- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác
33 32 Đối với công cụ quản trị
Giá trị Trọng hài hịa góp phần định hình phương thức quản trị xã hội vừa chặt chẽ vừa mềm mỏng linh hoạt; vừa độc lập vừa kết nối mạnh mẽ Điều đó được thể hiện trong mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc đi tới quyết định chung trong quá trình tổ chức đời sống của cộng đồng quốc gia
Quá trình trị thủy đặt ra nhu cầu về quyền lực chung cần được tổ chức có thứ bậc từ trung ương đến làng xã nhằm thống nhất nguồn lực và cách thức giải quyết Nhiệm vụ có ý nghĩa sống cịn buộc các cấp chính quyền kết nối mạnh mẽ với nhau theo hệ thống trách nhiệm tăng dần (làng trong xã, xã trong huyện, huyện trong tỉnh) Hơn nữa, quy mô quốc gia nhỏ cũng tạo mối liên hệ trực tiếp hơn giữa cấp chính quyền cao nhất với cấp chính quyền thấp nhất Điều này khiến cho các quyết định cuối cùng thường là kết quả của sự thống nhất ý kiến giữa cơ quan cấp cao (chính quyền trung ương) với ý kiến của các cơ quan nằm trong nó (chính quyền địa phương) Bất kỳ sự mâu thuẫn nào giữa các cấp chính quyền sẽ dẫn tới sự gián đoạn của các quyết định chung Theo đó, nguyên tắc đồng thuận trở thành phương thức ra quyết định chiếm ưu thế chủ đạo trong đời sống chính trị nước ta Dĩ nhiên, cần hiểu rõ hơn về nguyên tắc đồng thuận ở đây không phải là sự đồng ý của tất cả thành viên để đi đến quyến định Đó đơn giản là sự đồng tình ủng hộ của số đơng Bởi vậy, tranh thủ được sự đồng tình là yếu tố rất quan trọng trong quá trình ra quyết định của chủ thể cầm quyền
Ảnh hưởng của giá trị trọng hài hịa trong quản trị cơng ở nước ta được biểu hiện khá rõ nét ở sự hợp tác giữa hai thể chế tồn tại song song trong quản trị cơng là Làng và Nước Nó cũng đặt ra tình huống về mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với quyền lực của làng; giữa cách thức tổ chức quản lý tập trung thống nhất với truyền thống tự trị; giữa các thể chế luật pháp với các thể chế lệ làng trong việc cùng tham gia vào việc quản trị
cơng Lịch sử chính trị nước ta từng chứng kiến sự tồn tại hai hình thức tổ chức quản lý: (1) từ chính quyền trung ương và (2) từ hội đồng kỳ mục
quan viên của làng xã Những chức vụ như lý trưởng (xã trưởng), vừa do
dân định công cử lại phải được chính quyền cấp trên chấp nhận, nếu vị chức sắc nào thực hiện trách nhiệm kém cỏi hay có sai phạm, dân làng sẽ bầu người khác thay thế Đây là hai hình thức quản trị đối với xã hội nhằm kết hợp giữa “phép vua” và “lệ làng” Hai yếu tố chế ước lẫn nhau Tính tập trung quyền lực của chính quyền trung ương đa phần chiếm ưu thế, song trong một số trường hợp quyền tự trị làng xã cũng mạnh, dẫn đến tình huống “phép vua thua lệ làng” Quá trình can thiệp của Nhà nước vào Làng, dần dần biến làng thành một đơn vị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước đồng thời là quá trình hạn chế và thu hẹp dần quyền tự trị của làng xã và đương nhiên q trình đó bị kháng cự khi ngấm ngầm, lúc cơng khai Cuộc đấu tranh dai giẳng giữa Làng và Nước, giữa tục lệ và luật pháp, giữa truyền thống tự trị với cách thức tổ chức quản lý tập trung thống nhất, khiến cho Nhà nước khơng thể khơng có nhân nhượng nhất định đối với làng xã trên nguyên tắc bảo đảm quyền quản lý của mình Hương ước của các làng do đó là bộ luật quan trọng, nó gắn bó các thành viên trong một cộng đồng tương đối chặt chẽ và tự nguyện, lệ thuộc lẫn nhau và phục tùng làng xã Bên cạnh đó, pháp đình cũng thể hiện tính độc lập tương đối về tư pháp của làng đối với các vụ án, hoặc với những vụ án cần đến cấp nhà nước xử lý thì làng cũng được nhấn mạnh như một cấp thụ lý đầu tiên Có thể nói, hương ước và pháp đình là hai thể chế ra đời vừa đáp ứng nhu cầu tự trị, tự quản của làng xã, vừa khẳng định quyền quản lý làng xã của bản thân Nhà nước thống trị Theo đó, “Một hương ước chính thức thành văn
bao giờ cũng phải bảo đảm cả hai yếu tố luật nước và lệ làng Chắc chắn sẽ khơng có hương ước nếu như hồn tồn chỉ có luật nước, nhưng cũng không thể trở thành một hương ước chính thức nếu như hồn tồn chỉ là những tập tục cổ truyền của làng xã từ ngàn xưa mà không hề biết đến đời sống chính trị và pháp luật hiện hành” [60]
Làng là vừa là tổ chức hành chính vừa là cộng đồng đa chức năng tự trị (tôn giáo, sản xuất, an ninh) Làng đảm bảo tính tự cấp nhiều mặt, do đó trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước, làng vừa độc lập vừa thống nhất Độc lập trong quá trình tổ chức các mối quan hệ giữa các cá nhân trong cộng đồng làng, thống nhất trong nghĩa vụ với quốc gia trong việc đóng góp sưu thuế và quân dịch Do tính chất tự trị, tự quản cao nên làng xã truyền thống Việt Nam được xem như “một nước cộng hòa thu nhỏ”, với những thiết chế chặt chẽ, những quy định bảo đảm “dân chủ làng xã” và cố kết cộng đồng cao Tính dân chủ sâu sắc thể hiện ở sự thống nhất giữa “làng” và “nước”, tính quyền lực tập trung ở một số lĩnh vực, còn một số lĩnh vực khác vẫn đảm bảo tính tự trị của làng, nhà nước trung ương khơng can thiệp Có thể nói, đây là một cấu trúc quyền lực được tổ chức vừa mềm mỏng, linh hoạt song lại vừa chặt chẽ
Đối với hệ thống chính trị hiện đại ngày nay, sự đồng thuận cũng được đề cao thể hiện trong cách thức ra quyết định tập thể của bộ máy quyền lực, đặc biệt là bộ máy của Đảng cầm quyền Trong tổ chức Đảng - chủ thể lãnh đạo đối với các cơ quan quyền lực nhà nước đã và đang thực hiện việc ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách Cụ thể, nếu các cán bộ ở cấp thấp hơn đồng thuận, chính sách thơng
thường sẽ được cấp trên phê chuẩn một cách tự động Tuy nhiên, nếu một số quan chức cấp dưới phản đối, chính sách sẽ coi như bị phủ quyết, lúc đó chính sách sẽ được chuyển đến cấp cao hơn (cuối cùng là Bộ Chính trị) để xin ý kiến về cách giải quyết hoặc thậm chí bị trì hỗn vơ hạn định [26] Mặc dù theo nguyên tắc đồng thuận song cũng cần nhấn mạnh, khi một quyết định đã được ban ra thì phải được chấp hành, tuân thủ kể cả những người phản đối,“Có thể thấy được tính chất hợp lý của lề lối làm việc này:
với nguyên tắc đồng thuận của hạt nhân thì tránh được sự vũ đốn của một cá nhân, cịn địi hỏi mỗi lần ra quyết định phải có dân chủ trực tiếp của tồn thể nhóm là một điều khơng thực tế, thậm chí gây hỗn loạn” [33,
tr 122] Trên cơ sở đó, q trình đưa ra các quyết định chính sách lớn của chính phủ cũng cho thấy q trình thăm dị, kiếm tìm sự đồng tình ủng hộ của công luận trước khi đi tới quyết định cuối cùng Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: “Chú trọng nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, bảo đảm
thống nhất tư tưởng trong Đảng, đồng thuận cao trong xã hội” [24, tr 181]
Rõ ràng, các giá trị ưu tiên đã đặt ra nền tảng đạo lý cho việc thực hành phương thức đồng thuận trong quá trình ra quyết định tập thể Đó là đồng thuận để giữ vững trật tự và ổn định của hệ thống chính trị cũng như xã hội; sự cạnh tranh dễ gây mất đoàn kết, mâu thuẫn nội bộ (trước hết là hạt nhân lãnh đạo trong tổ chức Đảng), gây nguy cơ mất ổn định chính trị xã hội