các doanh nghiệp Việt Nam
1.1. Quan điểm phát triển
Quyết định số 3399/QĐ-BCT của Bộ Công thương ban hành ngày 28 tháng 6 năm 2010 về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã đưa ra những quan điểm và định hướng cụ thể nhằm xây dựng ngành công nghiệp sữa Việt nam phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh để chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và khả năng xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Với quan điểm phát triển ngành công nghiệp sản xuất sữa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương, phát huy hết năng lực chế biến sẵn có, Nhà nước khuyến khích huy động tiềm lực của mọi thành phần kinh tế vào phát triển ngành gắn với phát triển vùng nguyên liệu. Có thể thấy đàn bò sữa nước ta phát triển trên tất cả các vùng sinh thái của Việt Nam, tuy nhiên khu vực Đông Nam Bộ vẫn là vùng tập trung số lượng bị lớn nhất do có những điều kiện địa lí thuận lợi phù hợp với việc chăn ni bị sữa. Vì vậy cần phải tận dụng lợi thế này cùng với những biện pháp khuyến khích lao động và mở rộng quy mơ đàn bị sữa để nguồn nguyên liệu cung cấp có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất sữa cần phải bảo đảm VSATTP, nâng cao giá trị dinh dưỡng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Trên cơ sở áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, Nhà nước đề ra quan điểm tồn ngành cần phải khơng ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới với chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Gia nhập WTO vừa là cơ hội vừa là thách thức với nền kinh tế Việt Nam, mặc dù trong nhiều năm qua doanh thu
ngành sữa vẫn liên tục tăng bất chấp hiệu ứng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, các DNVN đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường nội địa, nhưng không thể phủ nhận các nhãn hiệu sữa trong nước đang chịu sự cạnh tranh rất gay gắt từ các nhãn hiệu nước ngoài và ở mảng sản phẩm sữa bột các DN nội địa đang đứng trước nguy cơ đánh mất thị trường tiêu dùng của chính mình. Do đó DNVN cần phải đề ra những chiến lược nâng cấp sản phẩm theo hướng nâng tầm chất lượng, cải tiến mẫu mã, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến nhằm nâng cao NLCT của sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.
Do quy mơ đàn bị sữa chưa đủ lớn để cung cấp sản lượng sữa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, ngành sữa Việt Nam mỗi năm đều phải tốn một khoản chi phí rất lớn trong việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài để sản xuất các mặt hàng sữa trong nước, đặc biệt là sữa bột. Trước tình hình đó, Nhà nước khuyến khích các DN trong nước đầu tư phát triển đàn bò sữa để tăng dần tỷ lệ tự túc nguyên liệu trong nước, giảm dần tỷ lệ sữa nguyên liệu nhập khẩu.
1.2. Mục tiêu phát triển
Hướng đến mục tiêu phát triển tồn ngành sữa nói chung theo hướng hiện đại, đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm, nâng cao NLCT của các DN trong nước ở tất cả các mặt hàng, trong hội thảo “Quy hoạch phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025”, Bộ Cơng thương đã đặt ra những mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển ngành, đặc biệt hai vấn đề quy hoạch đàn bò sữa và tập trung vào công nghiệp chế biến là hai yếu tố được đặt lên hàng đầu. Theo đó mục tiêu phát triển của ngành sữa được định hướng như sau:
Bảng 5: Quy hoạch phát triển các sản phẩm sữa giai đoạn 2015 – 2025 44
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2020 2025
Sữa thanh, tiệt trùng Triệu lít 480 780 1150 1500
Sữa đặc có đường (sữa hộp) Triệu hộp 377 400 410 420
Sữa chua Triệu lít 86 120 160 210
Sữa bột các loại 1000 tấn 47 80 120 170
44
Bơ Tấn 6 8 10 13
Phomat Tấn 72 84 97 107
Kem các loại 1000 tấn 13 20 27 38
Các sản phẩm sữa khác (bột dinh dưỡng) 1000 tấn 22 44 65 83 Sữa thanh tiệt trùng vẫn là nhóm hàng chủ lực của ngành sữa với chỉ tiêu tăng trưởng trên 30% trong năm 2025 so với năm 2010. Nhóm mặt hàng sữa bột các loại (gồm sữa bột công thức, sữa bột cho phụ nữ mang thai, sữa bột cho người già ...) cũng được đặt chỉ tiêu đạt 170.000 tấn trong năm 2025.
Bảng 6: Quy hoạch phân bố công suất chế biến các sản phẩm sữa theo 6 vùng lãnh thổ (đơn vị: triệu lít)
Việc phân bố công suất chế biến sữa theo từng địa phương cũng có vai trị rất quan trọng bởi tùy theo điều kiện địa lí của từng vùng, quy mơ đàn bị có thể khác nhau dẫn đến sản lượng sữa sản xuất được cũng có sự khác biệt. Đơng Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn là hai khu vực chủ chốt trong việc chăn ni bị sữa và sản xuất sữa tươi trên cả nước. Trong giai đoạn từ 2011 – 2015, DN cần đầu tư mở rộng và đầu tư mới tăng công suất tinh luyện thêm 1.000 tấn/ngày. Như vậy trong giai đoạn này, cần đầu tư mới thêm 2 dây chuyền tinh luyện với công suất từ 400-600 tấn/ngày. Với giai đoạn từ 2016 – 2020, tổng công suất yêu cầu tăng thêm khoảng 2.000 tấn/ngày. Để đáp ứng nhu cầu tăng thêm, cần đầu tư mới và mở rộng 3 nhà máy với công suất từ 600-800 tấn/ngày. Bước sang giai đoạn 2012 – 2025, công suất các nhà máy tinh luyện cần tăng thêm 1.400 tấn/ngày, đưa tổng công suất các nhà máy tinh luyện lên 2.411 ngàn tấn/năm với mức huy động công suất đạt khoảng 80%.
Bảng 7: Quy hoạch phát triển toàn ngành sữa giai đoạn 2015 – 2025 45
Chỉ tiêu 2015 2020 2025
Sản lượng sữa tươi sản xuất (lít) 1,9 2,6 3,4
Mức tiêu thụ bình quân đầu người 1 năm
(lít/người) 21 27 34
Tỷ lệ sữa tươi sản xuất đáp ứng nhu cầu
(%) 35 38 40
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 90 – 100 120 – 130 150 – 200 Trong định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, đến năm 2020, số lượng bò sữa cả nước sẽ đạt 426.088 con và đến năm 2025, số lượng bị sữa sẽ đạt 601.436 con. Bên cạnh đó, dự kiến sản lượng sữa đến năm 2020 sẽ đạt 934,5 ngàn tấn và đến năm 2025 đạt sẽ đạt 1.344,7 ngàn tấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù tốc độ phát triển đàn bò sữa ở nước ta hiện vẫn đang ở mức khá cao nhưng theo dự báo, đến năm 2020, tổng sản lượng sữa bò nước ta mới đáp ứng được 35- 36% và năm 2025 mới chỉ đáp ứng được gần 40% nhu cầu trong nước. Do đó, các cơ sở chế biến sữa vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
1.3. Định hướng phát triển
Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025, Bộ Cơng thương nước ta chủ trương:
Phát triển ngành theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất sạch hơn, xử lí chất thải triệt để, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm
Tiếp tục đầu tư mới và mở rộng các cơ sở sản xuất sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và dành một phần xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần phải tập trung phát triển năng lực sản xuất sữa thanh trùng và tiệt trùng, sữa bột và sữa chua. Các nhà máy xây dựng mới phải áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đa dạng về chủng loại và mẫu mã.
45
Phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng nguyên liệu sữa tươi trong nước và giảm dần tỷ lệ nguyên liệu sữa bột nhập ngoại. Ngoài ra việc phát triển công nghiệp chế biến sữa phải gắn chặt với việc phát triển đàn bò sữa trong nước. Các cơ sở chế biến sữa phải có chương trình đầu tư cụ thể phát triển đàn bị sữa, bố trí địa điểm xây dựng các nhà máy chế biến sữa gắn với các trung tâm tiêu thụ sản phẩm và vùng chăn ni bị sữa tập trung.
2. Bí quyết thành cơng của một số thƣơng hiệu nổi tiếng thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
2.1. Bí quyết thành cơng của một số thương hiệu nổi tiếng thế giới
Với con số 200 nhà nhập khẩu trên cả nước, thị trường sữa Việt Nam mở ra cho người tiêu dùng cơ hội lựa chọn và tiêu dùng các sản phẩm sữa đa dạng và phong phú. Thực tế, có thể kể đến một số thương hiệu đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam như Abbott, Mead Johnson,…và thị phần của những thương hiệu này, đặc biệt ở một số dòng sản phẩm sữa, chiếm một tỉ lệ rất cao tại Việt Nam. Cụ thể, hãng sữa Abbott của Hoa Kì chiếm tới hơn 30% thị phần sữa bột Việt Nam. Vậy điều gì đã làm nên sự thành công của các thương hiệu sữa nước ngồi ngay tại chính thị trường Việt Nam?
Abbott (Hoa Kì) là thương hiệu có lịch sử lâu đời 120 năm nghiên cứu và kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng, với dòng sản phẩm đa dạng, phục vụ nhu cầu nhiều đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người già, từ nghiên cứu dinh dưỡng đến các liệu pháp y học cải thiện tình hình sức khỏe của người dân. Với phương châm hoạt động “lấy khoa học làm trung tâm để chăm sóc sức khỏe”, Abbott áp dụng những kĩ thuật khoa học tiên thấn nhất để cải thiện chất lượng sản phẩm, chăm sóc sức khỏe; đa dạng hóa sản phẩm; cam kết tạo dựng lòng tin và phát triển bền vững. Với lợi nhuận 38,9 tỉ USD tại 130 sản phẩm có mặt, Abbott đang là thương hiệu sữa bột được ưa chuộng nhất ở Việt Nam.
Bên cạnh Abbott, có một thương hiệu khác cũng đến từ Hoa Kì có mặt trên thị trường sữa Việt Nam và được nhiều gia đình tin dùng, đó là Mead Johnson. Mead Johnson Nutritionals là một công ty hàng đầu thế giới về dinh dưỡng được thành lập trước đây gần 1 thế kỷ do ông Edward Mead Johnson sáng lập ra và tên của ông
cũng được dùng để đặt cho tên của công ty. Năm 1888, cuộc sống của bé trai Ted, con của E. Mead Johnson, lâm vào nguy khốn vì bé khơng lớn lên khi được nuôi dưỡng bằng chế độ bình thường mà phải nuôi bằng hỗn hợp nấu bằng lúa mạch. Nhiều năm sau, ký ức về kinh nghiệm ni ăn này có lẽ đã gợi cho E. Mead ý tưỡng phát triển nên một sản phẩm mà ngày nay đã đứng đầu doanh thu toàn thế giới về cơng thức sữa trẻ em, đó chính là Enfamil ®. Ngày nay trên thị trường Việt Nam, công thức Enfamil đã khơng cịn trở nên xa lạ với người tiêu dùng Việt với dòng sản phẩm sữa quen thuộc Enfa. Mead Johnson đã phát triển các sản phẩm chuyên biệt, chuyên điều trị các vấn đề thường gặp trong việc hấp thu dinh dưỡng ở trẻ em. Điều đáng nói là dù dịng sản phẩm chuyên biệt này không mang lại lợi nhuận, nhưng vẫn luôn là tiêu chí trong sứ mệnh cơng ty, chính là cung cấp cho trẻ em, đặc biệt là các trẻ em mắc bệnh nghiêm trọng về đường tiêu hóa, một cơ hội để phát triển bình thường, một khởi đầu tốt đẹp nhất. Trên hết là dòng sản phẩm dinh dưỡng hàng ngày với chất lượng đã được kiểm nghiệm khoa học như: Enfamama A+. Enfalac A+, Enfapro A+, Enfagrow A+. Những sản phẩm này đã được chứng minh lâm sàng trong việc cung cấp những lợi ích lâu dài cho sự phát triển trí não, thể chất và hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mang lại một khởi đầu tốt đẹp và một tương lai tươi sáng hơn.Mead Johnson hiện đang có một trong những Trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất thế giới, với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa nhiều hơn bất kỳ một công ty nào khác. Chính những đam mê, cũng như sự tập trung tuyệt đối vào nghiên cứu và phát triển về dinh dưỡng trẻ em đã giúp Mead Johnson Nutrition phát triển thành một trong những tập đoàn dinh dưỡng nhi khoa hàng đầu thế giới. Bằng chứng là các sản phẩm của Mead Johnson có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới, tiếp nối tâm huyết và mục tiêu ban đầu của Edward Mead Johnson là mang lại sự khởi đầu tốt đẹp nhất cho hàng triệu hàng triệu trẻ em trên thế giới.
2.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
Đứng trước sự cạnh tranh của những thương hiệu uy tín hàng đầu thế giới về dinh dưỡng đang có mặt trên thị trường sữa Việt Nam, các DNVN đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn nhưng đồng thời cũng để lại cho DN những bài
học kinh nghiệm rất giá trị để từ đó DN có thể khẳng định vị thế của mình trên sân nhà trong tương lai khơng xa.
Bài học thứ nhất là về vấn đề nguồn nguyên liệu. Có thể thấy nguồn nguyên liệu sản xuất sữa bột tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu. Chính điều này đã và đang đem lại rất nhiều bất lợi cho sản phẩm của các DNVN, giá sữa hoàn toàn phụ thuộc vào giá sữa nguyên liệu trên thế giới, quy trình sản xuất kém chuyên nghiệp, cịn yếu về mặt cơng nghệ của phần lớn các DN nội địa hiện nay hồn tồn khơng thể cạnh tranh được với quy trình sản xuất khép kín và hiện đại của các DN nước ngoài.
Bài học thứ hai là về chất lượng sữa bột công thức. Phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa bột nội địa hiện nay đều khơng có lợi thế về cơng nghệ, thiết bị, máy móc, bởi đầu tư vào một dây chuyền sản xuất đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn, khơng phải là vấn đề DN có thể giải quyết trong ngắn hạn. Vì cịn yếu kém về mặt công nghệ nên việc chất lượng sữa nội không được đánh giá cao cũng là điều dễ hiểu.
Bài học thứ ba là về chiến lược xúc tiến thương mại. Tuy đã được những viện dinh dưỡng có uy tín kiểm chứng rằng chất lượng (của một số sản phẩm) không hề thua kém sữa ngoại, nhưng tại sao số đông người tiêu dùng Việt Nam vẫn mang tâm lý “hàng nội khơng tốt bằng hàng ngoại”? Thậm chí thời gian gần đây khi hàng loạt các nhãn sữa ngoại nổi tiếng đều phát sinh những vấn đề liên quan đến chất lượng (sữa Meiji nhiễm xạ, sữa Abbott có bọ đen ...) nhưng lượng tiêu dùng những sản phẩm trên vẫn không hề thuyên giảm? Nhiều nhãn hiệu sữa bột trong nước có mặt trên thị trường đã lâu nhưng vì sao thị phần vẫn không thể cao hơn một số nhãn hiệu nước ngoài mới chỉ thâm nhập thị trường? Chất lượng chỉ là một yếu tố, vấn đề quan trọng nhất nằm ở chiến lược xúc tiến thương mại của mỗi DN. Rõ ràng những chiến lược trên chưa thực sự hiệu quả nên chưa thể thuyết phục người tiêu dùng thay đổi quan điểm về chất lượng của một số sản phẩm sữa nội.
Để khơng bị thất thế ngay trên chính thị trường nội địa của mình, khơng chỉ riêng các DN mà ngay cả Nhà nước cũng cần có những giải pháp nhằm nâng cao NLCT của sản phẩm sữa bột trong nước.
3. Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột công thức của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng nội địa bột công thức của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng nội địa
3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước
Xuất phát từ thực trạng thị trường sữa bột công thức hiện nay, có thể thấy NLCT của các DNVN ở mặt hàng này cịn rất hạn chế và khó có thể thống trị thị