11 Đối với quyền của người dân

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 108 - 112)

- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác

33 11 Đối với quyền của người dân

- Quyền tự do

Có thể nói, trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam, cộng đồng tự nó đã mang một thứ thẩm quyền truyền thống khiến cho các cá nhân mặc định

thừa nhận Thẩm quyền truyền thống được đại diện bởi những người có uy tín trong làng vốn được thừa nhận bởi tuổi tác, bởi công lao đối với cộng đồng, bởi tri thức được tích lũy từ kinh nghiệm của hoạt động sống và sản xuất… Ngồi ra, thẩm quyền truyền thống cịn được thể chế hóa thơng qua “lệ làng”, “hương ước” với những quy định đã được đạo đức hóa đối với mọi thành viên của làng Những điều này tạo thành không gian của tư tưởng và nhận thức, định hướng hành vi của mỗi cá nhân, trong đó nhấn mạnh định hướng trọng cộng đồng hơn trọng cá nhân Cụ thể, việc ưu tiên cộng đồng đã giới hạn quyền tự do của mỗi cá nhân trong các quyết định liên quan đến vận mệnh của bản thân Mỗi cá nhân sẽ ít tham gia vào các cơng việc chung của cộng đồng (quốc gia và làng xã) với tư cách cá nhân, mà thông thường cá nhân sẽ tham gia dưới sự định danh theo gia đình, họ tộc hay theo làng Dưới sự ảnh hưởng của giá trị văn hóa chính trị này, quyền làm chủ của người dân do vậy thường ít hàm nghĩa là quyền làm chủ của từng cá nhân cơng dân Quyền biểu đạt thay vì là sự thể hiện chính kiến cá nhân thì thường lại là tiếng nói đại diện của tập thể, cộng đồng Dĩ nhiên, để có được tiếng nói của cộng đồng thì trước hết phải xuất phát từ ý kiến của các cá nhân, song sẽ có những cá nhân có ảnh hưởng đến cộng đồng nhiều hơn các cá nhân khác và thường đó là những cá nhân đã nhận được sự tín nhiệm và ủy nhiệm của cộng đồng như già làng, trưởng bản, trưởng họ tộc,…

Bên cạnh đó, biểu hiện của trọng cộng đồng cịn là trọng lợi ích cộng đồng trong hành vi tham gia chính trị của người dân Từ lịch sử cho thấy, trong những tình huống ảnh hưởng đến sự an nguy sinh kế, sinh mạng của từng cá nhân trong cộng đồng và sự tồn vong của quốc gia thì tinh thần trọng cộng đồng càng trở nên nổi bật Cả một thế hệ thanh niên từ nơng dân đến các trí thức đã tình nguyện ra chiến trường; nhiều gia đình tư sản hiến của cải cho chính quyền kháng chiến; mức độ tuân thủ cao đối với các quy định cũng như ủng hộ hoạt động tiêm chủng trong suốt q trình phịng chống đại dịch Covid-19 vừa qua, v v… Điều này không đơn thuần là từ những quy

định mang tính pháp chế mà nó xuất phát từ nhu cầu tự thân của người dân với những quy chuẩn về đạo đức đã được định hình và truyền thừa giữa các thế hệ Những biểu hiện đó được nhiều nhà phân tích cho rằng, nó xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, song sâu xa của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam như đã lập luận chính là đi từ tâm thức cộng đồng, sống tương thuộc với cộng đồng, từ gia đình, họ tộc đến làng, siêu làng và trở thành tình u tổ quốc Khác với đó là văn hóa chính trị trọng cá nhân ở nhiều quốc gia

phương Tây Những quy định về việc đeo khẩu trang hay thực hiện cách ly ở thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát bị coi là xâm phạm quyền tự do cá nhân Khi hầu hết chính quyền các quốc gia nhận thức về sự nghiêm trọng của dịch bệnh và các lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại được áp dụng thì phản ứng của người dân ở các quốc gia là rất khác nhau Người dân Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung dễ dàng chấp hành việc đeo khẩu trang cũng như chấp nhận việc chính phủ can thiệp nhiều hơn; trong khi văn hóa chính trị trọng cá nhân ở nhiều quốc gia phương Tây lại khơng sẵn sàng đón nhận các biện pháp cứng rắn và sự can thiệp sâu của chính quyền vào các vấn đề của xã hội trong thời điểm đầu của dịch bệnh

Có thể thấy rằng, trọng cộng đồng đã ảnh hưởng đến quan niệm và thái độ của người dân đối với quyền tự do cá nhân Đó là việc thực hiện quyền tự do cá nhân luôn gắn cùng trách nhiệm đối với cộng đồng Chính giá trị văn hóa chính trị này đã tạo nền tảng quan trọng cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Marx bởi sự tương thích nhất định

- Quyền bình đẳng

Giá trị trọng cộng đồng vốn đặt các cá nhân trong nhiều mối quan hệ đan chéo, phức tạp khiến cho việc thực thi quyền lực công cũng bị chi phối bởi các mối quan hệ dân sự, đặc biệt là quan hệ đồng tộc và đồng hương

Một mối quan hệ quyền lực công được thể hiện bằng mối quan hệ giữa các cấp lãnh đạo, quản lý cũng như giữa người dân với đại diện quyền lực công các cấp (chủ yếu là cấp cơ sở) Dưới ảnh hưởng của giá trị trọng cộng

đồng, các mối quan hệ có tính pháp định này lại có khuynh hướng biến thành các mối quan hệ dân sự Hệ quả của mối quan hệ quyền lực theo phương thức này là sự hình thành các “liên minh cá nhân” tham gia vào các q trình chính trị và biến các q trình chính trị thành q trình xác lập mối quan hệ để duy trì quyền lực và tìm tiếm lợi ích Nó khiến cho quyền lực dễ bị lạm dụng khi người nắm quyền lực ln có cơ hội để củng cố vị trí bằng sự thừa nhận và đề cao thay vì sự nghi ngờ, giám sát và phản biện Đồng thời, nó thúc đẩy tính bè phái, cục bộ địa phương, bởi việc thiết lập mạng lưới các mối quan hệ nhằm củng cố quyền lực hay kiếm tìm lợi ích vốn thường xuất phát từ những mối quan hệ mang tính dân sự đồng tộc và đồng

hương trước đó Đây là những mối quan hệ xã hội phi chính thức song lại trở

thành nền tảng quan trọng cho việc thiết lập các quan hệ quyền lực mang tính chính thức

Trọng đồng tộc và đồng hương thể hiện rõ nét thơng qua q trình giao

tiếp chính trị giữa cơng dân - nhà nước; quá trình lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ Cụ thể, q trình giao tiếp chính trị giữa cơng dân và người đại diện cho quyền lực của nhà nước sẽ dễ dàng biến thành mối quan hệ giữa hai cá nhân dân sự với nhau, có thể là anh em, họ hàng; có thể là thầy trị, bạn bè, người cùng quê Điều này gây ra nguy cơ về sự mất bình đẳng giữa các cá nhân trước quyền lực công khi tham gia vào các hoạt động chính trị Khi một cá nhân giữ một vị trí quyền lực cơng, họ đồng thời là con cái, anh em trong dòng tộc, là người của một làng, một xã, cùng huyện, cùng tỉnh Những ràng buộc trong các mối quan hệ huyết thống, xóm làng đã tạo ra những áp lực nhất định buộc họ phải có những ưu tiên đối với người thân trong q trình thực hiện quyền lực cơng Tính chất đồng tộc và đồng hương khơng chỉ thể hiện trong mối quan hệ quyền lực giữa người trên nắm quyền và kẻ dưới thừa hành, mà còn chi phối đến việc lựa chọn người đứng đầu trong các cuộc bầu cử của bản thân người dân lẫn quá trình bổ nhiệm cán bộ Bên cạnh tâm lý tình cảm tự nhiên về việc yêu mến người chung dòng họ hay chung quê quán, sự lựa chọn đó đã tạo cơ sở cho việc có thể hưởng lợi của mỗi người

sau khi có người thân ở vị trí quyền lực với tâm lý “một người làm quan cả họ

được nhờ”

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w