việt Nam

Nằm trong xu thế chung của các nước đang phát triển trên thế giới, nhu cầu về các sản phẩm sữa ở Việt Nam ngày càng tăng lên. Có thể thấy rõ điều này qua sự gia tăng doanh thu từ mặt hãng sữa của các hãng sản xuất tại Việt Nam, với tổng doanh thu các mặt hàng sữa tăng ổn định qua các năm với mức tăng trưởng trung bình là 16,61%. Năm 2009, tổng doanh thu đạt hơn 18.458,5 tỷ VNĐ, tăng 18,90% so với năm 2008 41. Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế trong 2 năm vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu thụ sữa tại Việt Nam. Hiện nay, lượng tiêu dùng các sản phẩm sữa chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, với 10% dân số cả nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 78% các sản phẩm

41

sữa 42. Mức tiêu thụ các sản phẩm từ sữa bình qn của người Việt Nam (tính đến năm 2011) là 14 lít/người/năm (theo quan niệm sữa chỉ dành cho trẻ em, người già, người ốm), vẫn còn thấp so với Thái Lan (23 lít/người/năm) và Trung Quốc (25 lít/người/năm) 43

. Cùng với nhu cầu về sữa ngày càng tăng cao, thị trường sữa tại Việt Nam hiện có sự tham gia của rất nhiều các hãng sữa cả trong nước và nước ngoài với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú về mẫu mã và chủng loại. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến các sản phẩm sữa bột công thức của DN trong nước phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các thương hiệu của nước ngoài.

Xét trên tất cả các tiêu chí về NLCT, các DNVN gần như khơng có được lợi thế cao hơn ở bất kì tiêu chí này. Điều này cũng một phần xuất phát từ vấn đề thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước. Mặc dù Nhà nước và các DN nội địa đã chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu trong nước song nhìn chung, thực trạng chăn ni bị sữa tại Việt Nam còn nhiều điểm cần khắc phục. Thứ nhất, quy mô chăn nuôi bò sữa còn nhỏ, phương thức chăn ni cịn hạn chế, thức ăn chăn nuôi tận dụng nên đa số nơng dân chưa có điều kiện để áp dụng khoa học công nghệ cao vào phát triển chăn ni bị sữa. Thứ hai, phần lớn nguồn nguyên liệu thức ăn tinh và các chất premix, vitamin… dùng trong chăn ni bị sữa phải nhập khẩu nên chi phí đầu vào chăn ni bị sữa cao, giá thành cao khiến cho khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm còn hạn chế. Thứ ba, quỹ đất dành cho chăn ni bị sữa cịn chật hẹp nên người chăn ni khơng có khả năng mở rộng quy mơ sản xuất. Chừng nào những vấn đề này chưa được giải quyết, khi đó tình trạng thiếu hụt nguồn ngun liệu sữa vẫn cịn tiếp tục diễn ra. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam khơng thích hợp với việc chăn ni bị sữa cao sản nên phần nào cũng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm. Không làm chủ được nguồn nguyên liệu trong nước càng khiến DNVN phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngồi, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới NLCT của các sản phẩm sữa bột trong nước.

42 Somer, 2009

43 Theo http://www.trustmilkdaily.com/san-pham-tu-sua/ban-tin-nganh-sua/Nganh-Sua-dang-no-luc-chiem- linh-thi-truong-noi-dia-17B

Tuy chiếm vị trí chủ đạo với hơn 75% thị phần trên thị trường sữa Việt Nam, ở mảng sản phẩm sữa bột, Vinamilk cũng như các thương hiệu sữa nội địa khác bị lấn át nghiêm trọng bởi các thương hiệu đến từ nước ngoài như Abbott, Mead Johnson, ... Với lợi thế về nguồn gốc xuất xứ cùng với những chiêu thức PR đầy khôn khéo, các nhãn hiệu sữa bột nước ngồi ln là tâm điểm thu hút người tiêu dùng, trong khi đó các nhãn hiệu sữa bột Việt Nam lại khó tìm được chỗ đứng của mình trên chính thị trường nội địa. Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân khiến cho sữa bột Việt Nam không chiếm lĩnh được thị trường xuất phát từ nhiều yếu điểm trong khâu sản xuất và xúc tiến thương mại, bên cạnh đó cịn có một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đó là tâm lí “thích dùng hàng ngoại” của số đơng người Việt Nam. Ngồi ra, mặc dù đã có sự can thiệp của Nhà nước, thị trường sữa bột Việt Nam cịn tồn tại rất nhiều nghịch lí gây tác động xấu đến tâm lí cũng như thói quen mua sắm của các khách hàng. Vì vậy muốn nâng cao vị thế của hàng Việt trong mắt người tiêu dùng, các DN trong nước cần phải có giải pháp và chiến lược dài hạn để khắc phục những yếu điểm còn tồn đọng trong cơ chế sản xuất và quản lí hoạt động của DN, nhằm nâng cao NLCT của sữa bột Việt Nam một cách toàn diện.

CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM SỮA BỘT VIỆT NAM TRÊN THỊ

TRƢỜNG NỘI ĐỊA

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột công thức của doanh nghiệp việt nam trên thị trường nội địa (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)