ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ (8)

Một phần của tài liệu Kinh tế vận tải nghề kinh doanh vận tải đường bộ (Trang 32 - 33)

BÀI 2 : QUÁ TRÌNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

2. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ (8)

Vận tải đường bộ là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ có đặc điểm sau:

- Hoạt động kinh doanh vận tải ln mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - văn hoá- xã hội... chức năng DN vận tải là vận chuyển hàng hoá, hành khách, xếp dỡ hàng hoá, bảo quản hàng hoá. Chỉ tiêu để đánh giá kết quả vận tải là lượng luân chuyển hàng hoá và hành khách (tấn/km, hành khách/km).

- Đối tượng của ngành vận tải hàng hoá, hành khách của các DN ln bị phân tán, khơng có tính chất ổn định. Đối tượng này khơng cấu thành nên chi phí vận tải và nó khơng bị biến đổi hình thái ban đầu. Chỉ tiêu để đánh giá chất lượng vận tải là an toàn tuyệt đối, đúng giờ, thuận tiện.

- Sản phẩm vận tải đường bộ khơng có hình thái vật chất cụ thể, là q trình di chuyển hàng hóa hành khách từ nơi này đến nơi khác, quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, khơng có sản phẩm dở dang.

- Sản phẩm vận tải đường bộ được đo bằng các chỉ tiêu tấn/ki-lơ-mét hàng hóa vận chuyển và người/ki-lơ-mét hành khách.

- Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ phải quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác nhau như giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách, thanh tốn hợp đồng, lập kế hoạch điều vận và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch.

- Lái xe và phương tiện làm việc chủ yếu hoạt động ở bên ngoài DN một cách độc lập, lưu động nên kế hoạch vận chuyển phải được cụ thể hoá cho từng ngày, tuần, định kỳ ngắn...; quá trình quản lý phải rất cụ thể, phải xây dựng được chế độ vật chất rõ ràng, vận dụng cơ chế khoán hợp lý.

- Phương tiện vận tải đường bộ là các TSCĐ, các phương tiện này bao gồm nhiều loại có tính năng, tác dụng hiệu suất và mức tiêu hao nhiên liệu khác nhau nên yêu cầu quản lý các phương tiện vận tải đường bộ cũng khác nhau.

- Vận tải đường bộ hành khách có tính phức tạp hơn so với vận tải đường bộ hàng hóa, bởi vận tải đường bộ hàng hóa thường được thực hiện theo hợp đồng được ký kết và ít có sự thay đổi về lịch trình, cịn vận tải đường bộ hành khách thì mạng lưới bán vé có thể được tổ chức ở nhiều nơi và thường phát sinh các trường hợp đổi vé, đổi hành trình, trả lại vé...

- Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ phụ thuộc khá lớn vào điều kiện hạ tầng và điều kiện tự nhiên về địa lí, khí hậu, thời tiết với tính thời vụ của loại hình dịch vụ này nên hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ có tính rủi ro cao.

- Quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thường có quan hệ chặt chẽ với các dịch vụ gia tăng khác như xếp dỡ hàng hóa, thủ tục thông quan, kiểm định chất lượng, chuyển phát nhanh thư từ, bưu phẩm... (đối với vận chuyển hàng hóa) hoặc dịch vụ lữ hành, nghỉ ngơi, mua sắm, hướng dẫn du lịch... (đối với vận chuyển hành khách). Do vậy, nhiều DN vận tải đường bộ có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các hình thức liên kết trong chuỗi giá trị để tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng và phát triển dịch vụ hỗ trợ ngồi chức năng chính là kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ.

Một phần của tài liệu Kinh tế vận tải nghề kinh doanh vận tải đường bộ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)