Tác động tới các khoản nợ quốc gia

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước châu âu (Trang 46 - 48)

1.3. Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu

1.3.6. Tác động tới các khoản nợ quốc gia

Khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 khơng chỉ ảnh hưởng đến các nền kinh tế trên tồn thế giới thơng qua những tác động tiêu cực vào thị trường tài chính tồn cầu mà nó cịn có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng mới – cuộc khủng hoảng nợ của các quốc gia. Gần đây, vấn đề về các khoản nợ quốc gia khổng lồ của các nước như Iceland, Hy Lạp như một lời cảnh báo mọi người: Dư chấn tài chính vẫn đang tiếp diễn, chính phủ các nước cần thận trọng đối phó.

Vấn đề vay nợ giống như một con diều hâu lớn lượn quanh biên giới của nhiều quốc gia. Tính đến thời điểm này, đã có tới 17 nước lớn đang hoặc sắp có nguy cơ phá sản. Nhiều nước trong số đó đang bị vướng vào hàng mớ nợ nần. Và theo dự báo các trường hợp phá sản này sẽ xảy ra vào cuối năm 2011. Có số liệu cho thấy, nợ chính phủ tồn cầu hiện nay đã tăng đột biến 35.000 tỷ USD, tỷ lệ nợ của các nền kinh tế lớn đạt mức cao kỷ lục.

Với nền kinh tế số một thế giới, tổng số nợ của Mỹ đã lên mức 11,5 nghìn tỷ USD tương đương mỗi người Mỹ đang mang trên mình số nợ 37 nghìn USD. Lần đầu tiên nước Mỹ mắc nợ là vào năm 1970, khi họ phải trả 75 triệu USD tiền nợ chiến tranh cho Cuộc chiến giành độc lập của 13 bang Hoa Kỳ. Vài thập kỷ qua, tỷ lệ nợ tăng cao, ngoại trừ thời kỳ ngân sách dồi dào từ năm 1998 đến năm 2000, yếu tố khiến ngân sách ở mức cao như vậy chính là kinh tế tăng trửong q nóng. Thời kỳ chiến tranh Iraq, Afghanistan, kích thích kinh tế của cựu Tổng thống Bush và Tổng thống Obama, số nợ của chính phủ Mỹ ngày một tăng cao. Đồng hồ nợ quốc gia Mỹ đặt gần quảng trường Thời Đại của Mỹ đã được lắp đặt vào năm 1989 khi số nợ khi đó chỉ là 2,7 nghìn tỷ USD. Đồng hồ này đã chạy hết số và bị thay thế vào

chỉnh tới hai lần để có thể tiếp tục đo đếm chính xác số nợ trên thực tế. Một số website của các nhóm quyền lợi cũng cơng bố đồng hồ nợ, người ta có thể thấy số tiền nợ tăng thêm hàng trăm USD, hàng nghìn USD trong chỉ một vài giây. Theo Bộ Tài chính Mỹ, cơ quan cập nhật số liệu nợ chính xác đến từng penny sau chỉ một vài ngày, tổng lượng nợ quốc gia của Mỹ tính đến ngày 1/7/2009 là 11.518.472.742.288 USD (hơn 11,5 nghìn tỷ USD). Tổng lượng nợ lên tới hơn 80% tổng sản lượng hàng năm của kinh tế Mỹ (tính theo số liệu GDP). Như vậy, mỗi người Mỹ đang mang trên mình số nợ 37 nghìn USD. Tổng giá trị các khoản nợ mỗi năm tăng thêm hơn 1 nghìn tỷ USD.

Bên cạnh đó, Iceland cũng phải đối mặt với tình trạng “phá sản quốc gia”, tháng 10/2009, xếp hạng tín dụng quốc gia của nước này bị đánh tụt thảm hại; Tháng 11/2009, chính phủ Hy Lạp rơi vào khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn lần lượt hạ thấp tín dụng của nước này; Tháng 01/2010, Iceland do khơng có khả năng trả nợ đã quyết định tiến hành trưng cầu dân ý hủy bỏ việc hoàn trả 5,4 tỷ USD cho Anh và Hà Lan. Hầu như mọi sức ép đều đến từ nguy cơ khủng hoảng nợ quốc gia. Mặt khác, trên thực tế, sau khi Dubai World tuyên bố xin khất nợ, các nước như Ireland, Mexico, Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đều bị hạ thấp xếp hạng tín dụng. Các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Đức và Pháp cũng vấp phải sự nghi ngờ to lớn về quy mô các khoản nợ cơng. Trong nhóm các nền kinh tế lớn, Nhật, Ấn Độ cũng có số nợ cao khi so với tỷ lệ GDP.

Chương 2. Nền kinh tế các nước Châu Âu dưới tác động

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước châu âu (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)