Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột công thức của doanh nghiệp việt nam trên thị trường nội địa (Trang 70 - 92)

3. Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa

3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chính sách phát triển của nội bộ DN cũng đóng vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của DN. Để nâng cao NLCT cho sản phẩm, trước hết DN phải áp dụng đồng bộ các biện pháp để nâng cao chất lượng cho hàng hóa dịch vụ của mình.

 Chiến lược nhằm nâng cao chất lượng

Đầu tư công nghệ hiện đại và phát triển mặt hàng

Cơng nghệ là phương pháp, là bí mật, là cơng thức để tạo ra sản phẩm. Cùng với sự phát triển của xã hội, cơng nghệ ngày càng đóng vai trị quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm của mỗi DN. Theo thời gian, công nghệ cũng dần phát triển và đổi mới qua từng giai đoạn, các DN hiện nay đều có xu hướng áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại để tiết kiệm chi phí nhân lực, tiết kiệm thời gian tạo ra sản phẩm, tiết kiệm chi phí nguyên liệu đầu vào và năng lượng mà vẫn đạt được năng suất cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, không gây ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng công nghệ hiện đại vừa giúp DN tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao NLCT của sản phẩm. Với các DN kinh doanh ngành sữa, công nghệ hiện đại lại càng đóng vai trị quan trọng. Ở phân khúc sữa bột, đặc biệt là sữa bột công thức

các DNVN chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các DN nước ngoài mà nguyên do chủ yếu là khoa học công nghệ của nước ta chưa phát triển đủ tầm để cạnh tranh với công nghệ tiên tiến từ nước ngồi. Do đó cần phải có sự đầu tư đồng bộ từ cơ sở vật chất của DN đến công nghệ sản xuất, chế biến trong các dây chuyền. Với hơn 35 tồn tại và phát triển, Vinamilk là thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Sản xuất trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa đặc, sữa bột, sữa tươi..., Vinamilk luôn mở rộng quy mô các nhà máy để chế biến, sản xuất sữa kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhờ kinh doanh uy tín, bài bản, sản phẩm từ sữa của Vinamilk đến nay đã phủ kín thị trường trong nước từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa, trở thành một thương hiệu đáng tin cậy. Phương châm hoạt động của DN này là phải làm ra sản phẩm thật tốt, có chất lượng cao, được kiểm nghiệm bằng khoa học và qua thực tế thì mới thuyết phục được người tiêu dùng. Để đạt được mục đích này, Vinamilk đã nỗ lực khơng ngừng để đảm bảo cùng một lúc 3 vấn đề cốt lõi, đó là chất lượng – giá cả – phong cách phục vụ. Có thể khẳng định rằng, tuy là DN trong nước nhưng về công nghệ sản xuất và chế biến thì khơng thua bất cứ một DN nào trên thế giới. Điều này đã được chứng minh qua những thành công rực rỡ của DN, là đại diện đầu tiên của Việt Nam có mặt trong Top 200 DN Châu Á xuất sắc nhất năm 2010 do tạp chí Forbes Asia bình chọn; được Vietnam Report (VNR) xếp hạng top 5 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam, ngoài ra Vinamilk cũng được Nielsen Singapore xếp vào một trong 10 thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất.

Đầu tư vào con người

Trong các hoạt động đầu tư về chiều sâu, DN cần đặc biệt chú ý đến việc đào tạo đội ngũ kế thừa. Trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bên cạnh công nghệ tiên tiến, hệ thống quản trị DN hiện đại, cần phải có con người biết sử dụng và vận hành nó. Máy móc có thể thay thế con người ở một số công đoạn, nhưng để thành cơng DN khơng chỉ cần máy móc hiện đại mà cịn cần phải có nguồn nhân lực chất lượng để đưa ra những chiến lược phát triển đúng đắn. Do vậy ngoài việc chăm lo nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong công ty, DN phải chú trọng đầu tư nâng cao trình độ tay nghề cho từng bộ phận, tạo điều kiện ngày càng tốt hơn về môi

trường làm việc cho nhân viên từ văn phòng đến nhà máy nhằm phát huy một cách tốt nhất năng lực làm việc của từng thành viên. Các DN cần phải lập chương trình và kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ và thợ lành nghề. Việc đào tạo phải tiến hành theo phương châm vừa phát triển chiều rộng nhằm đáp ứng yêu câu trước mắt, đồng thời cũng phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu, các cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành để chuẩn bị cho phát triển ngành trong tương Lai. Kết hợp cả đào tạo trong nước và ngoài nước; cả chính quy và tại chức; cả ngắn hạn và dài hạn.

 Chiến lược xây dựng thương hiệu

Thương hiệu là tài sản quý của DN do đó đầu tư xây dựng thương hiệu là một hoạt động cần được quan tâm và thực hiện một cách hiệu quả. Các DNVN cần chú ý vào việc nghiên cứu từng khu vực thị trường, từng tập quán tiêu dùng, từng độ tuổi, giới tính để phát triển mạng lưới bán lẻ cho từng mặt hàng và quảng bá cho từng mặt hàng ở mỗi khu vực, địa phương khác nhau. Theo báo cáo đánh giá của BMI, ngay cả Vinamilk – DN sữa hàng đầu Việt Nam hiện nay vẫn cịn gặp khó khăn trong việc phổ biến sản phẩm đến những địa phương có mức sống thấp.

 Chiến lược xúc tiến thương mại

Hướng về cộng đồng là một hoạt động mà các DN nên áp dụng, không chỉ giúp phổ biến sản phẩm của mình tới tất cả mọi người mà cịn củng cố được lòng tin và thiện cảm của người tiêu dùng với sản phẩm. Cho tới nay, Vinamilk luôn được biết đến là DN hàng đầu hướng về cộng đồng cùng các hoạt động từ thiện xã hội. Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ khẩn cấp người dân vùng lũ, Vinamilk còn tham gia phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Bến Tre, Quảng Nam, Đà Nẵng, xây dựng nhà tình thương tình nghĩa, hỗ trợ bệnh nhân nghèo thành phố thông qua Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo. Từ năm học 2003 – 2004, Vinamilk đã phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo thành lập “Quỹ học bổng Vinamilk – Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”, năm học 2010 – 2011 là năm thứ 8 DN đã tài trợ cho quỹ học bổng này, với tổng giá trị giá lên tới trên 16 tỷ đồng. Vinamilk còn kết hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam thành lập quỹ sữa "Vươn cao Việt Nam" với mục tiêu nhằm chia sẻ những khó khăn của trẻ em nghèo,

có hồn cảnh đặc biệt, bị suy dinh dưỡng, khuyết tật… Đây là hoạt động nhằm góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam và mong muốn thay đổi một thế hệ người Việt mới. Việc cứu trợ, cũng như hàng loạt các chương trình hướng đến cộng đồng nhằm thể hiện tinh thần trách nhiệm của Vinamilk đối với xã hội, với cộng đồng, và là văn hố của Vinamilk. Đây cũng là một điển hình về hoạt động từ thiện mà các DN trong nước nên học tập và áp dụng trong tương lai gần để tăng cường cả về chất lượng và số lượng các quỹ sữa từ thiện giúp cho tất cả trẻ em trên mọi miền đất nước đều có cơ hội được uống nguồn sữa sạch và an toàn.

KẾT LUẬN

Bất chấp sự gia tăng bất thường về giá trong thời buổi kinh tế khó khăn, các sản phẩm thuộc mặt hàng sữa bột và trong tồn ngành sữa nói chung vẫn đạt được doanh số rất tốt và có xu hướng tăng dần qua các năm. Khi mức sống ngày càng được nâng cao, các bậc cha mẹ đều mong muốn lựa chọn những sản phẩm tốt nhất cho con mình, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu là những yếu tố được xem trọng hơn cả. Điều này cũng giải thích phần nào vị trí thống trị của các nhãn hiệu nhập khẩu ở phân khúc sữa bột công thức, khả năng cạnh tranh của các nhãn sữa mang thương hiệu Việt Nam ở mảng sản phẩm này còn rất hạn chế. Một yếu tố khác lí giải cho sức hút mạnh mẽ của các sản phẩm nước ngoài nằm ở chiến lược quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của các DN. Nắm bắt được tâm lí của người tiêu dùng cộng thêm lợi thế sẵn có về năng lực cạnh tranh của sản phẩm, các hãng sữa nước ngoài đã đầu tư một nguồn ngân sách không nhỏ cho những chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện báo đài. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết trong việc đánh giá chất lượng sữa bột trên cơ sở khoa học của người tiêu dùng cùng với những biện pháp cịn thiếu hiệu quả của Chính phủ Việt Nam, chiến dịch quảng cáo, tiếp thị của các DN sữa nước ngoài đang vượt quá tầm kiểm soát, một số quảng cáo được thổi phồng và nguy hiểm hơn là quảng cáo sai sự thật, khiến phần lớn các bà mẹ cho rằng “sữa bột tốt hơn sữa mẹ”, trong khi sữa mẹ mới là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điều này gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến thói quen ni con bằng sữa mẹ hiện đang được Chính phủ ra sức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh sự tăng giá bất thường của thị trường sữa bột trong nước, việc giá sữa nguyên liệu và các sản phẩm sữa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc hàng cao nhất trên thế giới trong khi mức thuế nhập khẩu ở nước ta chỉ ở mức trung bình cũng là một trong những nghịch lí trên thị trường sữa bột cần sớm có biện pháp can thiệp của Nhà nước và chế tài để hạn chế tình hình trên.

Một sản phẩm muốn thành công và đứng vững trên thị trường phải luôn đặt chất lượng lên làm yếu tố hàng đầu. Thực tế ở thị trường sữa bột nước ta trong

những năm gần đây xuất hiện rất nhiều vụ bê bối về chất lượng sữa bột dành cho trẻ em gây hoang mang cho một bộ phận lớn những người tiêu dùng trước giờ vẫn tiêu dùng sản phẩm đó. Tình trạng sữa bán theo cân, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn trôi nổi trên thị trường, hay hàm lượng dinh dưỡng ghi trên bao bì hồn tồn sai lệch với hàm lượng thực tế được kiểm tra ở một số nhãn sữa nội địa và nước ngoài, rồi thành phần sữa bột chứa những “dị vật” kì lạ, sữa nhiễm phóng xạ..., tất cả những sự việc trên đều là hồi chuông cảnh tỉnh người tiêu dùng cần có nhận thức đúng đắn trong việc đánh giá chất lượng và lựa chọn sản phẩm sữa bột cho con em mình.

Xét trên mặt bằng chung, thị trường sữa bột công thức không phải là lợi thế của các DNVN. Tuy nhiên trong những năm gần đây thị phần của một số DN lớn đã có xu hướng tăng lên, nhờ vào chính sách cải tiến của chính DN cùng với những biện pháp khuyến khích của Chính phủ, và quan trọng hơn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trong tâm lí mua hàng của một bộ phận người tiêu dùng. Trong tương lai, sữa bột công thức vẫn sẽ là một mặt hàng đạt được doanh thu rất cao và có xu hướng ngày càng tăng. Do đó các DNVN cần biết tận dụng những lợi thế sẵn có, cải tiến sản phẩm, tập trung vào chất lượng, áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại và đề ra những chiến lược marketing đúng đắn để gây dựng và phát triển thương hiệu sữa bột Việt Nam không chỉ là một thương hiệu mạnh trong nước và còn là thương hiệu được tin dùng trên thế giới.

Trong q trình nghiên cứu, do kiến thức chun mơn cịn hạn hẹp nên đề tài khơng thể tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu mong rằng đây sẽ là một đề tài hữu ích góp phần vào việc nhận định rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm sữa bột công thức Việt Nam trên thị trường, hoàn thiện những giải pháp của DN và Chính phủ để nâng cao NLCT, đưa thương hiệu sữa bột Việt Nam lên một vị thế mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Giáo trình Marketing lí thuyết, trường Đại học Ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, 2000

2. Giáo trình Marketing quốc tế, trường Đại học Ngoại thương, 2005

3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện tồn cầu hóa – Trần Sửu, Nhà xuất bản Lao động, 2005

4. Thương hiệu dành cho lãnh đạo, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội, 2004 5. Báo cáo ngành sữa 2009, Habubank Securities

6. Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực, 2010, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương

7. 2001-2 2010-

2020, Đỗ Kim Tuyên, Cục Chăn nuôi 8. Niên giám thống kê Việt Nam 2010

9. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

10. Nghị định số 75/2008/NĐ-CP 11. Nghị định số 170/2003/NĐ-CP 12. Thông tư số 104/2008/TT-BTC 13. Thông tư số 122/2010/TT-BTC

Tài liệu nước ngoài

1. Principles of Marketing, Philip Kotler

2. International Marketing , International Edition, 1997 3. Codex Standard for Follow-up Formula, Codex standard 4. Dairy products in Vietnam 2009, Euromonitor International

5. Drinking milk products in Vietnam 2011, Euromonitor International 6. Baby Food in Vietnam 2010, Euromonitor International

7. Vietnam Food and Drink Report Q3 – Q4 2011, Business Monitor International 8. Vietnam Dairy Milk Market 2000 – 2014, Datamonitor

9. Abbott Annual Report 2010

Một số trang web tham khảo

1. http://www.tinkinhte.com/nd5/print/114316.html 2. http ://www.vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/12/sua-bot-ngoai-tang-gia-manh/ 3. http://hanoimoi.com.vn/print/314332/print.htm 4. http://www.vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/12/sua-bot-ngoai-tang-gia-manh/ 5. http://www.baomoi.com/Home/ThiTruong/vneconomy.vn/Vinamilk-tang-gia- sua-vao-mung-1-Tet/7757890.epi 6. http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/xahoi/vichatluongcuocsong/2009/7/19 229.html 7. http://www.vinamilk.com.vn/?vnm=market&id=28 8. http://www.trustmilkdaily.com/san-pham-tu-sua/ban-tin-nganh-sua/Nganh-Sua- dang-no-luc-chiem-linh-thi-truong-noi-dia-17B

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM SỮA

(Ban hành kèm theo quyết định số 3399/QĐ-BCT, ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2020 2025

1 Sữa thanh, tiệt trùng Triệu lít 480 780 1150 1500 2 Sữa đặc có đường

(sữa hộp) Triệu hộp

377 400 410 420

3 Sữa chua Triệu lít 86 120 160 210

4 Sữa bột các loại 1000 tấn 47 80 120 170 5 Bơ Tấn 6 8 10 13 6 Pho mát Tấn 72 84 97 107 7 Kem các loại 1000 tấn 13 20 27 38 8 Các sản phẩm sữa khác (bột dinh dưỡng) 1000 tấn 22 44 65 83

Tổng số quy sữa tươi Triệu lít 1300 1900 2600 3400

Dân số Triệu

người

86,70 91,13 95,30 99,18

Bình quân đầu người Lít/người 15 21 27 34

Tăng trưởng bình quân 2006- 2010 2011- 2015 2016- 2020 2021- 2025 Sữa thanh, tiệt trùng %/năm 18,4 10,0 8,0 6,0 Sữa đặc có đường

(sữa hộp) %/năm

0,7 1,0 0,8 0,5

Sữa chua %/năm 7,2 7,0 6,0 5,0

Sữa bột các loại %/năm -1,3 11,0 8,5 7,0

Bơ %/năm -0,3 5,0 5,0 5,0

Pho mát %/năm -2,1 3,0 3,0 2,0

Kem các loại %/năm 8,8 8,0 7,0 7,0

Các sản phẩm sữa khác (bột dinh dưỡng)

%/năm 67,3 15,0 8,0 5,0

Tổng số quy sữa tươi %/năm 5,3 7,8 6,7 5,5

Bình quân đầu người.

PHỤ LỤC 2

NHU CẦU ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NGÀNH

(Ban hành kèm theo quyết định số 3399/QĐ-BCT, ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Hạng mục 2010-2015 2016-2020 2021-2025

1 Vốn cho công nghiệp chế biến 1.190 1.280 1.500

2 Vốn cho phát triển nguyên liệu 2.150 3.130 3.490

3 Vốn cho phát triển công nghiệp hỗ trợ 720 630 850

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sữa bột công thức của doanh nghiệp việt nam trên thị trường nội địa (Trang 70 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)