1.3. Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu
1.3.5. Tác động tới cơ cấu ngành
Không chỉ tác động đến sự tăng trưởng của các nền kinh tế trên thế giới, cuộc đại khủng hoảng 2008 cịn có ảnh hưởng sâu rộng đến cơ cấu các ngành trong nền kinh tế, từ công nghiệp đến nông nghiệp và dịch vụ.
Thứ nhất là những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu tới sản xuất cơng nghiệp. Có thể nói, ngành cơng nghiệp là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Giống như thương mại tồn cầu, nền cơng nghiệp của tồn thế giới có dấu hiệu đi xuống, tháng 2/2009, sản xuất cơng nghiệp tồn cầu giảm 23,7% (Hình 2).
-40 -30 -20 -10 0 10 20 30 40 01/20 08 03/20 08 05/20 08 07/20 08 09/20 08 11/20 08 01/20 09 03/20 09 05/20 09 07/20 09 09/20 09 Trung Quốc
Các nước đang phát triển, ngoại trừ Trung Quốc Các nước có thu nhập cao
Tồn thế giới
Nguồn: World Bank 2010, trang 23
Hình 2. Sự tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp
Cụ thể, theo Cơ quan thống kê Châu Âu (Eurostat), sản xuất công nghiệp của Châu Âu trong tháng 5 đã giảm 1,9% trong khu vực Eurozone và giảm trung bình 1,4% trong biên giới của 27 nước liên minh Châu Âu (EU), trong khi mức tương ứng trong tháng 4/2008 lần lượt là 1% và 0,3%. Ngành sản xuất của Mỹ tháng 12/2008 cũng sụt giảm tháng thứ 5 liên tiếp do tác động của cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Theo báo cáo của Viện quản lý nguồn cung (Institute of Supply Management), chỉ số sản xuất chủ yếu trong tháng 11 đã giảm 3,8 điểm xuống 32,4 điểm, thấp hơn con số 35,4 điểm mà các nhà kinh tế dự đốn trước đó. Đây là mức thấp nhất kể từ khi chỉ số này chạm mức 30,3 điểm vào tháng 06/1980. Chịu ảnh hưởng nặng nề phải kể đến ngành sản xuất ô tô của Mỹ. Đáng kể nhất trong năm 2008 là cuộc khủng hoảng ba đại gia ngành công nghiệp chế tạo ô tô của Mỹ là GM, Ford và Chrysler. Từng là biểu tượng của nền kinh tế Mỹ, nhưng cuối năm 2008 cả ba nhà sản xuất lớn này đều đang đứng một chân bên bờ vực phá sản và phải chờ sự trợ giúp của chính phủ nước này. Tập GM và Chrysler cho biết nếu khơng có khoản vay từ chính phủ, họ sẽ khơng có tiền để duy trì hoạt động tới hết q I/2009. Cịn Ford có thể cầm cự được tối đa tới hết năm 2009. Lĩnh vực sản xuất máy móc cũng
suy giảm mạnh, khi các nhà máy ở Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đã hầu như đóng cửa. Các cơng ty sản xuất đã ngừng sản xuất ra các mặt hàng mới và thu hẹp quy mô nhằm bù lại tốc độ chậm chạm của các hoạt động do tác động của khủng hoảng kéo dài.
Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 04-05/2009, sản xuất cơng nghiệp của tồn thế giới có dấu hiệu phục hồi, ban đầu do tăng trưởng ở Trung Quốc sau gói kích thích kinh tế trọng tâm vào chính sách tài khóa trị giá 575 tỷ USD. Nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lan rộng ra những nước khác với sản xuất công nghiệp tăng trưởng dương ở những nước kinh tế mới nổi (trừ Trung Quốc) vào tháng 03/2009 và các nước thu nhập cao vào tháng 05/2009.
Thứ hai là những tác động đến ngành dịch vụ. Theo thống kê của WB, từ năm 2000 trở lại đây, đóng góp tới gần 70% giá trị trong tổng GDP, có thể nói dịch vụ là một ngành có một vai trị khơng thể thiếu trong nền kinh tế tồn cầu (WTO 2010). Dịch vụ bao gồm những lĩnh vực chính như dịch vụ ngân hàng, tài chính, vận tải, bảo hiểm, du lịch. Cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra tác động khơng nhỏ đến ngành dịch vụ toàn cầu. Nhiều lĩnh vực dịch vụ bị sụt giảm đáng kể. Tiêu biểu là ngành du lịch thế giới, theo báo cáo của tổ chức Du lịch thế giới, lượng khách du lịch giảm 7% trong 6 tháng đầu năm 2009, trong đó những nước Trung Âu và Đơng Âu có mức giảm lớn nhất – 11%, trong khi những nước Châu Phi lượng khách du lịch tăng nhẹ. Ngành du lịch Mexico cũng gặp khó khăn – giảm 19% trong quý II/2009.
Tuy nhiên thời gian gần đây, du lịch thế giới đã xuất hiện những dấu hiệu khả quan với lượt khách theo thống kê tháng 07/2009 chỉ giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Bằng những nỗ lực nhằm hỗ trợ du lịch thông qua các khoản khuyến mãi, khấu trừ đặc biệt, giảm các hạn chế trong việc cấp visa và những kế hoạch đầu tư đang được chuẩn bị, tổ chức Du lịch thế giới kỳ vọng lượng du lịch toàn cầu sẽ chỉ giảm từ 4%-6% trong cả năm 2009.
Phần trăm thay đổi về số lượng theo từng năm
Nguồn: World Bank 2010, trang 37
Hình 3. Lượt khách du lịch quốc tế
Bên cạnh đó, thương mại dịch vụ cũng bị những tác động đáng kể từ cuộc khủng hoảng này. Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong năm 2008, xuất khẩu thương mại dịch vụ toàn thế giới đạt 3.730 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2007. Trong đó, vận tải tăng 15%, du lịch tăng 10% và những dịch vụ thương mại khác tăng 10% . Những dịch vụ thương mại khác – lĩnh vực bao gồm cả dịch vụ tài chính chiếm 51%, du lịch chiếm 25% và vận tải chiếm 23% trong tổng lượng thương mại dịch vụ (Bảng 3).
Bảng 3. Xuất khẩu thương mại dịch vụ toàn thế giới năm 2008
Giá trị (tỷ
USD) % thay đổi so vớinăm trước
2008 2006 2007 2008 Dịch vụ thương mại 4 13 19 11 Vận tải 875 10 20 15 Du lịch 945 19 15 10 Những lĩnh vực dịch vụ thương mại khác (bao gồm dịch vụ tài chính) 2 16 22 10 Nguồn: WTO 2009
Trong đó, ở tất cả khu vực thương mại dịch vụ năm 2008 đều tăng so với năm 2007. Như vậy, nhìn chung dịch vụ thương mại trong cả năm 2008 đều tăng so
với năm 2007. Tuy nhiên mức tăng này so với mức tăng của năm 2007 đã giảm mạnh. Điều này được lý giải là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008. Đặc biệt, tác động của cuộc khủng hoảng này tới thương mại dịch vụ được thể hiện rõ ở khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu. Năm 2008, xuất khẩu các dịch vụ thương mại của khu vực Bắc Mỹ tăng 9% đạt 603 tỷ USD. Theo số liệu theo từng quý, thương mại dịch vụ tuy tăng nhanh trong 9 tháng đầu năm 2008 (xuất khẩu tăng 13% và nhập khẩu tăng 10%) nhưng trong 3 tháng cuối năm 2008 dịch vụ thương mại của khu vực này đột ngột giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu (giảm 2% đối với xuất khẩu và 3% đối với nhập khẩu). Lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là du lịch ( giảm 2% đối với xuất khẩu và 6% đối với nhập khẩu). Tương tự như khu vực Bắc Mỹ, ở Châu Âu tuy cả năm 2008 tổng thương mại dịch vụ tăng 11% đối với xuất khẩu và 10% đối với nhập khẩu. Song, sau sự tăng mạnh của lượng xuất khẩu các dịch vụ thương mại (tăng 19%) trong 9 tháng đầu năm 2008, thì trong 3 tháng cuối năm lại sụt giảm mạnh (giảm 11%). Điều này được lý giải là do sự tác động của sự biến động của tỷ giá hối đoái vào quý IV/2008 từ những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính.
Bảng 4. Thương mại dịch vụ toàn thế giới theo từng khu vực
Ký hiệu: * = Dự đoán Nguồn: WTO 2009
Xuất khẩu Nhập khẩu
Giá trị (tỷ USD) % thay đổi so với năm trước Giá trị (tỷ USD) % thay đổi so với năm trước
2008 2006 2007 2008 2008 2006 2007 2008 Thế giới 3.730 13 19 11 3.470 12 18 11 Bắc Mỹ 603 12 14 9 473 12 9 6 Mỹ 522 13 16 10 364 12 9 7 Nam Mỹ và Trung Mỹ (bao gồm cả Caribe) 109 14 18 16 117 14 21 20 Brazil 29 21 26 27 44 21 28 28 Châu Âu 1.919 12 21 11 1.628 10 19 10 EU 1.738 12 21 10 1.516 10 19 10 Đức 235 16 16 11 285 8 15 11 Anh 283 13 20 2 199 8 16 1 Pháp 153 3 15 6 137 8 15 6 Italy 123 11 13 12 132 11 21 12
Tây Ban Nha 143 13 21 11 108 17 26 10
CIS 83 23 27 26 114 17 30 25 Nga 50 25 27 29 75 16 32 29 Châu Phi 88 13 22 13 121 16 31 15 Ai Cập 25 10 24 26 16 8 27 25 Nam Phi* 13 7 13 ... 17 18 16 ... Trung Đông 94 18 13 17 158 21 29 13 Israel 24 10 10 13 20 8 20 11 Châu Á 837 16 20 12 858 14 18 12 Nhật Bản 144 13 10 13 166 9 11 11
Thứ ba là những tác động đến sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp là một ngành kinh tế khác so với các ngành kinh tế khác vì nó cung cấp lương thực, thưc phẩm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất của con người để sống và tồn tại. Vì vậy, so với ngành cơng nghiệp và dịch vụ thì ngành nơng nghiệp chịu tác động ít hơn từ cuộc đại khủng hoảng này. Tuy nhiên, sản xuất nơng nghiệp tồn cầu vẫn phải đối mặt với những thử thách to lớn. Trong báo cáo “Triển vọng nông nghiệp” mới nhất, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng tài chính đang tác động tiêu cực đến ngành nơng nghiệp nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Trước hết, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu xảy ra ngay sau đợt tăng giá lương thực nên đã tác động xấu đến cung – cầu của thị trường nông sản thế giới cũng ngành nông nghiệp của các nước đang phát triển. Tăng trưởng toàn cầu sụt giảm mạnh do tác động của cuộc khủng hoảng làm giảm nhu cầu hàng hóa, đặc biệt là những sản phẩm được chế biến từ gia súc và hàng tươi sống, những mặt hàng chủ lực như gạo sẽ chịu ít ảnh hưởng hơn. Bên cạnh đó, thị trường kinh tế bất ổn và những dự báo về triển vọng ảm đạm trên thị trường toàn cầu cũng khiến nhu cầu nông sản ngày càng giảm sút. Trên thực tế, cuộc khủng hoảng tài chính đã tạo đà cho sự giảm giá nông sản vào cuối năm 2008, gây khó khăn cho ngành nơng nghiệp. Cụ thể từ tháng 9/2008 giá nông sản trên thị trường thế giới giảm đột biến. Tiêu biểu nhất là thị trường cà phê và cao su thế giới. Giá cao su RSS2 cuối tháng 9 còn ở mức 4.100 USD/tấn đã giảm xuống còn 3.000 USD/tấn. Đối với thị trường cà phê, ba tháng cuối năm 2008, giá cà phê thế giới sụt giảm mạnh. Giá cà phê robusta tháng 10/2008 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 8 năm qua do lo ngại tăng trưởng kinh tế của thế giới chậm lại sẽ làm giảm bớt nhu cầu tiêu thụ. Tiếp theo, ngày 19/11/2008 theo hãng tin Bloomberg, giá cà phê robusta trên thị trường thế giới đã giảm 35% so với mức cao nhất trong năm 2008. Theo các nhà phân tích kinh tế nhận định: đối với các mặt hàng cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều do suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính làm cho các quỹ đầu cơ rút tiền khỏi các hoạt động đầu tư dẫn đến giảm cầu tức thời trên các thị trường kỳ hạn,
làm cho giá giảm đột ngột, đây cũng chính là nguyên nhân chính tác động đến sự giảm sút tức thời của thị trường hàng nông sản thế giới. Đối với các mặt hàng lương thực thiết yếu như lúa gạo do các yếu tố cung cầu cơ bản về sản lượng, tồn kho và tiêu dùng quyết định. Ngoài ra, cũng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính làm đồng USD gần đây lại mạnh, gây áp lực giảm giá xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Hoa Kỳ như thịt, dầu ăn, lúa gạo. Trong khi đó, đồng Euro giảm mạnh so với USD làm cho nhu cầu tiêu thụ các nước châu Âu giảm, gây áp lực giảm giá hàng nhập khẩu vào thị trường châu Âu trong đó có nơng sản. Các quỹ đầu tư chuyển sang nắm giữ đơ la thay vì đầu tư vào hàng hóa trong đó có nơng sản gây áp lực giảm giá (Phạm Quang Diệu 2008).
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra tác động mạnh mẽ đến hầu hết các khía cạnh của nền kinh tế các nước. Đặc biệt những nước chịu tác động nặng nề hơn từ cuộc khủng hoảng như Mỹ, Brazil hay khu vực Châu Âu lại là những khu vực sản xuất lớn của thế giới. Điều này dẫn đấn việc sản lượng nông nghiệp tồn cầu giảm. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tồn cầu xảy ra làm thị trường tài chính thế giới lao đao, một loạt các ngân hàng bị phá sản. Điều này làm khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng của nơng dân giảm. Điều này có thể sẽ gây khó khăn khơng nhỏ cho việc duy trì và mở rộng sản xuất, đặc biệt đối với những ngành sản xuất cần nhiều vốn như chăn nuôi và ngành sữa. Nông dân không đủ vốn để mở rộng sản xuất, bên cạnh đó giá các mặt hàng nơng nghiệp lại giảm, lợi nhuận thu về ít. Điều này dẫn đến việc sản xuất bị thu hẹp, sản lượng nông nghiệp sẽ tiếp tục giảm.
Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tài chính tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu và đầu tư sụt giảm. Để khắc phục những hậu quả từ cuộc khủng hoảng này, chính phủ các nước đã phải sử dụng những gói kích thích kinh tế khổng lồ, với giá trị lớn. Do đó, ngân sách dành cho việc phát triển cũng như đầu tư cho ngành nông nghiệp giảm; ngân sách dành cho các quỹ trợ cấp cho người nơng dân để khuyến khích sản xuất cũng không được chú trọng. Đầu tư cũng như nhập
khẩu những mặt hàng từ nông nghiệp của các nước phát triển đối với các nước đang phát triển cũng giảm đáng kể.
Vì vậy, có thể nói ngành nơng nghiệp thế giới, đặc biệt là ngành nông nghiệp của các nước đang phát triển đang gặp phải những thử thách to lớn từ cuộc đại khủng hoảng này.