31 Đối với quyền của người dân

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 126 - 128)

- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác

33 31 Đối với quyền của người dân

Trước hết, do sự chi phối bởi tư duy dịch lý vốn không trọng tranh

biện để đi đến cùng chân lý nên cơng luận nhìn chung kém phát triển Tiếng nói của người dân hay sự phản hồi của các tổ chức chính trị xã hội do vậy cũng ít được thể hiện, hoặc rất yếu ớt, hoặc có nhưng khơng trực diện Mỗi cá nhân thường ngại phát biểu ở đám đông, e dè tranh luận với

tâm lý “Khôn độc khơng bằng ngốc đàn”, “Chết một đống cịn hơn sống

một người” Giá trị văn hóa này ảnh hưởng đến hành vi thụ động của

người dân (hay các tổ chức chính trị xã hội) trong việc thể hiện chính kiến cũng như tham gia vào các hoạt động chính trị Điều này đã gây khó khăn khơng nhỏ cho chính quyền trong việc đáp ứng “đúng lợi ích” của người dân Dẫu vậy, nhằm hướng tới sự đồng thuận, chính quyền đã thơng qua tiến trình cân nhắc và tham vấn, cụ thể là thông qua các cơ quan tham mưu và tuyên truyền (gồm chủ yếu là hệ thống cơ quan Tuyên giáo, Mặt trận tổ quốc - vốn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị nước ta) để có thể nắm bắt được nguyện vọng của người dân

Thứ hai, giá trị trọng hài hòa ảnh hưởng đến cơ chế ủy quyền, tức

quyền lựa chọn người đại diện quyền lực của nhân dân Theo phân tích của Clark D Neher, ở phần lớn các nước Đông Á và Đơng Nam Á, dù theo chính thể nào thì chính quyền các quốc gia chủ yếu được dẫn dắt bởi một đảng hay liên minh đảng chính trị nhất định Ơng gọi đó là “nền dân chủ

khơng có sự hốn quyền giữa các chính đảng cạnh tranh với nhau; đó là nền dân chủ khơng có sự thay đổi giữa nhóm tinh hoa chính trị cầm quyền với phe đối lập” [105, tr 954] Một trong những nguyên nhân của thực tế này,

Neher cho rằng, “Tình hình này được chấp nhận bởi chính các xã hội đó,

bởi truyền thống văn hóa chính trị dưới ảnh hưởng của Nho giáo, ưa hướng tới sự hài hịa chứ khơng phải cạnh tranh, ưa tuân thủ và duy trì một mẫu quyền uy vì cộng đồng hơn là hốn đổi nó” [105, tr 955] Mơ hình đảng

chính trị nước ta cũng là mơ hình một đảng duy nhất cầm quyền Tuy xuất phát từ nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lenin, nhưng mặt khác, Đảng cộng sản Việt Nam hiện tại cũng là chính Đảng có uy tín trong xã hội nhờ cơng lao lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc cũng như phát triển đất nước thơng qua tiến trình cải cách và đổi mới Niềm tin của người dân cùng với văn hóa trọng hài hịa, ngại cạnh tranh chính trị là những nguyên nhân chi phối quá trình ủy quyền của người dân ở nước ta Theo đó, mặc dù có

các cuộc bầu cử định kỳ song hệ thống ủy quyền trong nội bộ của Đảng mới đóng vai trị then chốt trong chức năng lựa chọn người lãnh đạo chính trị

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w