Các biện pháp của các nước EU đối phó với khủng hoảng tà

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước châu âu (Trang 85 - 95)

nghiệm cho Việt Nam

3.1. Các biện pháp của các nước EU đối phó với khủng hoảng tài chínhtồn cầutồn cầu tồn cầu

Cuộc đại khủng hoảng hiện nay đang tiếp tục tác động mạnh mẽ tới hầu hết các nước trên thế giới, cũng như Liên minh Châu Âu. Trong thời gian qua, nền kinh tế EU nói chung và nền kinh tế các nước thành viên nói riêng chao đảo vì cuộc khủng hoảng. Để đối phó với tình hình khó khăn này, chính phủ các nước Châu Âu cũng như chính phủ của các nước trên tồn thế giới đã có rất nhiều nỗ lực, dùng mọi biện pháp để qua khỏi giai đoạn trầm trọng nhất và hạn chế những tác động tiêu cực đến từ cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế, tuy nhiên, đó chỉ là những hành động đơn lẻ. Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mơ khu vực, cần thiết phải có sự phối hợp chính sách tiền tệ - tài chính trên bình diện EU. Những nỗ lực phối hợp đã được thử nghiệm trong thời gian gần đây, kết quả là, ngày 26/11/2008, chính phủ các nước Châu Âu đã đạt được sự phối hợp này, thông qua việc đề ra được “Chương trình phát triển Châu Âu” (Nguyễn Thanh Đức 2009 & EC 2009d). “Chương trình phát triển Châu Âu” là một tập hợp các biện pháp nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế Châu Âu trong đó có lĩnh vực ngân hàng – tài chính. Khi thị trường tài chính được phục hồi, nền kinh tế các nước sẽ dễ dàng thốt khỏi tình trạng suy thối kinh tế như hiện nay. Kế hoạch cứu trợ ngành ngân hàng – tài chính trong “Chương trình phát triển Châu Âu” là một giải pháp hệ thống, được xây dựng để ứng phó với những hậu quả trước mắt, đồng thời về lâu dài chữa trị những nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng tài chính. Chỉ có một tổng thể các biện pháp như vậy mới có khả năng tái lập lại sự vận hành bình thường của hệ thống tài chính và nền kinh tế Châu Âu. Nội dung của Kế hoạch Cứu trợ ngành ngân hàng – tài chính trong “Chương trình phát triển Châu Âu” bao gồm những điểm cơ bản sau:

Thứ nhất là nhóm các giải pháp ngắn hạn. Các biện pháp cần làm ngay là ngăn chặn nguy cơ phá sản của các ngân hàng và tập đồn tài chính, các tổ chức

hiện đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong Châu Âu. Nhóm các biện pháp này nhằm những mục tiêu sau:

 Ổn định hệ thống ngân hàng và thơng qua đó ổn định lịng tin của dân chúng, tránh không để xảy ra hiện tượng rút tiền mặt ồ ạt ra khỏi các ngân hàng. Các biện pháp cụ thể là: i) trấn an những người gửi tiền về sự an toàn của tài sản ngân hàng bằng việc tăng mức bảo lãnh tiền gửi ở nhiều ngân hàng; ii) cung cấp tiền cho các ngân hàng và thiết chế tài chính để đổi lại sự đảm bảo vững chắc.

 Xóa sạch nguyên nhân sâu xa gây nên khủng hoảng, tức là thành lập các tổ chức nhà nước mua lại các cổ phiếu mất giá, giữ chúng lại cho tới khi chúng đủ sức đứng vững trên thị trường.

 Tái vốn hóa hệ thống tài chính. Tình trạng thiếu vốn là vấn đề trung tâm của cuộc khủng hoảng ngân hàng – tài chính hiện nay. Tái vốn hóa (hay cung cấp vốn) là biện pháp cấp bách nhằm làm cho các ngân hàng phục hồi lại nhanh chóng chức năng cho vay của mình và có khả năng giảm lãi suất cho vay, qua đó kích thích cầu đầu tư và một phần nào cầu tiêu dùng. Để thực hiện mục đích này, địi hỏi sự trợ giúp về tiền, khơng chỉ của chính phủ các nước thành viên mà cả các chính phủ Châu Âu.

 Để thực hiện mục đích cung cấp tiền cho hệ thống tài chính, cần sự trợ giúp cả của nhà nước và tư nhân. Kế hoạch bơm 200 tỷ Euro của các chính phủ Châu Âu vào hệ thống ngân hàng được coi là sự trợ giúp tiền từ phía nhà nước. Bên cạnh đó, các giải pháp huy động vốn từ phía tư nhân cũng được đặc biệt chú ý. EIB và Ngân hàng Tái thiết và phát triển Châu Âu (EBWE), sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn của khu vực tư nhân nhằm cứu trợ các ngân hàng. Các ngân hàng này, thông qua các dịch vụ của chúng như: cho vay, cùng đầu tư, bảo hiểm và trợ giúp tài chính trên cơ sở phân bố rủi ro, v.v… sẽ cung cấp thêm nguồn vốn bổ sung cho các ngân hàng trong 2, 3 năm tới. Vì vậy, các ngân hàng này sẽ phải tăng cường vốn của mình, ví dụ như EIB cần tăng vốn thêm khoảng 60 tỷ Euro trong 2 năm tới.

 ECB cần có sự điều chỉnh nhất định trong chính sách tiền tệ. ECB cần giảm lãi suất hơn nữa, điều đó có ý nghĩa lớn trong việc ổn định thị trường tài chính tiền tệ, bởi vì các NHTM có thể vay được tiền với lãi suất thấp hơn, nâng cao đáng kể tính thanh khoản của mình.

Thứ hai là nhóm các giải pháp dài hạn. Các biện pháp có tính chất dài hơi được đặt ra nhằm ngăn chặn và phòng ngừa những rủi ro tiềm tàng. Mục tiêu của nhóm giải pháp này là:

 Duy trị sự ổn định dài hạn cho khu vực tài chính cơng nhằm kích cầu về lâu dài. Phấn đấu cân bằng và thặng dư ngân sách nhưng khơng được phép buộc người dân đóng thuế thêm.

 Tăng cường sự điều tiết của nhà nước đối với toàn bộ hệ thống tài chính. Cụ thể là, điều tiết và giám sát đối với mọi cơ sở, mọi sản phẩm, mọi dịch vụ và mọi thị trường tài chính.

 Các cơ sở phải tôn trọng những quy định bắt buộc về nguồn vốn sạch để tránh rủi ro.

 Cải tiến các quy tắc đánh giá rủi ro, nguyên tắc kiểm toán và các biện pháp tăng cường tính minh bạch.

 Tổ chức lại tiền lương và tiền thưởng cho các vị lãnh đạo ngân hàng một cách linh hoạt gắn với lãi và lỗ của ngân hàng, đảm bảo cho mức lương này khơng q cao có thể tạo ra bong bóng đầu cơ trong giai đoạn tăng trưởng và làm cho khủng hoảng tồi tệ hơn trong giai đoạn suy thoái.

 Xây dựng hệ thống giám sát kết hợp, tức là hệ thống giám sát không chỉ riêng cho ngân hàng, mà là hệ thống giám sát chung cho lĩnh vực ngân hàng – tài chính – chứng khốn – bảo hiểm.

 Xây dựng hệ thống giám sát không chỉ trong nội bộ quốc gia, mà phải là hệ thống giám sát liên quốc gia.

 Đẩy mạnh cải cách ngân hàng, tăng cường tính cạnh tranh của chúng.

Thứ ba là nhóm các giải pháp quốc tế. Trước thềm Hội nghị G20 diễn ra tại London tháng 4/2009, các nhà lãnh đạo Châu Âu đã nhóm họp tại Brussel, thống

nhất những kiến nghị của mình nhằm kiến tạo lại thị trường tài chính tồn cầu. Mục đích của nhóm giải pháp này bao gồm:

 Tăng cường vai trò then chốt của IMF trong việc điều hành và giám sát hệ thống tài chính tồn cầu. Thơng điệp của các nhà lãnh đạo Châu Âu là: “Các cơng cụ của IMF sẽ được hiện đại hóa để tạo điều kiện phịng ngừa khủng hoảng và các nguồn lực của IMF sẽ được gia tăng để có thể giúp các nước bị tác động của khủng hoảng”.

 Điều tiết toàn bộ các lĩnh vực của hệ thống tài chính. Các nhà lãnh đạo Châu Âu đã nhất trí là: “Mọi cơ sở tài chính, mọi lĩnh vực thị trường và phạm vi quyền lực pháp lý đều phải có sự điều hành, ít nhất là sự có giám sát đầy đủ”.

 Gia tăng tính minh bạch và kiểm sốt tiền lương. Các nhà lãnh đạo Châu Âu cho rằng: “Tính minh bạch của các cơ sở tài chính phải được đảm bảo bằng cách phối hợp hệ thống thơng tin tồn diện hơn nữa”. Giới lãnh đạo Châu Âu cũng đặt ra mục tiêu giới hạn các khoản tiền thưởng khổng lồ cho các chủ ngân hàng và các thương gia.

 Kiểm soát rủi ro tốt hơn và thực hiện hệ thống cảnh báo sớm. Các nhà lãnh đạo Châu Âu kiến nghị nên thành lập các nhóm giám sát giữa các quốc gia để tăng cường giám sát trên quy mơ quốc tế và hình thành “hệ thống cảnh báo sớm” để xác định những rủi ro gia tăng hoặc việc hình thành những “bong bóng”.

Bên cạnh đó, dựa trên những nhóm giải pháp và những mục tiêu mà “Chương trình phát triển Châu Âu”, hiện nay, tồn EU nói chung cũng như từng quốc gia thành viên trong liên minh nói riêng đã có thời gian để tiếp tục “đặc trị” khu vực tài chính ngân hàng với những giải pháp cụ thể bao gồm tăng hỗ trợ vốn và bảo lãnh cho các ngân hàng, đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính, tiếp tục thực hiện các giải pháp phục hồi như lưu thơng tín dụng, tăng cường đầu tư cho nền kinh tế thực, kích cầu và thúc đẩy thương mại. Một số giải pháp chính mà EU và các nước thành viên áp dụng để đối phó với khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế trong thời gian qua là:

Thứ nhất là biện pháp tăng cường nguồn vốn cho các ngân hàng, hạ thấp lãi suất cơ bản, hỗ trợ các doanh nghiệp. Giữa quí II/2009, EC đưa ra tuyên bố cam kết hỗ trợ 3 ngàn tỷ Euro nhằm củng cố hệ thống ngân hàng EU, trong đó 2,3 ngàn tỷ Euro cho sơ đồ đảm bảo tài chính, 300 tỷ cho sơ đồ tái cấp vốn và khoảng 400 tỷ Euro cho các chương trình cứu trợ và tái cơ cấu.

Chính sách hạ lãi suất của ECB cũng được áp dụng. Cũng như các nước khác, sử dụng hạ lãi suất cơ bản của các NHTW là một trong những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cho hệ thống tài chính – ngân hàng. EU cũng khơng phải là trường hợp ngoại lệ. Lãi suất cơ bản hạ dần từ mức 2,5% năm 2008 xuống 1,25% đầu năm 2009 và xuống 1% từ giữa tháng 5/2009 - mức thấp nhất từ trước đến nay và hiện vẫn đang được duy trì. Tuy nhiên, tuy hệ thống ngân hàng EU đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và mức lãi suất đã được giảm xuống thấp nhưng song dịng chảy tín dụng vẫn yếu. Vì vậy, ECB tìm kiếm các biện pháp mới nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng trong khu vực Eurozone. ECB cũng chỉ ra những dấu hiệu cho thấy suy thối kinh tế ở khu vực Eurozone có thể qua đáy, mặc dù EC vẫn dự báo nền kinh tế khu vực này sẽ giảm 1,9% trong năm nay. Vấn đề gai góc cịn lại hiện nay chính là tăng trưởng tín dụng, mà các số liệu của ECB cho thấy vẫn rất chậm trong tháng 5/2009. ECB thông báo kế hoạch mua 85 tỷ USD trái phiếu có đảm bảo, nhằm hỗ trợ sự hồi phục cung tiền mặt ở các thị trường Pháp, Đức và Tây Ban Nha, những nước hiện đang nắm giữ một lượng lớn loại trái phiếu này. Ưu tiên hiện nay của ECB là giữ tỷ lệ lạm phát dưới 2% song lại phải đối mặt với nguy cơ giảm giá – động thái có thể dẫn tới giảm phát, làm hạn chế các hoạt động kinh tế. Nhà phân tích thị trường Howara Archer – IHS Global Insight cho rằng, việc các điều kiện tín dụng vẫn chưa được nới lỏng chính là khó khăn hàng đầu của giới doanh nghiệp và nhà đầu tư, ảnh hưởng lớn đến triển vọng phục hổi ở khu vực Eurozone và làm tăng sức ép đối với ECB trong việc áp dụng các biện pháp phi chuẩn.

Bên cạnh đó, Hội đồng Châu Âu cũng thơng qua một quy định nâng trần cho vay hỗ trợ của Liên minh cho các nước khơng thuộc khu vực Eurozone gặp khó khăn về tài chính, từ 25 tỷ Euro lên 50 tỷ Euro, giúp các nước thành viên đối phó với khủng hoảng.

Thứ hai là sử dụng các gói kích thích kinh tế, đồng thời đưa ra các chính sách kiểm sốt các khoản hỗ trợ tài chính, tránh sự bóp méo cạnh tranh ở EU. Cho đến thời điểm trước Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra tại Brussel vào 2 ngày 18 – 19/6/2009, chính phủ 27 nước thành viên EU đã thơng qua gói tài chính 3,77 nghìn tỷ Euro (tương đương 5,3 nghìn USD) nhằm giúp cho hệ thống ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Trong đó, 11,4 tỷ Euro bơm vốn trực tiếp; 2,92 tỷ Euro bảo lãnh các tài sản xấu; 505,5 tỷ hỗ trợ thanh toán. Danh sách các nước theo thứ tự: Anh xếp vị trí đầu tiên với 781,2 tỷ Euro; Đan Mạch 593,9 tỷ; Đức 554,2 tỷ; Ireland 384,5 tỷ; Pháp 350,1 tỷ; Bỉ 264,5 tỷ; Hà Lan 246,1 tỷ; Áo 165 tỷ; Thụy Điển 142 tỷ và Tây Ban Nha 130 tỷ Euro. Đồng thời EC đã đưa ra hơn 50 quyết định, phê chuẩn 25 biện pháp mang tính quốc gia ở 10 nước thành viên nhằm mục đích ổn định tập đồn và việc làm trong bối cảnh kinh tế thực tế (EC 2008a). Như vậy, EU một mặt giúp đỡ hệ thống ngân hàng thơng qua các gói kích thích, mặt khác đồng thời ban hàng chính sách kiểm sốt trợ cấp nhà nước trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, mục tiêu của EU đưa ra là ổn định tài chính, đảm bảo các khoản vay tới được nơi thực sự cần và ngăn chặn, giải quyết được khủng khoản; mặt khác đảm bảo các khoản trợ cấp khơng bóp méo cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ giữa các nước thành viên EU. Việc trợ cấp nhà nước không làm tổn hại lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng với các quốc gia khác trong Khối, tức là đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các nước thành viên trong Khối; cơ chế hỗ trợ vốn phải được đưa ra “cơ hội” cho tất cả các ngân hàng EU mà khơng có những điều kiện phân biệt đối xử giữa các ngân hàng, nghĩa là đảm bảo cạnh tranh giữa các ngân hàng trong Liên minh; cơ chế hỗ trợ cần phải đảm bảo hệ thống ngân hàng trở về chức năng thị trường thông thường, tức là các khoản trợ cấp nhà nước không gây ảnh hưởng tới chức năng cơ bản của ngân hàng. Việc EU ban hành chính sách kiểm sốt hỗ trợ nhà nước nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đã góp phần làm thị trường tài chính của EU hoạt động ổn định và hiệu quả, tránh sự sụp đổ, gây tổn thất cho sự phát triển kinh tế của EU nói riêng và gây những “hiệu ứng” xấu đối với hệ thống tài chính tồn cầu nói chung.

Bên cạnh đó với vấn đề nợ quá lớn của Hy Lạp, ngày 25/3/2010 vừa qua, trong phiên họp những người đứng đầu các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU), 16 nước EU đã thông qua kế hoạch cứu trợ tài chính khẩn cấp cho nền kinh tế Hy Lạp do Đức và Pháp đưa ra. 2/3 khoản tiền cứu trợ trị giá từ 20 - 30 triệu Euro sẽ được trích từ ngân sách của các nước EU, 1/3 còn lại từ IMF. Quyết định về việc cứu trợ tài chính Hy Lạp cần phải được tất cả 27 nước thành viên EU thông qua và mỗi nước sẽ tự xác định khoản đóng góp của mình trong gói cứu trợ này. Gói cứu trợ này sẽ chỉ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, theo yêu cầu trực tiếp từ Hy Lạp và sau khi được tất cả các thành viên EU thơng qua. Cơ chế cứu trợ tài chính cũng sẽ được áp dụng đối với bất kỳ nước thành viên nào của EU.

Tính trong từng quốc gia thành viên, các chính phủ cũng mạnh tay và nhanh nhạy khi chi cho những gói cứu trợ kịp thời cho nền kinh tế trong nước. Tiêu biểu như hai gói cứu trợ của Anh và Tây Ban Nha.

Tháng 10/2008, Chính phủ Anh mua lại lượng cổ phiếu ưu đãi trị giá tới 50 tỷ bảng (tương đương 87 tỷ USD) của nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng nhà ở. Trong đó 25 tỷ sẽ được sử dụng ngay lập tức, còn 25 tỷ sẽ được giữ ở trạng thái có

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước châu âu (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)