1.3. Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu
1.3.3. Tác động tới đầu tư quốc tế
Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 dẫn đến suy thối xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới. Những nền kinh tế lớn của thế giới như Mỹ, Nhật, EU cũng không phải là ngoại lệ, do vậy như một kết quả tất yếu lượng đầu tư quốc tế giảm rõ rệt: trong năm 2008 chỉ tăng 3,5% - thấp hơn nhiều so với mức 13,2% của năm 2007, dự đoán giảm 9,7% vào năm 2009 và sẽ tăng 4,9% trong năm 2010. Đặc biệt do tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính lớn nhất trong vịng 80 năm qua, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) toàn cầu trong năm 2009 đã giảm 38,7% so với năm 2008, xuống còn 1.040 tỷ USD. Theo báo cáo Giám sát xu hướng đầu tư toàn cầu hàng quý của Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), đây là năm thứ 2 liên tiếp FDI toàn cầu giảm và chỉ bằng xấp xỉ 50% so với năm 2007 (khoảng 2.000 tỷ USD).
Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi từ những nước có thu nhập cao dành cho các nước đang phát triển giảm khá mạnh so với trước khi khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 xảy ra. Năm 2009, vốn FDI đổ vào những quốc gia đang phát triển giảm 34,7%, sau 6 năm tăng liên tục. FDI đổ vào các nước phát triển cũng giảm 41,2%. Mỹ vẫn là quốc gia tiếp nhận vốn FDI lớn nhất thế giới trong năm 2009 với 137 tỷ USD cho dù con số này đã giảm 57% so với năm 2008. Vị trí thứ 2 thuộc về Trung Quốc với 90 tỷ USD (giảm 2,6%) và thứ 3 là Pháp với 65 tỷ USD
(giảm 35%). Trong khi đó, vốn FDI vào Nhật Bản giảm 53,4% xuống còn 11,4 tỷ USD (UNCTAD 2009).