- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác
41 21 Sự tương thích
Khi xem xét sự tương thích của việc đề cao vai trò của cá nhân người đứng đầu hay vai trò của một đảng cầm quyền trong suốt một thời gian dài có liên quan đến tư tưởng “thương dân như con” trong Nho giáo - Điều mà Chan gọi bằng quan niệm “cầm quyền phải phục vụ” (service conception of authority) Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, con cái phải có “hiếu” với cha mẹ thì cha mẹ cũng lại có nghĩa vụ “nhân từ”, phải chăm lo đến con cái Mở rộng quan hệ này ra xã hội, chúng ta cũng sẽ thấy sự tương ứng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa quan chức (cha mẹ của dân) với người dân Mối quan hệ này thể hiện khoảng cách quyền lực lớn giữa quan - dân (tương tự như cha - con) cũng như việc đề cao vai trò của người cầm quyền Tuy nhiên, người làm quan cũng phải luôn thể hiện sự chăm lo cho cuộc sống của người dân Điều này hàm chứa nội dung dân chủ, mặc dù về hình thức dưới quan niệm dân chủ phương Tây là độc đốn, phi dân chủ
Bên cạnh đó, việc đề cao vai trị, uy tín của cá nhân người cầm quyền cũng chứa đựng nội dung thích hợp với dân chủ nếu nhìn nhận nó đề cao tinh thần nêu gương và chuẩn mực của người làm quan, làm cán bộ Theo tư tưởng Nho giáo, nội dung này gắn liền với các khái niệm “quân tử”,
“hợp đạo” và “chính danh” Người cầm quyền phải tự kiểm soát và nêu
gương đạo đức, và sẽ trở nên “bất chính” nếu khơng “qn tử” và đi theo chính đạo Theo đó, việc giữ được uy tín của mình thơng qua tu dưỡng đạo đức và năng lực là cơ sở để đảm bảo tính chính đáng quyền lực của người cầm quyền