- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác
33 Đối với quá trình giáo dục
Giá trị trọng hài hòa đã ảnh hưởng đến quá trình giáo dục ở hai nội dung: (1) Hạn chế tranh luận học thuật và (2) Coi nhẹ chân lý, thực học và trọng bằng cấp Hai nội dung này vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nhau
Có thể nói, việc đi tìm quy luật hay chân lý là một quá trình tự nhiên của hoạt động tư duy, và là động lực cho sự phát triển xã hội Trong đó, tranh luận là cách thức mà thơng qua đó hoạt động tư duy được kích hoạt ở mỗi cá nhân và tri thức mới được sản sinh Tuy nhiên trong văn hóa người Việt, tranh luận thường được hiểu hoặc có nguy cơ dẫn đến tranh cãi Đối tượng tranh luận vốn là các vấn đề đặt ra (đi kèm với nó là các căn cứ khoa học khách quan, logic và có ngun tắc) thì lại có nguy cơ biến thành chính
các cá nhân tham gia tranh luận Do thực tế và cách tiếp cận về tranh luận
như vậy nên dưới ảnh hưởng của giá trị trọng hài hịa, việc tranh luận đã khơng được thúc đẩy, mà đi theo hướng “dĩ hòa vi quý” Trong hoạt động giáo dục ở nhà trường, việc tranh luận lại càng khó thực hiện trong mối quan hệ giữa thầy - trò vốn bị chi phối bởi giá trị trọng thứ bậc Song, những cuộc tranh luận giữa người học cũng ít được rèn luyện Mơi trường giáo dục dưới ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa trọng hài hịa này đã hạn
chế kỹ năng lẫn nhu cầu tranh luận trong trường học cũng như trong mơi trường nghiên cứu khoa học nói chung, qua đó hạn chế sản sinh tri thức mới và tạo thái độ thờ ơ với chân lý
Ở khía cạnh thứ hai, trọng hài hịa trong văn hóa chính trị Việt Nam có chứa nội dung trọng dịch lý hơn chân lý, tức trọng q trình, sự biến hóa hơn là việc đào sâu nghiên cứu để tìm ra chân lý, quy luật của đời sống tự nhiên và xã hội Theo đó, một nền giáo dục khơng thúc đẩy sự tìm tịi, sáng tạo và đề cao chân lý cũng có nguy cơ dẫn đến tình trạng học để lấy bằng, đối phó hơn là thực học Điều này cũng phần nào lý giải việc nghiên cứu khoa học cơ bản ở Việt Nam đang gặp nhiều hạn chế Đó là tính độc lập trong nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt trong khoa học xã hội vốn dễ bị chi phối bởi yếu tố quyền lực do đặc trưng của nó khơng phải là tìm ra quy luật tất yếu duy nhất (như khoa học tự nhiên) Việc coi nhẹ chân lý đã dẫn tới sự nghèo nàn về ý tưởng lại là nguyên nhân kìm hãm các cuộc tranh luận học thuật một cách nghiêm túc Và thực tế lịch sử học thuật Việt Nam cho thấy ít xuất hiện những tư tưởng triết học vượt trội, hay những phát kiến lớn trong khoa học tự nhiên tầm cỡ quốc tế
Nhìn chung, trong hệ thống giáo dục nhà trường lẫn môi trường nghiên cứu học thuật ln ln địi hỏi sự tranh luận và tơn trọng chân lý Đó là cơ sở thúc đẩy sự phát triển tư duy độc lập ở mỗi cá nhân, trau dồi “tính trưởng
thành”6 [44] ở mỗi người, và là nền tảng cho sự phát triển của xã hội
Tiểu kết chương 3
Ba giá trị ưu tiên trọng cộng đồng, trọng thứ bậc và trọng hài hòa như đã phân tích đã tham gia vào việc định hướng hành vi chính trị của người dân, được cộng đồng chia sẻ và góp phần quy định tính chính đáng của quyền lực trong đời sống chính trị ở Việt Nam Sự ảnh hưởng của mỗi giá trị
Là con người có khả năng sử dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà phơng phụ thuộc vào sự áp đặt của người khác
ưu tiên đối với tiến trình dân chủ có những đặc điểm khác nhau, song trên thực tế đó là sự tác động tổng thể của tất cả các giá trị Sự hịa quyện của các giá trị đó đã làm nên đặc trưng của văn hóa chính trị Việt Nam cũng như tạo ra những ảnh hưởng đối với tiến trình dân chủ gồm cả những yếu tố hợp lý lẫn bất hợp lý nhất định đối với tiến trình dân chủ Như vậy, cần nhấn mạnh tính ưu tiên của cộng đồng đối với các giá trị văn hóa chính trị trong việc định hướng hành vi chính trị của người dân Tính ưu tiên thể hiện mức độ khác biệt trong quan niệm về các giá trị của cộng đồng này so với cộng đồng khác Các giá trị ưu tiên được đo bằng sự chấp nhận và chia sẻ rộng rãi của cộng đồng Quan niệm về mức độ ưu tiên của các giá trị văn hóa chính trị có ý nghĩa quan trọng vì nó quy định tính chính đáng của người cầm quyền Đối với nhiều quốc gia, việc phát hiện nhà chính trị dùng chỉ vài trăm đơ cơng quỹ cho việc riêng đã có thể dẫn tới sức ép cơng luận phải từ chức Con số đó có thể phải tăng gấp mười hay gấp trăm ở những quốc gia khác mới khiến người dân/cộng đồng nổi giận và làm ảnh hưởng đến tính chính đáng của người cầm quyền Lấy ví dụ như vậy để thấy văn hóa trong chính trị nằm ở đâu và nó ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ ra sao, và nếu chúng ta muốn phê phán và thay đổi thì nên phê phán và thay đổi cái gì
Chương 4
ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HĨA CHÍNH TRỊĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Từ thực trạng ảnh hưởng của văn hóa chính trị đến tiến trình dân chủ Việt Nam, chương 4 xem xét sự tương thích và bất tương thích của các giá trị văn hóa chính trị đặc trưng đối với tiến trình dân chủ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Từ đó, luận án đưa ra những gợi mở về việc có thể tác động ra sao đến các giá trị của văn hóa chính trị để Việt Nam trở nên dân chủ hơn