Sự thay đổi các chỉ số chứng khoán Châu Âu

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước châu âu (Trang 53 - 56)

Đơn vị: %

Cố phiếu Nửa đầu Năm 2009 Nửa đầu năm 2008 Cả năm 2008 Cả năm 2007 FTEU3 Châu Âu 2,19 -20,26 -44,78 1,56

DJ STOXX Châu Âu 4,54 -20,64 -46,00 -0,17

FTSE Anh -4,17 -12,87 -31,33 3,80

DAX Đức -0,03 -20,44 -40,37 22,29

CAC Pháp -2,41 -21,00 -42,68 1,31

FTSE MIB Italy -2,04 -23,88 -49,53 -6,95

SMI Thụy Điển -2,36 -17,99 -34,77 -3,43

IBEX Tây Ban Nha 6,44 -20,66 -39,40 7,30

AEX Hà Lan 3,57 -17,42 -52,32 4,12

OMXS30 Thụy Sỹ 20,15 -20,69 -38,75 -5,74

OSLO OBX Đan Mạch 27,79 -2,57 -52,82 13,65

PSI20 Bồ Đào Nha 12,14 -31,61 -51,29 16,27

ATX Áo 19,87 -12,63 -61,20 1,11

BEL20 Bỉ 6,41 -23,24 -53,76 -5,95

OMXC20 Đan Mạch 17,35 -8,58 -46,63 5,13

OMXH GEN PI Phần Lan 3,78 -26,05 -53,41 20,50

ATG Hy Lạp 23,70 -33,58 -65,50 17,86

ISEQ Ireland 15,48 -24,87 -66,21 -26,29

2.2.1.2. Tác động tới hệ thống ngân hàng

Cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra đã ngay lập tức có những tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng. Nhiều nhà chuyên gia cịn cho rằng nó tạo ra thêm một cuộc khủng hoảng khác là cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Châu Âu do có rất nhiều ngân hàng Châu Âu đã tham gia vào việc tài trợ bất động sản dưới chuẩn, vì vậy khi thị trường Mỹ suy sụp cũng đã ảnh hưởng mạnh sang một số ngân hàng Châu Âu.

Tại Anh, tháng 2/2008, Ngân hàng Northern Rock đã bị thiếu tiền mặt trầm trọng, gần bị phá sản. Chính phủ Đảng Lao động đã quyết định quốc hữu hóa ngân hàng này để ngăn chặn khủng hoảng lây lan sang các đơn vị khác. Tháng 9/2008, một ngân hàng lớn khác của Anh là Halifax Bank of Scotland cũng bị phát hiện lỗ nặng với các khoản vay bất động sản và được chính phủ Anh cho phép sáp nhập vào ngân hàng Lloyds TSB, mặc dù Lloyds có tài sản nhỏ hơn Halifax Bank rất nhiều. Cùng thời gian đó, sau sự phá sản của Tập đồn tài chính Lehman Brother, Châu Âu cũng chịu sự phản ứng dây chuyền và bước vào khủng hoảng. Ngân hàng chuyên cho vay thế chấp của Anh, Bradford & Bingley, đã sụp đổ. Trong 6 tháng đầu năm 2008, ngân hàng này đã chịu khoản lỗ lên tới 17,2 tỷ bảng Anh và giá cổ phiếu sụt giảm 93% kể từ đầu năm. Tập đoàn cho vay bất động sản lớn nhất của Đức là Hypo Real Estate Holdings đã phải chịu sự kiểm sốt của Chính phủ nhằm tránh sự đổ vỡ. Ngày 28/09/2008, chính phủ Bỉ, Hà Lan và Luxembourg cũng đã phải tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng 300 tuổi Fortis, nhằm tránh cho đại gia này nguy cơ phá sản. Số tiền 3 nước này bỏ ra để ứng cứu ngân hàng này là 11,2 tỷ Euro. Ngay sau đó chỉ 1 ngày, chính phủ Pháp, Bỉ và Luxembourg cũng phải ứng cứu ngay Dexia, một công ty ra đời năm 1860 khỏi sự sụp đổ với khoản tiền 6,4 tỷ Euro (Eurostat Database). Với sự phá sản của một loạt định chế tài chính lớn như vậy, thị trường tài chính EU nói riêng và tồn Châu Âu nói chung đang thực sự lao đao.

Bước sang năm 2009, theo những thống kê mới đây nhất của Eurostat, tổng mức thua lỗ của các ngân hàng trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) có thể lên tới 649 tỷ USD. Khoảng hơn 1.000 tỷ Euro tài sản, tương đương 1.400 tỷ USD thuộc loại “có vấn đề”. Mối lo ngại của giới ngân hàng Châu Âu bao gồm cả việc giá nhà đất tại thị trường Mỹ giảm mạnh hơn dự đoán, nguồn vốn của các ngân

hàng Eurozone ngày càng bị co hẹp, kinh tế của các khu vực có sự đầu tư của ngân hàng các nước Eurozone tại khu vực Trung và Đông Âu ngày một bị dao động. Bên cạnh đó, giá nhà đất tại thị trường Eurozone cũng liên tục giảm xuống. Đứng trước tình trạng khơng được cải thiện này, các chun nhận định điều này có thể làm tồn EU suy thối sâu hơn và mất nhiều thời gian phục hồi hơn so với dự đốn. Trong “Báo cáo ổn định tài chính” của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tháng 12/2009 đã nâng dự tính về khoản lỗ và sự giảm giá chứng khoán của các ngân hàng thuộc 16 nước khu vực đồng tiền chung Eurozone phải chịu do khủng hoảng từ 65 tỷ Euro lên 386 tỷ Euro (Nguyễn An Hà 2010). Tuy nhiên ECB cũng nhận định, đại bộ phận các ngân hàng thuộc Eurozone xem ra vẫn đủ nguồn vốn, có thể khống chế được cục diện khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, các khoản cho vay liên tục bị biến đổi theo chiều hướng xấu của các ngân hàng trong khu vực, khiến cho ngành ngân hàng của Eurozone chịu những tổn thất lớn. Eurozone với khả năng dùng bơm tiền từ chính phủ một lần nữa là hồn tồn có thể. Nhưng việc này có thể đem đến một hệ lụy khác là vấn đề nợ quá nhiều của các quốc gia.

2.2.2. Tác động tới thương mại quốc tế

Năm 2008, khủng hoảng tài chính xảy ra làm thương mại toàn cầu suy giảm. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại của toàn EU. Thâm hụt thương mại trong tháng 9/2008 của 15 quốc gia trong khu vực Eurozone với các thị trường khác đã giảm mạnh, từ 9,4 tỷ Euro (11,9 tỷ USD) trong tháng 8/2008 xuống 5,6 tỷ Euro (7,1 tỷ USD), song vẫn cao hơn mức dự đốn 5 tỷ Euro của các nhà phân tích. Tám tháng đầu năm 2008, thặng dư thương mại của EU với Mỹ giảm 10 tỷ Euro, xuống 42,5 tỷ Euro; thâm hụt với Nga tăng từ 37 tỷ Euro lên 51,7 tỷ Euro. Trao đổi thương mại với Trung Quốc và Nhật Bản vẫn giữ ở mức khá ổn định (Eurostat Database).

Trong 9 tháng đầu năm 2009, mức thâm hụt thương mại với thị trường Hàn Quốc giảm 29% (từ 12,8 tỷ Euro xuống 9,1 tỷ Euro). Năm 2009, theo thống kê của Eurostat, thặng dư thương mại của EU với các nước còn lại trên thế giới đạt 2,7 tỷ Euro so với mức 2,2 tỷ Euro vào tháng 4/2008. Còn thặng dư thương mại của EU-

27 với thế giới trong tháng 4/2009 là -7,8 tỷ Euro so với mức -9,2 tỷ Euro của tháng 3/2009. Tài khoãn vãng lai của EU-27 trong quý I/2009 thâm hụt 50,8 tỷ Euro so với mức 46,2 tỷ quý I/2008 và 57,3 tỷ Euro quý IV/2008. Thặng dư trong cán cân thương mại dịch vụ của quý I/2009 là 15,3 tỷ Euro so với mức 18,5 tỷ của quý I/2008 và 17,1 tỷ của quý IV/2008.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước châu âu (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)