3. Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa
3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước
Xuất phát từ thực trạng thị trường sữa bột công thức hiện nay, có thể thấy NLCT của các DNVN ở mặt hàng này cịn rất hạn chế và khó có thể thống trị thị trường với mức thị phần cao như các hãng sữa của DN nước ngoài. Bên cạnh những yếu tố của môi trường bên trong của DN, những yếu tố của mơi trường bên ngồi, điển hình như những chính sách của Nhà nước đóng vai trị rất quan trọng để quyết định NLCT của DN.
Giải pháp nhằm quản lý giá sữa
Hầu hết các mặt hàng nói chung và mặt hàng sữa nói riêng đều được điều tiết theo cơ chế thị trường. Để hạn chế tác động xấu từ biến động bất thường của thị trường đối với một số mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ- CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá quy định về danh mục các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, trong đó có mặt hàng sữa. Theo thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 (hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP), sữa là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá theo đó trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ sữa tăng từ 20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn giá. Năm 2010 Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 122/2010/TT-BTC qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và sửa đổi một số điều khoản trong Thông tư số 104/2008.
Việc ban hành nhiều thơng tư, nghị định có thể xem là một nỗ lực của Chính phủ nhằm hạn chế tình trạng giá sữa leo thang mất kiểm soát như hiện nay. Tuy nhiên DN vẫn có thể lợi dụng sơ hở trong những thông tư này và tiếp tục tăng giá một cách bất thường, đặc biệt là các DN nước ngồi vì thơng tư này chỉ áp dụng với các DNVN. Mặc dù đã ban hành thông tư mới vào năm 2010 nhưng việc kiểm soát
giá sữa vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả và người tiêu dùng vẫn là đối tượng phải chịu thiệt sau mỗi đợt tăng giá sữa.
Giải pháp nhằm phát triển nguồn nguyên liệu
Trước hiện trạng nguồn cung trong đủ đáp ứng nhu cầu trong nước khiến các DN phải chọn giải pháp nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa, Chính phủ cũng ban hành các chính sách thuế đối với các sản phẩm sữa bột nói chung và sữa bột dành cho trẻ em nói riêng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Các nước xuất khẩu sữa gồm cả xuất khẩu nguyên liệu sản xuất sữa và các sản phẩm sữa thành phẩm vào thị trường Việt Nam được chia làm hai nhóm chính là nhóm các nước thuộc WTO và nhóm các nước thuộc khối ASEAN tham gia khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
Đối với các nước thuộc WTO, do đã là thành viên của WTO, được hưởng chế độ
tối huệ quốc – MFN đồng thời cũng phải cam kết và thực hiện cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng sữa bột từ các nước thành viên, Việt Nam đã cam kết hạ mức thuế đánh vào sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm (mức thuế áp dụng là thuế suất tối huệ quốc theo biểu cam kết thuế quan), trong đó mức thuế nhập khẩu đối với sữa nguyên liệu nhỏ hơn 20%, sữa thành phẩm nhỏ hơn 30%. Tuy nhiên, thuế suất tối huệ quốc hiện tại Việt Nam đang áp dụng thấp hơn nhiều so với mức đã cam kết, với mức áp dụng là 10% đối với nguyên liệu thô và 22% đối với bán thành phẩm, nghĩa là Việt Nam đã thực hiện sớm hơn so với thời hạn cam kết thực hiện và đây chính là một trong những điểm tạo bất lợi cho DN sản xuất trong nước
46
.
Đối với các nước thành viên ASEAN tham gia AFTA, Hiệp định về thuế quan ưu
đãi có hiệu lực chung (CEPT) đã được ký kết, quy định mức thuế áp dụng chung cho việc xuất khẩu nguyên liệu sữa hay các sản phẩm sữa thành phẩm vào Việt Nam là 5%. Thuế nhập khẩu hiện nay được áp dụng cho nguyên liệu sữa và sản phẩm sữa nhập khẩu vào Việt Nam phụ thuộc vào chủng loại sản phẩm sữa, nguyên liệu sữa, thành phần chất béo và đường cũng như nước xuất khẩu. Nghị quyết số 295/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 28/09/2007 đã ban hành biểu thuế suất theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng, biểu thuế
46
nhập khẩu ưu đãi theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng.
Ngồi thuế suất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) cũng được áp dụng ở mức 10% cho các sản phẩm sữa bột nói chung và sữa bột dành cho trẻ em nói riêng.
Bảng 8: So sánh thuế suất nhập khẩu sữa của Việt Nam với một số nước 47
Từ bảng trên có thể thấy sữa nguyên liệu và sữa bột thành phẩm nói chung và mặt hàng sữa bột cho trẻ em nói riêng nhập khẩu vào Việt Nam đang áp dụng mức thuế cao hơn so với một số nước trong khu vực. Hiện nay chính phủ Việt Nam khơng áp dụng bất kỳ một hình thức quota nhập khẩu nào đối với nguyên liệu sữa và sữa thành phẩm để bảo vệ sản xuất trong nước bởi thực tế sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. So với Thái Lan thì đây cũng là điểm mở, vì tại Thái Lan hiện nay yêu cầu DN chỉ được nhập khẩu lượng sữa tương đương với lượng thu mua sữa tươi trong nước.
Nắm bắt được hiện trạng nguyên liệu sản xuất “cung không đủ cầu”, Bộ Công nghiệp đã ban hành Quyết định số 22/2005/QĐ-BCN ngày 26 tháng 04 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, theo đó cần phải
Đẩy mạnh phát triển đàn bị sữa có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh, hình thành các vùng chăn ni bị sữa tập trung trên cơ sở áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật và các loại giống mới có năng xuất và chất lượng cao. Tập trung
47
nghiên cứu để tuyển chọn được đàn bò chủ lực cho ngành. Đầu tư các nhà máy, xưởng dự trữ thức ăn (ủ cỏ và các phụ phẩm) và chế biến thức ăn tinh cho bị
Phát triển cơng nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng sữa tươi trong nước và giảm tỷ lệ sữa bột nhập ngoại. Các cơ sở sản xuất sữa phải có chương trình đầu tư cụ thể vào việc phát triển đàn bò sữa.
Đến năm 2010, bên cạnh những thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế, Quy hoạch trên chưa thực sự được xây dựng đúng với các điều kiện phát triển kinh tế, do đó “Quy hoạch phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025” đã được xây dựng nhằm đưa ra những giải pháp hữu ích hơn và thích ứng những mục tiêu đề ra với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay. Theo đó, một hệ thống các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch đã được đề ra nhằm hoàn thành mục tiêu phát triển toàn ngành trong giai đoạn từ nay tới năm 2015, tầm nhìn 2020, trong đó có giải pháp để phát triển nguồn nguyên liệu trong nước:
_ Xây dựng vùng chun canh tập trung ni bị sữa do các DN đầu tư hoặc thực hiện mơ hình: DN lớn chủ đạo về con giống, dịch vụ kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm, hộ chăn ni gia đình tập trung ni bị sữa và khai thác sữa.
_ Tạo quỹ hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu từ nguồn vốn huy động, tài trợ của các DN, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
_ Các DN, hộ chăn ni bị sữa tập trung được hưởng các chính sách ưu đãi đã nêu trong Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 và Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 về phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020
_ Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng các phòng kiểm nghiệm chất lượng sữa để làm đối trọng với các phòng kiểm nghiệm của các nhà máy chế biến sữa, tăng sự lựa chọn cho người chăn nuôi.
_ Đầu tư phát triển nhà nước cho vay đầu tư dự án phát triển giống bò sữa; xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn ni bị sữa, cơ sở thu gom, chế biến sữa công nghiệp
Những định hướng trên là hết sức cần thiết bởi vấn đề thiết hụt nguồn nguyên liệu trong nước là một trong những điểm bất lợi rất lớn ảnh hưởng tới NLCT của các sản phẩm sữa bột công thức do DNVN sản xuất. Tuy nhiên để có thể thực hiện được những định hướng trên, địi hỏi tồn ngành sữa phải có được sự phát triển đồng bộ ngay từ những khâu đầu tiên của quá trình sản xuất.
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
Có thể thấy sau những vụ bê bối về chất lượng sữa tươi, sữa bột trên thị trường trong những năm qua, người tiêu dùng đã dần nâng cao cảnh giác và đặc biệt quan tâm đến vấn đề chất lượng của sản phẩm. Để xây dựng lại niềm tin của người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm nhằm tránh những tác động tiêu cực tới lượng cung – cầu trên thị trường, Nhà nước cũng cần có một số giải pháp vừa để nâng cao chất lượng sản phẩm mà bên cạnh đó cịn nâng cao NLCT của các sản phẩm nội địa. _ Thứ nhất là các giải pháp về VSATTP
Tăng cường kiểm tra chất lượng nguyên liệu và sản phẩm sữa sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường trong nước, để chống hàng lậu hàng kém chất lượng, không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn VSATTP. Kết quả kiểm tra cần phải công khai và các hành vi vi phạm cũng cần xử lý nghiêm.
Ban hành tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm sữa theo thông lệ quốc tế để làm cơ sở giám sát, kiểm tra.
Kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư mới để hạn chế việc sử dụng thiết bị có cơng nghệ lạc hậu không đảm bảo VSATTP, không cấp phép đầu tư cho các dự án không đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thoả mãn các quy định về bảo vệ môi trường.
_ Thứ hai là các giải pháp về cơng nghệ
Khuyến khích các DN đầu tư nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất mua công nghệ, thiết bị tiên tiến của các nước phát triển, nhận chuyển giao công nghệ của các công ty hàng đầu thế giới để nâng tầm chất lượng thiết bị sản xuất từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm
Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu chuyển giao cơng nghệ sản xuất bao bì chất lượng cao, chất hỗ trợ chế biến, phụ gia, vi chất đảm bảo chất lượng và VSATTP ứng dụng trong ngành sữa.
Tăng cường năng lực nghiên cứu cho một số Viện nghiên cứu để có khả năng tập trung nghiên cứu các vấn đề khoa học công nghệ về chế biến và bảo quản sữa, VSATTP.
Giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại
Tổ chức thường niên hội chợ triển lãm trong nước để các DN tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ các DN tham gia các hoạt động trên ở nước ngoài theo chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xây dựng chương trình sữa học đường quốc gia để học sinh mẫu giáo và tiểu học có thể tiếp cận, sử dụng sữa, góp phần nâng cao thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ.
Tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ chất lượng các loại sữa, hướng dẫn người tiêu dùng đánh giá đúng chất lượng, công dụng sữa, lựa chọn sản phẩm để sử dụng.
Các DN xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường như xây dựng, phát triển rộng khắp hệ thống đại lý và tiêu thụ sản phẩm, phát huy vai trò của các chi nhánh nhằm tăng tính chủ động trong kinh doanh.
Các DN chủ động phát hiện những hành vi gian lận và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để xây dựng các biện pháp ngăn chặn.
Giải pháp xây dựng thương hiệu sản phẩm
Các DN cần xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm của mình dựa trên cơ sở truyền thống, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.
Đối với các thương hiệu sản phẩm sữa Việt đã nổi tiếng, có uy tín trong nước, cần có chiến lược phát triển lâu dài trên cơ sở mở rộng sản xuất để giữ vững và phát triển thị phần, nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu
mã, đa dạng sản phẩm, củng cố và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm bảo đảm tin cậy, thuận lợi, uy tín với khách hàng.
Nhà nước tăng cường giám sát bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, đấu tranh chống hàng lậu, hàng kém chất lượng để bảo đảm quyền lợi cho DN và người tiêu dùng.
Hoàn thiện các văn bản pháp luật để quản lý giá sữa, đảm bảo hài hồ lợi ích của nhà sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
Hoàn thiện cơ chế giám sát và quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường sữa, đặc biệt là hành vi quảng cáo gây ngộ nhận cho người tiêu dùng.
Tăng cường vai trò của Hiệp hội sữa Việt Nam trong quản lý ngành để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của DN và người tiêu dùng.