23 Đối với quá trình giáo dục

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 125 - 126)

- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác

33 23 Đối với quá trình giáo dục

Giá trị trọng thứ bậc vốn đề cao vai trò của người đứng đầu (Vua, lãnh tụ, nhà lãnh đạo chính trị,…) Theo đó, việc giữ gìn uy tín của người đứng đầu là yêu cầu quan trọng hàng đầu để đảm bảo tính chính đáng của quyền lực cá nhân người đó cũng đồng thời là của bộ máy quyền lực do họ đứng đầu Do vai trị và vị trí trung tâm của người đứng đầu nên quá trình giáo dục vốn là cơ sở cho sự phát triển xã hội nói chung cũng thiên về giáo dục

người lãnh đạo chính trị hơn là giáo dục người dân Từ hệ tư tưởng Nho

giáo cho đến nền đạo đức cách mạng đều tập trung định ra các chuẩn mực của người làm vua, quan, làm cán bộ Đạo làm quan, làm vua của người xưa được tổng kết trong một câu nói rất nổi tiếng của Phạm Trọng Yêm: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (Lo trước thiên

hạ, vui sau thiên hạ) Đảng ta đã có những tổng kết về đạo đức cách mạng

của người cán bộ đảng viên như: cán bộ là đầy tớ của dân; dĩ cơng vi

thượng (đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân); cần - kiệm - liêm - chính; chí cơng vơ tư; cán bộ đi trước, làng nước theo sau

Hơn thế, dưới ảnh hưởng của giá trị trọng thứ bậc việc định hướng giáo dục người đứng đầu có xu hướng chú trọng đạo đức hơn tài năng - “vi chính dĩ đức” Đây có thể xem là truyền thống của phương Đơng nói chung vốn coi đạo đức là gốc của người làm chính trị Đó là cơ sở để người đứng đầu có thể thu phục nhân tâm, truyền cảm hứng, thực hiện sự lãnh đạo vì lợi ích chung thay vì tư lợi Đây cũng là cội nguồn của tính chính đáng quyền lực và hướng tới nền dân chủ thực sự Đó là khi mà nhà lãnh đạo chính trị ln chăm lo cho đời sống nhân dân như người bố chăm lo cho con cái của mình Lý Quang Diệu từng gọi nền dân chủ Đông Á là nền dân chủ phụ quyền là theo nghĩa đó Phương thức để người lãnh đạo thực sự là người có đạo đức thì văn hóa phương Đơng và Việt Nam nói riêng chủ yếu thơng qua việc tự tu dưỡng, răn mình

Ngồi ra, khoảng các quyền lực lớn (3 1 2 2) đã đồng thời trao thẩm quyền lớn cho người dạy đối với người học Quyền lực, uy tín của người thầy là rất lớn “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Không thầy

đố mày làm nên” Không chỉ là người thầy hiện hữu trong các lớp học, ý

niệm người Thầy với tư cách là người dạy dỗ, dẫn đường còn được hiểu là người lãnh đạo trong một tập thể cộng đồng Họ đều là hiện thân của những quy chuẩn đạo đức, trí tuệ và niềm tin của tập thể Cũng chính vì thế, họ sở hữu quyền áp đặt về nội dung kiến thức lẫn phương pháp đối với người học, người tiếp nhận Đây cũng là yếu tố tạo ra sự duy trì lâu dài phương pháp giáo dục một chiều thầy bảo trị nghe, thay vì đối thoại và tranh biện một cách bình đẳng để cùng giải quyết một vấn đề

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w