- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác
33 22 Đối với công cụ quản trị
Giá trị văn hóa chính trị trọng trật tự thứ bậc ảnh hưởng đến dân chủ với tư cách là công cụ quản trị trên nhiều phương diện, trong đó nổi bật là trong tổ chức quyền lực và lựa chọn cán bộ
Đối với việc tổ chức quyền lực, giá trị trọng trật tự thứ bậc thể hiện khá
rõ thông qua mối quan hệ giữa trung ương và địa phương Bộ máy nhà nước được tổ chức theo hệ thống song trùng trực thuộc với trật tự thứ bậc chặt chẽ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, giữa Ủy ban nhân dân các cấp, và giữa Hội đồng nhân dân các cấp Thậm chí về mặt pháp lý, Quốc hội và Hội Đồng nhân dân không phải là các cơ quan trực thuộc nhau vì đều do dân bầu và nhận sự ủy quyền trực tiếp từ người dân [91, tr 8-9], hơn thế thẩm quyền của chính quyền trung ương không phải do trung ương ủy quyền mà do những quy định từ Hiến pháp và pháp luật, song vẫn tồn tại mối quan hệ trực thuộc trên thực tế Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc trực thuộc hai chiều, vừa là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân vừa chịu
sự phân cấp quản lý của ngành dọc từ trung ương Bên cạnh đó, sự tồn tại
của các cơ quan, bộ phận trực thuộc chính phủ và các bộ ngành đóng ở địa phương cũng có vai trị rất lớn trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan chun mơn của chính quyền địa phương Điều này đã góp phần tạo ra khoảng cách quyền lực giữa các cấp chính quyền và giữa chính quyền với người dân Thực tế cho thấy, việc tồn tại nhiều cấp bậc quyền lực trong quản lý đã ảnh hưởng đến chất lượng dân chủ trên nhiều phương diện như: người dân khó tiếp cận cơ quan quản lý cấp cao hơn, dễ xảy ra sự chồng chéo về chức năng và thẩm quyền của các cấp quản lý hơn dẫn đến hiểu quả quản trị công thấp
Đối với việc lựa chọn cán bộ, tuổi tác là yếu tố luôn được coi trọng
Những người được cộng đồng (tập thể) lựa chọn vào vị trí quyền lực cao nhất thường là những người lớn tuổi - vốn được coi là người có đủ tri thức và kinh nghiệm, thấu hiểu nhu cầu và đặc điểm văn hóa của chính tập thể
cộng đồng Theo đó, dưới ảnh hưởng của giá trị trọng trật tự thứ bậc, yếu tố
trọng lão đã chi phối đến việc lựa chọn và vận hành cơng cụ quản trị Văn
hóa dân gian Việt Nam thường quan niệm tuổi thọ là “thiên tước”, tức tước vị trời ban, cùng với đó là những chuẩn mực trong ứng xử như “kính lão,
đắc thọ”, “họ trọng hàng, làng trọng xỉ” (ở họ tôn trọng thế thứ, ở làng tôn
trọng tuổi tác), cũng hiện diện trong các lễ như lễ chúc thọ, lên lão, khao lão Trong đời sống chính trị, trọng lão từng hiện diện trong việc định hình và vận hành các thể chế của nhà nước phong kiến như: Hội kỳ lão do các bậc hưu quan có danh tước ln được triều đình coi trọng; Hội nghị Diên Hồng do triều đình nhà Trần tổ chức để xin ý kiến của các bô lão về việc chống giặc Nguyên - Mông Trong đời sống chính trị hiện đại, các nguyên lãnh đạo cấp cao là những cố vấn quan trọng về công tác nhân sự cũng như tham gia xác định đường hướng phát triển quốc gia bởi họ có tri thức kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý
Trong công tác tổ chức, tuổi tác trở thành một trong những cơ sở cho việc lựa chọn vào các vị trí quyền lực Với tâm lý “sống lâu lên lão làng”, người có tuổi cao hơn thường dễ được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo quản lý do kinh nghiệm, uy tín và có thể do hệ thống mối quan hệ mà họ đã xác lập được từ trước Về phương diện ra quyết định chính trị, các ý kiến của người lớn tuổi trong một tổ chức thường được coi trọng hơn người trẻ Trong đời sống chính trị hiện đại, các lãnh đạo cấp cao sau khi nghỉ hưu vẫn là những người có ảnh hưởng mạnh tới định hướng phát triển của đất nước thơng qua vai trị tham vấn Hơn thế, những người kế nhiệm là những người đã từng được họ đào tạo, giúp đỡ và thử thách nên sự ảnh hưởng đó là tất yếu Thực tế này khiến có tiếng nói của người lớn tuổi (đặc biệt của thế hệ nguyên lãnh đạo) có ảnh hưởng khá lớn trong đời sống chính trị nước ta
Bên cạnh trọng lão, trọng gia thế cũng là một trong những nội dung của giá trị trọng trật tự thứ bậc trong văn hóa chính trị Việt Nam có ảnh hưởng đến dân chủ, đặc biệt trong công tác tổ chức cán bộ “Con vua thì
lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa” là nhận thức đã được định hình
sẵn về việc coi gia thế là một trong những yếu tố sẽ quy định địa vị xã hội cũng như vị trí quyền lực mà một cá nhân có thể có Ở một mức độ nhất định, các mối quan hệ huyết thống, họ hàng trở thành “bệ đỡ” cho các cá nhân thay vì các cá nhân cạnh tranh một cách cơng bằng về trình độ và tài năng Hơn thế, gia thế trong nhiều trường hợp như một “chiếc thẻ căn cước” để đảm bảo về trình độ, nhân phẩm cho một cá nhân Mặc dù, trên thực tế gia thế khơng thể đại diện hồn tồn cho một cá nhân, song văn hóa chính trị này vẫn là một yếu tố quan trọng chi phối nhận thức và sự tham gia chính trị của cơng dân Đặc biệt, tâm lý này thể hiện rõ ở các cuộc bầu cử ở cấp cơ sở, nơi người dân có cơ hội hiểu rõ gia thế của một ứng cử viên Những quy định pháp lý, các quy trình mang tính pháp định vốn được thể chế hóa nhiều trường hợp vẫn bị chi phối bởi các quan hệ dân sự vừa ẩn vừa mạnh mẽ này