2.1. Bối cảnh nền kinh tế các nước Liên minh Châu Âu - EU trước khủnghoảng tài chính tồn cầu 2008hoảng tài chính tồn cầu 2008 hoảng tài chính tồn cầu 2008
Liên minh Châu Âu (EU – European Union) với 27 thành viên là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Nó đóng vai trị chủ chốt và gần như chi phối toàn bộ nền kinh tế Châu Âu. Như đã nêu trong phần phạm vi nghiên cứu, chương này sẽ tập trung tìm hiểu về Liên minh Châu Âu – EU và những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 tới kinh tế, thương mại của 27 quốc gia thành viên EU.
2.1.1. Khái quát chung về lịch sử hình thành và các nước thành viên
Liên minh Châu Âu là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 thành viên là 27 quốc gia Châu Âu nhằm đem lại hịa bình, thịnh vượng và tự do cho 498.000.000 cơng dân của nó - trong một thế giới cơng bằng hơn, an toàn hơn. Cội nguồn của Liên minh Châu Âu bắt nguồn từ Chiến tranh thế giới thứ hai từ ý tưởng về hội nhập Châu Âu được nhận thức rằng sẽ ngăn chặn được việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa. Ý tưởng được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp Robert Schuman đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9/5/1950. Ngày này hiện nay chính là sinh nhật của EU và được kỷ niệm hàng năm là ngày Châu Âu. EU được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1/11/1993 dựa trên Cộng đồng Châu Âu. Hoạt động của Liên minh Châu Âu do 5 cơ quan đảm nhiệm với 3 cơ quan chính là: Ủy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu, Hội đồng Châu Âu và 2 cơ quan khác là: Tịa án cơng lý và Tịa kiểm tốn. Mỗi cơ quan có một vai trị cụ thể riêng. Đầu tiên EU được thành lập gồm 6 quốc gia thành viên, EU ngày càng lớn mạnh và hiện nay liên minh này đã có 27 quốc gia thành viên. Lịch sử của Liên minh Châu Âu gồm các mốc chính sau:
Năm 1951: Cộng đồng than thép Châu Âu (ECSC) được thành lập dưới hiệp ước Paris với 6 nước thành viên: Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan.
Năm 1973: Cộng đồng mở rộng đến 9 thành viên với 3 thành viên mới là:
Đan Mạch, Ireland, Anh.
Năm 1981: Hy Lạp – quốc gia Địa Trung Hải đầu tiên gia nhập vào cộng đồng.
Năm 1986: Thêm 2 thành viên mới là: Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Năm 1993: Hiệp ước Maastricht thành lập nên Liên minh Châu Âu (EU).
Năm 1995: EU mở rộng đến 15 quốc gia thành viên với sự gia nhập thêm của Áo, Phần Lan, Thụy Điển.
Năm 2004: Liên minh Châu Âu tiếp tục lớn mạnh với 10 nước thành viên mới là: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hịa Síp.
Năm 2007: Bulgaria và Rumani gia nhập EU làm nên một Liên minh Châu Âu 27 nước thành viên ngày nay.
2.1.2. Tình hình kinh tế EU trước khủng hoảng 2008
Một trong những mục tiêu chính của EU là phát triển kinh tế. Trong hơn 50 năm kể từ khi thành lập, với việc phá bỏ những rào cản kinh tế giữa các quốc gia thành viên, tạo nên một thị trường thống nhất nơi mà hàng hóa, con người, tiền tệ và dịch vụ có thể di chuyển tự do, nền kinh tế EU đã phát triển hết sức nhanh chóng. Ngày nay Liên minh Châu Âu là trở thành một trong những “đại gia” trụ cột trong nền kinh tế thế giới bên cạnh những cường quốc kinh tế khác như: Mỹ và Nhật. Điều này được thể hiện rõ qua những chỉ số kinh tế chính của EU.
Chỉ số đầu tiên là GDP. Theo thống kê của Eurostat, năm 2007, GDP của EU đạt 12.276,2 tỷ Euro, vượt xa Mỹ với 10.094,5 tỷ Euro và Nhật với 3.197,6 tỷ Euro. Tốc độ tăng trưởng của EU là 2,9%. Trong tất cả các nước EU, hơn 60% GDP được tạo bởi các ngành dịch vụ (gồm những lĩnh vực như: ngân hàng, du lịch, vận tải và
bảo hiểm). Cơng nghiệp và nơng nghiệp, mặc dù vẫn cịn giữ một vai trò quan trọng, song tầm quan trọng trong nền kinh tế đã giảm đi trong những năm gần đây.
Kể từ khi thành lập, mặc dù GDP của EU liên tục tăng song tốc độ tăng trưởng GDP của nó vẫn chậm hơn so với Mỹ nhưng nhanh hơn so với Nhật Bản. Điều này được thể hiện rõ ở Bảng 5.
Bên cạnh đó, thương mại của EU cũng rất phát triển. Với gần 500 triệu dân, chỉ chiếm khoảng 7% trong tổng dân số toàn thế giới, nhưng thương mại của EU chiếm tới 1/5 tổng xuất nhập khẩu của toàn cầu. Thương mại giữa các nước thành viên EU chiếm khoảng 2/3 tổng thương mại của EU, tuy mức độ và sự đa dạng là khác nhau giữa các thành viên. Trong đó, Luxembourg đứng thứ nhất, tiếp theo là Slovakia và Cộng hòa Séc.
Bảng 5. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của EU, Mỹ và Nhật Bản
Đơn vị: tỷ Euro Năm EU – 27 Mỹ Nhật Bản 1997 2,7 4,5 1,6 1998 2,9 4,2 -2,0 1999 3,0 4,4 -0,1 2000 3,9 3,7 2,9 2001 2,0 0,8 0,2 2002 1,2 1,6 0,3 2003 1,3 2,5 1,4 2004 2,5 3,9 2,7 2005 1,7 3,2 1,9 2006 3,2 3,3 2,2 2007 2,9 2,1 2,4
Nguồn: Eurostat Database
EU cũng là nhà xuất khẩu chính trên thế giới và là nhà nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới. Hoa Kỳ là đối tác thương mại quan trọng nhất của EU, tiếp theo là Trung Quốc. Theo thống kê của Eurostat, năm 2005 xuất khẩu của EU chiếm 18,1%
tổng xuất khẩu của thế giới và 18,9% lượng nhập khẩu tồn cầu (thể hiện trên Hình 4). 599,5 399,6 1363,3 -111,9 43,4 -654,2 709,1 443 1071,9 1183,8 470,7 128,8 -800 -600 -400 -200 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600
Trung Quốc EU-25 Nhật Bản Mỹ
Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại
Nguồn: Eurostat 2006, trang 54
Hình 4. Thương mại quốc tế về hàng hóa năm 2005
Tuy là một khu vực kinh tế khá phát triển, song tỷ lệ thất nghiệp của EU vẫn còn cao hơn so với Mỹ và Nhật Bản. Tỷ lệ thất nghiệp của EU năm 2006 đạt 7,9% trong khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 4,6%. Xét về các nước thành viên, Ba Lan là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất với 13,8%, thấp nhất là Hà Lan và Đan Mạch với 3,9%.
Tỷ lệ lạm phát của EU cũng luôn được giữ ở mức khá ổn định quanh tỷ lệ 2%. Năm 2007, tỷ lệ lạm phát của EU là 2,3% - thấp hơn so với tỷ lệ 2,8% của Mỹ. Trong đó Latvia là nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất đạt 10,1% và Malta, Đan Mạch là 2 nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất, chỉ có 0,7%.