Đơn vị: tỷ USD
Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại
Toàn thế giới 620,8 689,8 - 69,0 Mỹ 119,4 97,5 + 21,9 Nga 36,8 61,1 - 24,3 Trung Quốc 45,1 120,3 - 75,2 Nhật Bản 20,8 32,4 - 11,6 Asean 28,1 39,0 - 10,9 Nguồn: EC 2009a
Tính đến tháng 8/2009, theo số liệu của Eurostat, trong 7 tháng đầu năm 2009, EU tiếp tục nhập siêu với kim ngạch xuất khẩu đạt 620,8 tỷ Euro, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái và kim ngạch nhập khẩu đạt 689,8 tỷ Euro, giảm 25% (Bảng 7). Trong đó, xét về các nước thành viên, trong 6 tháng đầu năm 2009, nước có thặng dư lớn nhất là Đức (59,4 tỷ) và Hà Lan (17,5 tỷ), còn thâm hụt thương mại lớn nhất thuộc về Anh (46,4 tỷ), tiếp đến là Pháp (28,8 tỷ) và Tây Ban Nha (23,9 tỷ).
Mặt khác, dưới tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu, xuất khẩu và nhập khẩu của EU cũng bị ảnh hưởng rõ rệt. So với cùng kỳ năm ngoái, trong tháng 9/2008, xuất khẩu của Eurozone tăng 2,2% đạt 137,1 tỷ USD và nhập khẩu tăng 2,1% đạt 142,7 tỷ Euro. Tháng 9/2007, thặng dư của khu vực này vẫn đạt 2,9 tỷ Euro. Trong khi đó, trong 8 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu và nhập khẩu của 27 nước thuộc EU tăng tương ứng là 1,7% và 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 8 tháng đầu năm 2008, khối lượng thương mại của EU với các nước đối tác chính đều
so với cùng kỳ năm ngoái. EU tiếp tục xuất siêu sang Mỹ nhưng giá trị giảm 17% so với cùng kỳ năm 2007 (49,1 tỷ USD so với 59,2 tỷ USD). EU tiếp tục xuất siêu sang Thụy Sỹ, mức xuất siêu tăng khoảng 18,3% từ 11,5% tỷ Euro lên mức 13,6 tỷ Euro. Mức tăng lớn nhất về xuất khẩu là sang thị trường Nga (tăng 25%). Mức tăng nhập khẩu lớn nhất là từ Nga (31%) và Na Uy (29%). Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của EU sang Mỹ và Nhật Bản đều giảm 3%. Nhập khẩu từ Hàn Quốc giảm 6% và từ Nhật Bản giảm 2% so với cùng kỳ năm 2007 (Eurostat Database).
Tính riêng từng nước thành viên, trong 9 tháng đầu năm 2008, các nước xuất siêu lớn nhất lần lượt là Đức với 142,3 tỷ Euro, Hà Lan với 31,9 tỷ Euro. Ngược lại các nước nhập siêu lớn nhất là Anh (91,7 tỷ Euro), Tây Ban Nha (72,2 tỷ Euro), Pháp (50,2 tỷ Euro), Hy Lạp (27,3 tỷ Euro) (Eurostat Database).
Sang năm 2009, cuộc đại khủng hoảng lại tiếp tục có những tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu của EU, hoạt động xuất nhập khẩu lại tiếp tục biến động. Số liệu chi tiết của Eurostat (có đến hết tháng 6/2009) cũng cho thấy, trao đổi thương mại của EU giảm với hầu hết các đối tác ngoài khối so với cùng kỳ năm 2008. Về xuất khẩu, mức giảm lớn nhất là với Nga (39%), Thổ Nhĩ Kỳ (32%), Hàn Quốc (27%), Brasil (23%). Về nhập khẩu, mức giảm lớn nhất là với Nga (42%), Nhật Bản (29%), Thổ Nhĩ Kỳ và Na Uy (đều là 28%) (Eurostat Database).
2.2.3. Tác động tới đầu tư quốc tế
Cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra khơng chỉ tác động đến tăng trưởng kinh tế và hoạt động thương mại của nền kinh tế các nước EU mà cịn có những tác động đáng kể đến đầu tư của EU.
Đầu tư ra nước ngồi của EU mang tính tập trung cao, đầu tư ra nước ngồi của các cơng ty EU quan tâm đến khả năng tiếp cận thị trường hay khả năng chi trả của người dân của nước nhận đầu tư và coi đó là nền tảng để xây dựng chiến lược đầu tư của mình. Điều này cũng lý giải tại sao, trong thời gian qua, các nước như: Mỹ, Canada, Thụy Sỹ nói riêng và các nước phát triển nói chung vẫn là nơi nhận được nhiều vốn đầu tư nhất của EU. Một trong những yếu tố chính thu hút sự đầu tư của các công ty EU vào các thị trường này là qui mơ lớn, sự giàu có và tính liên kết
cao (sức mua lớn) của các thị trường ở đây. Mỹ, Canada và Thụy Sỹ là 3 nước thu hút nhiều nhất dòng FDI của EU năm 2006. Trong số 260 tỷ Euro đầu tư ra nước ngồi của EU thì thị trường Mỹ đạt mức 72 tỷ (chiếm 28%) dòng ra của EU (tăng 130% so với năm 2005). Dòng FDI của EU vào Canada cũng tăng trưởng đạt mức cao nhất kể từ năm 2001 với 30,4 tỷ Euro (chiếm 12%), theo sau là Thụy Sỹ với 21 tỷ Euro (chiếm 8%). Bên cạnh đó, gần đây các nhà đầu tư EU đang chú ý đến các thị trường đang nổi (gồm các nước Mỹ Latinh, các nước châu Á trừ Trung Cận Đông và Nhật Bản, Trung Cận Đông, Nga và Địa Trung Hải), tuy nhiên chỉ đặc biệt chú ý đến những thị trường lớn và có tốc độ tăng trưởng nhanh. Tính đến năm 2006, tỷ trọng đầu tư vào các thị trường mới nổi trong tổng đầu tư ra ngoài của EU đã đạt 28%.
Bên cạnh đó, đầu tư nội khối EU chiếm tỷ trọng lớn. Cũng xuất phát từ vài lý do tiếp cận thị trường: dễ dàng hơn, tránh được những rào cản hàng hóa mà chính phủ các nước sở tại đặt ra, khả năng tiêu thụ sản phẩm của người dân lớn, cơ sở hạ tầng phát triển, tính liên kết thị trường cao và một vài lý do khác như: những chính sách khuyến khích phát triển vùng, chiến lược xây dựng và phát triển cộng đồng Châu Âu. Thêm vào đó là sự gia nhập mới của các nước Đơng Âu, hầu hết là các nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, họ đang tiến hành tư nhân hóa mạnh mẽ, tạo ra rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ phần đầu tư trực tiếp của EU-15 vào các thành viên mới trong tổng dòng FDI ra của EU đã tăng rất nhanh từ năm 2003, theo số liệu của Eurostat, tỷ lệ này đạt mức 17% năm 2005 (Eurostat Database).
Năm 2007, dịng FDI từ những nước ngồi liên minh vào EU đạt 319, 161 tỷ Euro, tăng 90% so với năm 2006. Dòng FDI ra của EU đổ vào các nước khác ngoài liên minh đạt 419, 912 tỷ Euro. Mặc dù lượng FDI vào EU tăng khá nhanh, nhưng EU vẫn là nhà đầu tư lớn trên thế giới với kim ngạch FDI là 100,751 tỷ Euro. Lượng FDI vào chiếm 17,7% GDP trong khi lượng FDI ra đạt 23,2% GDP (số liệu năm 2006). Dòng vốn FDI thường biến động qua từng năm như một cơ hội may rủi của kinh tế, thơng thường khi nền kinh tế tăng trưởng thì dịng vốn FDI cũng sẽ tăng (Eurostat Database).
Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu làm tăng trưởng tồn EU nói chung và từng quốc gia thành viên nói riêng giảm rõ rệt. Điều này được các nhà phân tích lý giải do sự rủi ro khi đầu tư tăng lên trong cuộc khủng hoảng kinh tế, kỳ vọng đầu tư giảm mạnh, các công ty chuyển hướng tập trung đầu tư vào thị trường nội địa. Tính chung trong năm 2008, đầu tư của EU-27 ra bên ngồi giảm 30%, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của EU-27 cho các nước ngoài khu vực giảm 28% từ 496 tỷ Euro năm 2007 xuống 354 tỷ Euro năm 2008. Xét về đối tác đầu tư, năm 2008, EU-27 đầu tư vào Mỹ là 149 tỷ Euro thấp hơn so với mức 171 tỷ Euro năm 2007, mức đầu tư của EU vào Canada cũng sụt giảm mạnh, từ 42 tỷ Euro năm 2007 xuống 9 tỷ Euro năm 2008. Trong khi đó, mức đầu tư của EU vào thị trường Thụy Sỹ tăng từ 24 tỷ lên 33 tỷ Euro, tương tự với thị trường Nga (từ 16 tỷ lên 22 tỷ Euro) và vẫn giữ mức đầu tư khá ổn định ở thị trường Hồng Kông (từ 8 tỷ xuống 7 tỷ Euro). Xét từng nước thành viên, Luxembourg, Pháp và Anh là những nhà đầu tư chính trong EU-27. Luxembourg là nhà đầu tư lớn nhất với 83 tỷ Euro chiếm 23% trong tổng lượng vốn FDI đầu tư của toàn EU, theo sau là Pháp với 58 tỷ Euro chiếm 16% và Anh chiếm 15% với 52 tỷ Euro (Eurostat Database).
Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI vào EU-27 giảm 57% từ 400 tỷ Euro năm 2007 xuống 173 tỷ Euro năm 2008. Trong đó, lượng FDI của Mỹ sụt giảm mạnh từ 194 tỷ Euro năm 2007 xuống 45 tỷ Euro năm 2008, Thụy Sỹ từ 20 tỷ xuống 5 tỷ Euro, Nhật Bản giảm từ 19 tỷ Euro xuống còn 4 tỷ và Ấn Độ giảm từ 10 tỷ xuống 2 tỷ Euro. Trong khi đó vốn đầu tư từ Canada vào EU tăng 4 tỷ Euro (từ 14 tỷ năm 2007 lên 18 tỷ năm 2008) và Brazil tăng từ 2 tỷ lên 7 tỷ Euro. Xét về các nước thành viên, Luxembourg là nước nhận được nhiều vốn đầu tư FDI nhất từ bên ngoài liên minh với 76 tỷ Euro chiếm 44% tổng lượng vốn đầu tư vào EU, sau đó đến Anh với 45 tỷ Euro (chiếm 26%) và Pháp là 25 tỷ Euro (chiếm 15%). Luxembourg vừa là nước đầu tư ra bên ngoài lớn nhất cũng là nước được nhận đầu tư từ các nước ngoài liên minh nhiều nhất trong EU-27 (Eurostat Database).
Xét về đầu tư nội khối, năm 2008, vốn FDI giảm 42% so với năm 2007. Trong đó, Pháp với 92 tỷ Euro, Đức với 71 tỷ Euro và Hà Lan là 37 tỷ Euro là những nhà đầu tư chính trong nội bộ liên minh. Pháp (với 55 tỷ Euro) cũng là nước
được nhận nhiều vốn đầu tư nhất từ những thành viên khác của liên minh. Theo sau là Tây Ban Nha với 40 tỷ Euro và Bỉ với 34 tỷ Euro (Eurostat Database).
Nhìn chung cả năm 2008, EU là nhà đầu tư ròng đối với các nước trên thế giới, với lượng vốn đầu tư ra cao hơn lượng vốn đầu tư vào EU là 182 tỷ Euro (khoảng 1,5% trong GDP), và cũng cao hơn so với năm 2007 là 96 tỷ Euro (chiếm 0,8% GDP). Xét trong các nước thành viên, Pháp là nhà đầu tư ròng lớn nhất với lượng vốn đầu tư ròng là 33 tỷ Euro, sau đó là Đức với 27 tỷ Euro và Tây Ban Nha là 25 tỷ Euro. Trong khi đó, Hà Lan với lượng vốn đầu tư vào lớn hơn lượng vốn đầu tư ra 9 tỷ Euro, là nước có lượng đầu tư FDI rịng lớn nhất từ các nước bên ngoài vào EU (Eurostat Database).
2.2.4. Tác động tới tăng trưởng kinh tế
Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu xảy ra gây ra những ảnh hưởng nặng nề nên nền kinh tế các nước EU, suy thoái kinh tế xảy ra ở nhiều nước. Một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm, mổ xẻ phân tích của các nhà chun mơn là tác động của khủng hoảng tồn cầu 2008 tới tăng trưởng. Tăng trưởng được coi như mọt phong vũ biểu, một thước đo sự phát triển của một nền kinh tế. Vì vậy có thể nói khủng hoảng kinh tế xảy ra, tăng trưởng của một nền kinh tế cũng phải chịu nhiều tác động.
Theo báo cáo của Tổng cục Kinh tế - Tài chính của Ủy ban Châu Âu (EC) vào tháng 3/2009, tăng trưởng của các nước thành viên đều ở mức tăng trưởng âm. Từ năm 2005 đến năm 2007, tăng trưởng GDP của EU đều đạt trên 2%, cao hơn mức tăng trưởng của hai “đại gia” kinh tế khác là Mỹ và Nhật. Khủng hoảng tài chính tồn cầu xảy ra, tác động tiêu cực đến nền kinh tế của hầu hết các nước EU, làm tốc độ tăng trưởng GDP giảm. Theo số liệu mới nhất của Eurostat, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của EU trong năm 2008 đã giảm xuống còn 0,8%. Tốc độ này tuy giảm mạnh so với tốc độ tăng trưởng 2,9% vào năm 2007 và 3,2% vào năm 2006 nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng 0,4% của Mỹ và -1,2% của Nhật. Theo dự đốn, năm 2009, tồn khu vực EU tăng trưởng âm ở mức -4,2%, dự đoán mức này vào năm 2010 sẽ tăng lên 0,7%. Khu vực Eurozone cũng bị tác động tiêu cực từ
cuộc khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng lần lượt giảm từ 2,8% năm 2007 xuống 0,6% năm 2008, được dự đoán tăng trưởng âm ở mức -4,1% năm 2009 và 0,7% năm 2010, thể hiện trên Hình 5 dưới đây:
(Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế, phần trăm thay đổi so với năm trước)
Liên hiệp Châu Âu (27 nước)
Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (16 nước)
Mỹ
Nhật Bản
Nguồn: Eurostat Database
Hình 5. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của EU, EA-16, Mỹ và Nhật Bản
Xét trong từng nước thành viên của EU, có thể nói cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu như một trận cuồng phong làm lung lay cả những nền kinh tế mạnh nhất của EU như: Anh, Pháp, Đức. Tăng trưởng của hầu hết các nước đều giảm mạnh trong năm 2008: Anh với 0,5%, Tây Ban Nha 0,9%, Pháp 0,4% và Đức với 1,3%. Nền kinh tế của một số nước lâm vào tình trạng tăng trưởng âm như: Đan Mạch với mức tăng trưởng -0,9%, Estonia là -3,6%, Italy với mức tăng trưởng - 1,3% và Thụy Điển là -0,2% (Eurostat Database).
Nhận định chung về cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Eurozone và EU-27, nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng khủng hoảng tài chính ở EU trong năm 2009 diễn ra theo hình chữ V lệch, sụt giảm mạnh trong quí I, chậm dần và chạm đáy vào cuối quí II, bắt đầu vượt đáy và hồi phục dần trong quí III và quí IV.
Giai đoạn quí I năm 2009 được xem là tồi tệ nhất, GDP của EU sụt giảm - 2,4% so với cuối năm 2008 trong đó các nền kinh tế đầu tàu như Đức là -3,5%, Italy -2,7% và Pháp là -1,2%, mức suy giảm mạnh mẽ nhất kể từ năm 1980. Các nước Đông Âu đều chịu tác động nặng nề do thị trường xuất khẩu chính cũng như nguồn đầu tư trực tiếp, nguồn cung cấp tín dụng của họ là EU-15 đều sụt giảm mạnh. Hầu hết các nước Đơng Âu tăng trưởng âm vào q I/2009. Duy nhất có Ba Lan là nước có mức tăng trưởng dương 0,1% trong thời gian này, do mức độ phụ thuộc vào xuất khẩu thấp nhất với tỷ lệ đóng góp vào GDP là 45% so với mức 70% của Hungary hay 76% của Cộng hòa Séc.
Mức sụt giảm GDP chậm lại trong quí II của các nước EA-16 là 0,2% và của EU-27 là 0,3%. Nhờ có chương trình kích cầu xe hơi, Đức và Pháp đều bắt đầu tăng trưởng 0,3% còn Anh và Italy vẫn tăng trưởng -0,6% và -0,5% so với quí I/2009.
Trong quí III/2009, bắt đầu giai đoạn hồi phục với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình ở 27 nước thành viên EU đã dương, đạt 0,3% và tại 16 nước Eurozone là 0,4%. Kinh tế Đức đạt mức tăng trưởng 0,7%, Italy là 0,6% cịn Pháp là 0,3%.
Sang q IV, tình hình tiếp tục khả quan hơn, sản xuất của 16 nước thuộc khu vực Eurozone tháng 12/2009 tăng trưởng tháng thứ 3 liên tiếp, kinh tế Châu Âu thoát khỏi suy thoái tệ hại nhất trong 6 thập kỷ qua.
Năm 2010, nền kinh tế các nước EU được dự đoán sẽ tăng trưởng dương song vẫn ở mức thấp so với giai đoạn trước khủng hoảng như trên Hình 6.
( Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế, phần trăm thay đổi so với năm trước) -20 -17,5-15 -12,5 -10 -7,5-5 -2,5 0 2,55 7,5 10 12,5 B ỉ Bu lg ar ia C ộn g h ị a S éc Đ an M ạ ch Đ ứ c E sto nia Ire la nd H y l ạp T ây B an N ha P há p Ý C ộn g h ịa S íp La tv ia Litva Lu xe m bo ur g H un g ar y C ộn g h ịa M alt a H à L an Á o Ba L an B ồ Đ à o N h a R um an i S lo ve n ia S lo va kia P hầ n L an T h ụy Đ iể n A n h 2007 2008 2009 2010
Nguồn: Eurostat Database*
2.2.5. Tác động tới cơ cấu ngành
Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 nổ ra và kéo theo sự suy thoái của hàng loạt nền kinh tế, nền kinh tế EU phát triển mạnh về ngành dịch vụ. Ngành dịch vụ giữ một vài trò chủ đạo trong nền kinh tế ở hầu hết các nước thành viên EU – với 60% GDP của EU được tạo ra do các ngành dịch vụ (số liệu năm 2007 của Eurostat). Cuộc khủng hoảng xảy ra không chỉ tác động mạnh mẽ đến ngành dịch vụ mà nó cịn có những ảnh hưởng rõ rệt đến sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của EU.
2.2.5.1. Sản xuất công nghiệp