Các quy định khác về kinh doanh vận tải

Một phần của tài liệu Kinh tế vận tải nghề kinh doanh vận tải đường bộ (Trang 60 - 67)

BÀI 2 : QUÁ TRÌNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

5. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ (9)

5.4. Các quy định khác về kinh doanh vận tải

5.4.1. Kinh doanh bến xe hàng

* Bến xe ô tô hàng (bến xe hàng) là cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô vận tải hàng hóa xếp, dỡ hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải hàng hóa.

* Yêu cầu đối với bến xe

- Phải gắn với đường giao thông công cộng, thuận tiện cho khách đi xe, gần khu dân cư hoặc trung tâm kinh tế, trung tâm thương mại.

Trường hợp vị trí bến xe không gắn với đường giao thơng cơng cộng thì khơng cách q xa đường giao thơng cơng cộng và có đường nối với đường giao thông công cộng phù hợp với quy định của pháp luật về an tồn giao thơng.

- Bến xe được xây dựng gần nơi chuyển tiếp với các phương thức vận tải khác hoặc gần nơi chuyển tiếp với xe buýt đơ thị.

- Bến xe phải có biển báo, biển chỉ dẫn rõ ràng.

- Cơ sở vật chất của bến xe: quảng trường trước ga; khu vực đỗ và bảo quản phương tiện; có đường giao thơng cho phương tiện ra vào bến; khu Bảo dưỡng sửa chữa cho phương tiện; nhà điều hành; bãi gửi xe; phải có nơi đón trả khách, hệ thống biển báo hướng dẫn hành khách; hệ thống chiếu sáng, các cơng trình phụ trợ khác,…

* Các quy định về kinh doanh, khai thác bến xe

- Đơn vị kinh doanh, khai thác bến xe chịu sự quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường bộ và của cơ quan quản lý Nhà nước khác có liên quan tại bến xe.

- Nội dung kinh doanh, khai thác bến xe: cho thuê quầy bán vé hoặc ký hợp đồng nhận uỷ thác bán vé với các doanh nghiệp vận tải; tổ chức bán vé cho khách, sắp xếp xe ơtơ khách vào bến đón khách, trả khách bảo đảm trật tự an toàn; tổ chức trông giữ xe; tổ chức các dịch vụ xếp, dỡ, bảo quản hàng, hành lý cho khách; tổ chức các dịch vụ bảo đảm vệ sinh môi trường; tổ chức các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa xe; tổ chức các dịch vụ phục vụ khách, lái xe, phụ xe và nhân viên phục vụ trên xe; quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng, phòng chống cháy nổ trong bến xe; kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Nguồn thu của doanh nghiệp khai thác bến xe: đơn vị khai thác bến xe được thu tiền các loại dịch vụ tại bến xe theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm việc thu giá trọn gói đối với doanh nghiệp vận tải.

Thảo luận

Tình huống số 7: Doanh nghiệp anh Hoàng Thanh T muốn đầu tư xây dựng

bến xe hàng, dự định đưa vào khai thác từ cuối năm 2021. Để đảm bảo việc kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, anh muốn biết những quy định cần tuân thủ của đơn vị kinh doanh bến xe hàng theo quy định hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?

Hướng dẫn thảo luận: Tra cứu thông tin từ các văn bản pháp luật sau:

Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

5.4.2. Đại lý bán vé cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô

Thảo luận

Tình huống số 8: Chị Mai Xuân T ở tại phường Phú Hội, thành phố H muốn làm đại lý bán vé cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

theo tuyến cố định. Do đó, chị hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành để làm đại lý bán vé cần đáp ứng những quy định gì?

Hướng dẫn thảo luận: Tra cứu thông tin từ các văn bản pháp luật sau:

Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Nghị định số 10/2020/NĐ-CP CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

5.4.3. Kinh doanh bến xe khách

* Bến xe ơ tơ khách (bến xe khách) là cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ xe ơ tơ đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách.

Thảo luận

Tình huống số 9: Doanh nghiệp tư nhân của anh Hồ Quốc T đang đầu tư

kinh doanh bến xe khách, dự kiến bắt đầu hoạt động vào tháng 9 năm 2021. Để xây dựng kế hoạch quản trị doanh nghiệp, anh muốn biết đơn vị kinh doanh bến xe khách hiện nay cần phải tuân thủ những quy định gì?

Hướng dẫn thảo luận: Tra cứu thông tin từ văn bản pháp luật sau:

Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

* Quy trình thực hiện thu thập và tổng hợp thông tin về kinh doanh vận

tải đường bộ

Bước Công việc Hướng dẫn thực hiện Yêu cầu

1 Thu thập thông tin - Đọc giáo trình/Tài liệu giảng viên cung cấp;

Đọc kỹ, ghi nhớ thông tin quan

Bước Công việc Hướng dẫn thực hiện Yêu cầu

- Tra cứu thông tin từ các văn bản pháp luật giảng viên đề xuất/giới thiệu.

trọng, chủ yếu.

2 Tổng hợp thông tin

- Lưu/ghi chép lại các nội dung liên quan;

- Lựa chọn nội dung/thông tin cần thiết, phù hợp; - Có thể viết ra giấy hoặc soạn thảo trên máy tính; - Có thể sử dụng hình ảnh.

- Đầy đủ, ngắn gọc và đảm bảo chính xác;

- Ghi rõ nguồn tham khảo thơng tin.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Trình bày vai trị của vận tải đường bộ.

2. Phân tích các yêu cầu đối với vận tải đường bộ.

3. Nêu những đặc điểm của quy trình cơng nghệ vận tải đường bộ. 4. Trình bày được đặc điểm vận tải đường bộ.

THỰC HÀNH 1. Mục đích, yêu cầu

a. Mục đích

Giúp học viên củng cố và ghi nhớ được những nội dung kiến thức đã học.

b. Yêu cầu

- Thực hiện thành thạo công tác thu thập, phân tích, tổng hợp thơng tin, tài liệu về vận tải và các phương thức vận tải khác nhau;

- Đọc bài giảng và tra cứu thông tin trên các trang web giảng viên giới thiệu.

2. Phương tiện thực hành (vật liệu, thiết bị, mẫu vật)

- Giáo trình, bài giảng mơn học Kinh tế vận tải.

- Thiết bị phục vụ thu thập, soạn thảo, in ấn, sao chép lưu trữ thông tin như máy vi tính hoặc điện thoại có kết nối internet, sổ tay ghi chép, giấy, bút bi;

- Giấy A0, bút lông, nam châm.

3. Nội dung thực hành

Tìm hiểu về đặc điểm của quá trình vận tải đường bộ trong tuyến đường Kon Tum – Tp Hồ Chí Minh; Kon Tum – Hà Nội, Kon Tum – Đà Nẵng, Kon Tum – Lâm Đồng.

Bao gồm các nội dung:

- Đặc điểm địa hình, tuyến đường - Đặc điểm các loại phương tiện - Các yêu cầu vận tải

- Đặc điểm các chỉ tiêu khai thác; - Điều kiện kinh doanh

4. Cách tiến hành

- Mỗi nhóm chọn một tuyến đường trên.

- Thực hiện thu thập và tổng hợp thông tin về các nội dung liên quan. - Tóm tắt trên giấy A0

6. Báo cáo kết quả và đánh giá

Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Đánh giá: Giảng viên căn cứ vào phần trình bày của các nhóm để đánh giá mức độ đạt/khơng đạt u cầu; các nhóm đánh giá kết quả và thảo luận phần trình bày của nhau. Giảng viên đối chiếu với với thông tin/tài liệu của bài giảng hoặc của các các tài liệu chính thống về các kiến thức đã truyền đạt để đánh giá độ chính xác và đầy đủ của kết quả bài làm của các nhóm; đồng thời đánh giá thái độ và năng lực tự chủ mà học viên đã thực hiện.

Một phần của tài liệu Kinh tế vận tải nghề kinh doanh vận tải đường bộ (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)