1.3. Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu
1.3.4. Tác động tới tăng trưởng
Cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 ảnh hưởng đến các nước có nền kinh tế đang phát triển trước hết thơng qua sự sụt giảm mạnh của những hoạt động kinh tế toàn cầu như: sự cắt giảm đột ngột trong các dự án đầu tư, nhu cầu về hàng tiêu dùng bền, nhu cầu về hàng xuất khẩu giảm, giá cả hàng hóa.
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng của tồn thế giới và các khu vực
Ký hiệu: * = dự đoán
Tăng trưởng GDP thực tế (%) 2007 2008 2009* 2010* 2011*
Toàn cầu 3,9 1,7 -2,2 2,7 3,2
Các nước thu nhập cao 2,6 0,4 -3,3 1,8 2,3
Khu vực đồng tiền chung Châu Âu 2,7 0,5 -3,9 1,0 1,7
Nhật Bản 2,3 -1,2 -5,4 1,3 1,8
Mỹ 2,1 0,4 -2,5 2,5 2,7
Các nước đang phát triển 8,1 5,6 1,2 5,2 5,8
Đơng Á – Thái Bình Dương 11,4 8,0 6,8 8,1 8,2
Khư vực Châu Âu & Trung Á 7,1 4,2 -6,2 2,7 3,6
Mỹ Latinh & Caribe 5,5 3,9 -2,6 3,1 3,6
Trung Đông & Bắc Phi 5,9 4,3 2,9 3,7 4,4
Khu vực châu Phi cận Saharan 6,5 5,1 1,1 3,8 4,6
Nguồn: World Bank 2010, trang 3
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP ở nhóm các nước đang phát triển giảm mạnh. Theo Bảng 2 ước tính tốc độ này sẽ giảm từ 8,1% năm 2007 xuống còn 1,2% năm 2009. Trong đó, khu vực Châu Âu và Trung Á chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc đại khủng hoảng 2008 với tốc độ tăng trưởng GDP ước tính năm 2009 là - 6,2%. Khu vực Mỹ Latinh và Địa Trung Hải cũng được dự đoán sẽ tăng trưởng âm ở mức -2,6% năm 2009. Tốc độ tăng trưởng GDP ở các khu vực cịn lại trong nhóm các nước đang phát triển cũng giảm mạnh song vẫn giữ ở mức tăng trưởng dương.
Bên cạnh đó, GDP của nhiều nước tăng trưởng âm liên tiếp, từ những nước có nền kinh tế phát triển cao như: Mỹ, Pháp, Anh, Đức đến những nước kinh tế mới nổi như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Cụ thể Bộ thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết, tăng trưởng GDP của quốc gia này trong quý I/2009 đã sụt giảm xuống còn 6,1% so với mức tăng trưởng của quý IV/2008 là 6,8% và mức tăng trưởng 2 con số từ năm 2003 đến năm 2007. Đây là mức tăng trưởng thấp kỷ lục tính theo quý từ năm 1992 đến nay. Tăng trưởng GDP của Thái Lan cũng giảm 7,1% trong quí I/2009 - mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Và với Ấn Độ – con số này được dự đốn là 6,7% năm 2009. Như vậy, tình hình suy thối kinh tế diễn ra trên diện rộng, suy thoái kinh tế là tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) âm liên tục trong 2 quý (World Bank 2010).
Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới đều tăng cao. Tỷ lệ thất nghiệp tăng phản ánh nền kinh tế chững lại do khủng hoảng tài chính. Đầu tiên phải kể đến Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này tăng 6,7%, mức cao nhất kể từ 15 năm gần đây, công bố của Bộ Lao động Mỹ ngày 5/12/2008. Theo Bộ này, trong tháng 11/2008 có 533.000 người ở Mỹ bị mất việc, điều chưa từng có kể từ năm 1974 đến nay. Tính đến tháng 11/2008, số người thất nghiệp tại Mỹ là 10,3 triệu người, cao hơn thống kê đầu năm 2008 là 2,7 triệu người, khi sự suy thối hiện tại
đã tác động đến tồn bộ lĩnh vực của nền kinh tế. Và tính từ đầu kỳ chính thức suy thoái tại Mỹ vào tháng 12/2007 tỷ lệ người thất nghiệp tăng 1,7%, và từ tháng 10/1993 tăng 6,7%, tỷ lệ tăng cao nhất kể từ 15 năm gần đây. Các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Áo, Anh, v.v… cũng lâm vào tình trạng tương tự. Tại Châu Á, Nhật Bản – nền kinh tế đã phát triển ở mức cao, tỷ lệ thất nghiệp cũng gia tăng vào cuối năm 2008 với khoảng 2,7 triệu người thất nghiệp. Singapore có khoảng 13.400 cơng nhân bị mất việc trong cả năm 2008, cao hơn nhiều so với con số 7.700 trong năm 2007. Trung Quốc với con số thống kê cuối năm 2008 là 8,3 triệu người – đạt mức 4,2%, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2007 (World Bank 2010).