Sự thay đổi việc làm trong EU

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước châu âu (Trang 75)

Kết quả thăm dò do EC tiến hành vào tháng 6/2009 cho thấy 61% người dân ở EU-27 tin rằng tác động của cuộc khủng hoảng lên vấn đề việc làm vẫn chưa lên tới đỉnh. Chỉ có 28% ý kiến cho rằng giai đoạn tồi tệ nhất đã qua. Người dân Châu Âu lo ngại đội quân thất nghiệp sẽ gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp tại Châu Âu tăng mạnh chủ yếu do nhu cầu giảm trong các ngành công nghiệp, xây dựng và hiệu quả chậm chạp của các gói kích thích kinh tế. Ngồi tình hình chung, đáng chú ý là tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 15-24 ở EU chiếm 18,3% cao hơn so với tỷ lệ chung; trong khi đó, tại Eurozone, tỷ lệ này là 18,4%. Như vậy, EU có 5 triệu thanh niên thất nghiệp, trong khi con số này ở Eurozone là 3,1 triệu (Eurostat Database & Nguyễn Văn Lịch 2009).

Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình việc làm và vấn đề thất nghiệp, chúng ta sẽ xem xét một số nước trong EU. Đầu tiên phải kể đến Tây Ban Nha – nước bị tác động nặng nề bởi suy thối và cũng là nước có tỷ lệ thất nghiệp rất cao. Số người bị mất việc đã tăng vọt ngay từ những tháng đầu của khủng hoảng. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5/2009 là 17,4% so với tháng 5/2008 là 10,5%. Đến tháng 7/2009 tỷ lệ này đã lên tới mức tồi tệ với con số 18,9%. Con số này lên tới 19% vào tháng 2/2010 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Đặc biệt, có tới 38% thanh niên dưới 25 tuổi bị thất nghiệp do cuộc khủng hoảng kinh tế này. Trong quý II/2009, số người thất nghiệp ở Tây Ban Nha đã tăng lên xấp xỉ 4,14 triệu người, mức cao nhất trong vòng 11 năm qua. Sự sụp đổ ngành xây dựng nhà ở và lượng khách du lịch giảm mạnh, đã đưa tỷ lệ thất nghiệp trong những ngành này lên mức cao nhất (Nguyễn Văn Lịch 2009).

Tiếp theo Tây Ban Nha là Latvia. Tỷ lệ thất nghiệp ở đây đã tăng từ 6,9% trong năm 2008 lên 19,7% vào tháng 9/2009 và 21,7% vào tháng 2/2010. Tỷ lệ thất nghiệp ở Latvia cũng đạt mức 15,8% vào tháng 12/2009. Trong khi đó, Ba Lan thơng báo, tỷ lệ thất nghiệp ở quốc gia này là 10,8% trong tháng 8/2009. Kể từ tháng 10/2008, tỷ lệ thất nghiệp ở Ba Lan đã tăng mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp ở Slovakia là 10,5% vào tháng 3/2009. Tuy nhiên, đến tháng 4/2009 con số này là 11,1%. Số liệu tương ứng ở Ireland là 10,6%; Hungary là 9,2%, Bồ Đào Nha là 10,6%. Tỷ tệ thất nghiệp ở Áo là

7,8% trong năm 2008, trong khi ở Thụy Điển là 6,4%, Cộng hòa Séc là 6,8% tương đương với gần 353.00 lao động, Rumani có gần 404.000 người thất nghiệp với tỷ lệ 4,4% (Nguyễn Văn Lịch 2009).

Tại Anh, tính đến tháng 9/2009 số thất nghiệp là 2,47 triệu người, với tỷ lệ 7,8% - mức cao nhất kể từ năm 1995. Tại một số nơi như West Midlands, con số này lên tới 10,6%. Các chuyên gia cho rằng con số thực tế có thể cịn cao hơn nữa, nếu các cơng ty không cắt giảm giờ làm việc. Nhiều dự đốn năm 2010 sẽ có 3,2 triệu, thậm chí 4 triệu người Anh rơi vào thất nghiệp. Con số này tồi tệ hơn nhiều so với đỉnh điểm hồi thập kỷ 80 của thế kỷ trước, dưới thời Thủ tướng Margaret Thatcher. Triển vọng thị trường việc làm của Anh cịn rất ảm đạm với tình trạng thất nghiệp sẽ cịn kéo dài sau khi suy thoái kinh tế kết thúc. Như vậy, hơn một nửa số công việc được tạo ra trong 5 năm qua ở Anh sẽ biến mất trong vòng chưa đầy 3 năm tới. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm từ 18-24 tuổi là 17,2% (xấp xỉ mức kỷ lục là 17,8% vào tháng 3/1993). Nhiều ý kiến cho rằng thất nghiệp trong thanh niên là điểm trở ngại lớn nhất trong suy thối. Tại khu vực sản xuất ở phía tây của miền Trung, Bắc của Anh và xứ Wales, phải mất đến 10 năm thị trường việc làm mới có thể trở lại như trước khi suy thoái. Trong tình hình trên, ngày 26/04/2009, Phòng Thương mại Anh tuyên bố: hơn 2/3 số doanh nghiệp tại Anh hiện nay dự kiến sẽ khơng tăng lương, thậm chí cịn cắt giảm lương của lao động trong năm 2009 này (Thông tấn xã Việt Nam 2009).

Từ tháng 4 đến tháng 10/2009, thất nghiệp tại Pháp đã tăng từ 9,3% lên 10%, vượt qua mức dự đoán của OECD khi cho rằng tỷ lệ thất nghiệp của Pháp là 8,5% cuối năm 2009 và 9% năm 2010. Vào tháng 5/2009, tổng số thất nghiệp ở Pháp đã tăng lên mức 2,54 triệu người, đặc biệt thất nghiệp thanh niên dưới 25 tuổi tăng 40%. Đây là một gánh nặng đối với chính phủ Pháp. Lao động thanh niên là đối tượng dễ bị tác động nhất trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Lao động hơn 50 tuổi và lao động nam dễ bị mất việc làm hơn, do suy thoái kinh tế ảnh hưởng nặng nề tới các lĩnh vực vốn thu hút nhiều nhân công nam như sản xuất ô tô, xây dựng. Trong khi đó ngành dịch vụ sử dụng nhiều nhân cơng nữ ít bị ảnh hưởng hơn. Thực tế trên

đã đặt cho chính phủ Pháp phải tìm kiếm nhiều giải pháp để có thể thúc đẩy kinh tế, việc làm cho người lao động (Nguyễn Văn Lịch 2009).

Tình hình trên đã làm cho các nước EU nói riêng và tồn Châu Âu nói chung lâm vào một cuộc khủng hoảng việc làm nặng nề. Đã có nhiều cảnh báo rằng khơng nên đánh giá thấp những vấn đề nảy sinh từ làn sóng thất nghiệp. Hàng triệu người Châu Âu đang trong tình trạng tuyệt vọng, khi cuộc khủng hoảng kinh tế ập đến, họ sẽ khơng sẵn lịng mở hầu bao – động thái có thể làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế tệ hại nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài hơn. Kết quả điều tra mới nhất cho thấy, khi được hỏi: “Vấn đề cấp bách nhất cần được giải quyết hiện này là gì?” 39% số người nói rằng đó là “thất nghiệp” sau đó là “ổn định kinh tế” và “sức mua”. Nỗi lo việc làm trở thành vấn đề lớn nhất của hầu hết người dân Châu Âu. Và nếu với những chính sách “khơng hợp lịng dân”, chậm trễ và kém hiệu quả của chính phủ, khơng ngăn chặn được các tập đồn lớn cắt giảm việc làm, để mặc cho các ngân hàng hạn chế cho vay, bóp nghẹt hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể sẽ dẫn đến biểu tình và bạo động. Những cảnh báo của ILO về bất ổn xã hội đang trở thành hiện thực khi những cuộc biểu tình liên tiếp xảy ra ở Châu Âu trong thời gian qua và gây thiệt hại không nhỏ. Như trường hợp ở Pháp, các cơng đồn tổ chức 300 cuộc biểu tình lớn để bày tỏ sự giận dữ đối với chính sách về khủng hoảng kinh tế của Tổng thống, việc này đã làm gián đoạn các ngành dịch vụ công cộng, gây thiệt hại lớn cho kinh tế Pháp. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở một số nước khác như Anh, Đức, Hy Lạp.

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, rất có thể làn sóng thất nghiệp sẽ tăng mạnh hơn mọi dự đốn. Chính phủ các nước Châu Âu cần sớm có giải pháp bảo đảm việc làm, an sinh xã hội, tránh các cuộc biểu tình, bạo loạn gây thêm khó khăn cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu. Từ nay đến năm 2011, giải quyết thất nghiệp là vấn đề quan tâm hàng đầu ở EU, và để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi các nước EU phải hành động thống nhất.

2.2.7. Tác động tới các khoản nợ quốc gia

Tuy bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 muộn hơn so với những mặt khác của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế hay thương mại nhưng vấn đề nợ quốc gia hiện đang trở thành vấn đề khó khăn nhất cho các nhà lãnh đạo các quốc gia trên toàn thế giới. Trong suốt thời gian qua, kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra đã mang đến những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, các nước đều chi rất nhiều tiền nhằm cứu nguy cho nền kinh tế nước mình. Ở rất nhiều quốc gia đã vay nợ với tốc độ chóng mặt do suy thoái kinh tế và dẫn đến giảm số tiền thuế thu về, trong khi các khoản chi thì cứ tăng nhanh vì các hoạt động giải cứu, hỗ trợ thất nghiệp và những nỗ lực kích thích kinh tế. Theo số liệu mà IMF đưa ra vào tháng 7/2009 cho thấy, nợ công của 10 quốc gia giàu có hàng đầu thế giới sẽ tăng từ mức 78% GDP vào năm 2007 lên mức 114% GDP vào năm 2014. Chính phủ các nước này tới khi đó có thể sẽ nợ khoảng 50.000 USD tính trên mỗi cơng dân của họ.

Bảng 9. Nợ chính phủ của EU-27 và EA-16

EA-16 2006 2007 2008 2009 GDP (triệu Euro) 8.553.600 9.003.902 9.258.895 8.733.933 Thâm hụt (-) / Thặng dư (+) chính phủ (triệu Euro) -112.048 -55.723 -181.176 -565.111 (% GDP) -1,3 -0,6 -2,0 -6,3 Tiêu dùng chính phủ (% GDP) 46,7 46,0 46,8 50,7 Thu nhập chính phủ (% GDP) 45,3 45,4 44,9 44,4 Nợ chính phủ (triệu Euro) 5.842.888 5.940.433 6.424.615 7.062.625 (% GDP) 68,3 66,0 69,4 78,7 EU-27 2006 2007 2008 2009 GDP (triệu Euro) 11.682.471 12.364.567 12.500.094 11.804.734 Thâm hụt (-) / Thặng dư (+) chính phủ (triệu Euro) -167.687 -103.584 -285.685 -801.866 (% GDP) -1,4 -0,8 -2,3 -6,8 Tiêu dùng chính phủ (% GDP) 46,3 45,7 46,9 50,7 Thu nhập chính phủ (% GDP) 44,9 44,9 44,6 44,0 Nợ chính phủ (triệu Euro) 7.172.706 7.265.256 7.697.027 8.690.304 (% GDP) 61,4 58,8 61,6 73,6 Nguồn : Eurostat 2010b

Vấn đề nợ chính phủ ở EU cũng đang trở thành một vấn đề đáng báo động cho nền kinh tế các nước thành viên. Theo số liệu mới nhất của Eurostat trong Bảng 9, trong năm 2009, thâm hụt chính phủ và nợ chính phủ của cả EU-27 và EA-16 đều tăng lên so với năm 2008 trong khi GDP giảm.

Trong khu vực EA-16, tỷ lệ nợ chính phủ trong tổng GDP tăng từ 69,4% cuối năm 2008 lên 78,7% vào cuối năm 2009, trong EU-27 tỷ lệ này tương ứng là 61,6% và 73,6%. Xét về các nước thành viên, vào cuối năm 2009, tỷ lệ nợ chính phủ so với GDP bé nhất thuộc về Estonia với 7,2%, tiếp đến là Luxembourg với 14,5%, Bulgaria là 14,8%, Rumani là 23,7%, Litva với 29,3% và Cộng hòa Séc với 35,4%. Mười hai nước thành viên có tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP cao hơn 60% trong năm 2009, đó là: Italy (115,8%), Hy Lạp (115,1%), Bỉ (96,7%), Hungary (78,3%), Pháp (77,6%), Bồ Đào Nha (76,8%), Đức (73,2%), Malta (69,1%), Anh (68,1%), Áo (66,5%), Ireland (64,0%) và Hà Lan (60,9%). Dự đoán tỷ lệ này sẽ cịn tiếp tục tăng lên trong năm 2010 (Hình 11).

Nợ cơng của các nước EU

0 20 40 60 80 100 120 140 E sto n ia L u xe m b o u rg B u n g a ria R u m a n i L itv a Đ a n M ạ ch S lo ve n ia S lo va kia C ộ n g h ò a S é c P h ầ n L a n T h ụ y Đ iể n C ộ n g h ò a S íp L a tv ia B a L a n T â y B a n N h a H à L a n C ộ n g h ị a M a lta Á o Đức EU Ire la n d B ồ Đ à o N h a A n h H u n g a ry E A -1 6 P h á p B ỉ Hy Lạ p Ita ly % c ủa G D P 2007 2008 2009 2010

Mức tiêu chuẩn 60% của EU

Nguồn: EC 2009b

Hình 11. Nợ cơng của các nước thành viên EU

Về thâm hụt chính phủ, theo Bảng 9, trong khu vực EA-16, tỷ lệ thâm hụt chính phủ so với GDP tăng từ 2% năm 2008 lên 6,3% năm 2009 và tỷ lệ này ở toàn liên minh tăng từ 2,3% lên 6,8%. Xét về các nước thành viên, Ireland là nước có mức thâm hụt chính phủ lớn nhất với -14,3% so với GDP, tiếp đến là Hy Lạp với -

13,6%, Anh là -11,5%, Tây Ban Nha là -11,2%, Bồ Đào Nha là -9,4%, Latvia với - 9,0%, Lithunia là -8,9%, Rumani -8,3%, Pháp -7,5% và Ba Lan là -7,1%. Không một nước nào trong liên minh thặng dư chính phủ. Những nước có mức thâm hụt ít nhất là Thụy Điển với -0,5%, Luxembourg với -0,7% và Estonia với -1,7%. Trong năm 2009, chi tiêu chính phủ của khu vực đồng tiền chung Châu Âu Eurozone đạt xấp xỉ 50,7% GDP và thu nhập chính phủ là 44,4%. Con số này với toàn liên minh là 50,7% và 44,0%. Ở cả khu vực EA-16 và EU-27, tỷ lệ tiêu dùng chính phủ so với GDP tăng từ năm 2008 đến 2009, trong khi tỷ lệ thu nhập chính phủ so với GDP lại giảm (chi tiết tại Bảng 9).

Đặc biệt, vấn đề nợ của chính phủ Hy Lạp vừa trở thành hồi chng cảnh báo tình hình nợ quốc gia đang tăng nhanh cho tất cả các nước trên thế giới. Khủng hoảng nợ ở Hy Lạp được coi là tâm điểm của toàn thế giới trong suốt thời gian qua. Theo các nhà phân tích đánh giá, cuộc khủng hoảng nợ này sẽ có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Châu Âu trong tình trạng hiện tại. Tờ Financial Times chạy tựa “Khủng hoảng tại Hy Lạp đang đến Mỹ” để cảnh báo nguy cơ vỡ nợ dây chuyền đang diễn ra trên khắp thế giới. Theo đánh giá của Ủy ban Châu Âu, trong năm nay các khoản nợ của các nước EU cịn tiếp tục tăng lên, một số nước có thể lâm vào tình trạng khó khăn do nợ quá lớn. Cuộc khủng hoảng thâm hụt ngân sách và nợ cơng ở Hy Lạp đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm sốt của chính phủ nước này. Trong đó, mức nợ cơng đã lên tới 300 tỷ Euro (tương đương 113% tổng sản phẩm quốc nội - GDP) và mức thâm hụt ngân sách năm 2010 dự báo là 13% GDP. Năm nay, để đáo hạn các khoản nợ trái phiếu, Hy Lạp cần vay thêm 53 tỷ Euro, trong đó 20 tỷ Euro phải thanh tốn vào cuối tháng 5 tới. Như nhiều nước ở Châu Âu, Hy Lạp từng thực hiện nhiều thủ thuật che giấu thực trạng tài chính, nhằm đạt được các chỉ tiêu của EU đề ra, như tổng dư nợ không vượt quá 60% và thâm hụt ngân sách hằng năm không quá 3% GDP. Athens đã lấp liếm một số khoản chi tiêu quốc phòng, với lý do bí mật nhà nước. Năm 2000, Hy Lạp báo cáo chi 828 triệu Euro cho quân sự, nhưng trên thực tế số tiền chi cho quốc phòng là 3,17 tỷ Euro. Hy Lạp thừa nhận đã báo cáo chi cho quốc phòng thấp hơn thực tế tới 8,7 tỷ Euro trong giai đoạn 1997-

hoạch kinh tế khắc khổ, giảm chi tiêu tới 4,8 tỷ Euro, tương đương 2% GDP. Một nửa số tiền trên được tiết kiệm thông qua biện pháp giảm chi tiêu công, như hạn chế trả lương, thưởng và ngừng trợ cấp hưu trí; tăng 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) lên 21%, tăng thuế thuốc lá, rượu và các mặt hàng xa xỉ. Kế hoạch này của Chính phủ Hy Lạp đã vấp phải sự phản đối của người dân, khiến hàng chục nghìn người xuống đường biểu tình. Tuy nhiên, theo tính tốn của EU, các biện pháp trên chỉ giúp Hy Lạp giảm một nửa thâm hụt ngân sách. Vì vậy, Hy Lạp đã phải phát hành trái phiếu thời hạn mười năm và thu được 7 tỷ Euro. Ðây là lần thứ hai từ đầu năm 2010, Hy Lạp phát hành trái phiếu trong khu vực đồng Euro. Ðợt phát hành trái phiếu thứ nhất cuối tháng 1, với thời hạn 5 năm, thu về tám tỷ Euro(Lam Hồng 2010).

Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại rằng vấn đề khủng hoảng nợ của Hy Lạp đang biến kinh tế nhiều nước thành quân cờ domino có thể đổ rạp bất cứ lúc nào. Con bệnh Hy Lạp đang đẩy Châu Âu đến thảm họa tài chính lớn nhất trong lịch sử

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và những ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại các nước châu âu (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)