Đặc điểm của nhu cầu vận chuyển

Một phần của tài liệu Kinh tế vận tải nghề kinh doanh vận tải đường bộ (Trang 98 - 101)

BÀI 5 : NHU CẦU, SẢN LƯỢNG, NĂNG LỰC VẬN CHUYỂN

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU VẬN CHUYỂN (1, 2, 15)

1.5. Đặc điểm của nhu cầu vận chuyển

a) NCVC là nhu cầu phát sinh

- Để duy trì tồn tại và phát triển cuộc sống, con người phải tiêu dùng lương thực, thực phẩm, nước uống… nhu cầu những loại sản phẩm này gọi là nhu cầu nguyên sinh.

- Trong cuộc sống của mình con người phải tiêu dùng, phải sản xuất, phải đi học, du lịch, thăm viếng… Nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách là nhu cầu phát sinh để thỏa mãn những nhu cầu nguyên sinh của con người.

b) NCVC ít có khả năng thay thế

- Với một loại hàng hóa bình thường ln xảy ra sự thay thế lẫn nhau, không sử dụng hàng hóa này mà có thể sử dụng hàng hóa khác vì chúng có giá trị sử dụng ngang nhau.

- Đối với sản phẩm vận tải thì đặc biệt hơn, nó khơng có sản phẩm thay thế. Ví dụ hàng hóa từ điểm A muốn có mặt tại điểm B thì chỉ có một cách duy nhất là vận chuyển, khơng có cách nào có thể thay thế được, có chăng chỉ là sự thay đổi phương thức vận tải.

c) Nhu cầu vận chuyển biến động chậm so với biến động của giá cước

- Sự thay đổi của giá cước và sự thay đổi của cầu vận tải không diễn ra đồng thời mà phải sau một khoảng thời gian nhất định khi có sự thay đổi của giá cước thì mới có sự thay đổi của cầu vận tải.

- Nhu cầu vận chuyển là nhu cầu phát sinh, các hoạt động sản xuất, đời sống của con người nảy sinh ra nhu cầu vận chuyển, do vậy khi thay đổi giá cước vận tải nhưng chưa có sự thay đổi nào về các sinh hoạt đời sống của con người hay nhịp độ sản xuất khơng thay đổi thì nhu cầu vận chuyển khơng thay đổi.

d) NCVC biến động theo không gian và thời gian * Nhu cầu vận chuyển biến động theo thời gian

- Hoạt động xã hội trong đó có cả sản xuất và sinh hoạt đời sống thường diễn ra theo quy luật, theo chu kỳ. Sự thay đổi đó dẫn đến nhịp độ sản xuất xã hội cũng biến đổi theo, mặt khác hoạt động vận tải mang tính phục vụ cho nên nó cũng bị chi phối theo nhịp độ và chu kỳ đó.

- Trong nghiên cứu tổ chức vận tải người ta dùng hệ số biến động theo thời gian để biểu thị mức độ biến động nhu cầu vận chuyển.

𝛿𝑡 = 𝑄𝑚𝑎𝑥

𝑄𝑇𝐵 ≥ 1

Trong đó:

𝛿𝑡: Hệ số bất bình hành về nhu cầu vận chuyển theo thời gian) (δt hay KBD): Hệ số biến động nhu cầu vận chuyển theo thời gian; Qmax: Nhu cầu vận chuyển cao nhất trong kỳ;

Khi biết được nhu cầu vận chuyển biến động theo thời gian chúng ta sẽ đưa ra phương án sử dụng phương tiện cũng như phương án tổ chức vận chuyển hợp lý, nhất là đối với vận tải đô thị, ở những giờ cao điểm cần đưa phương tiện ra để phục vụ có kết hợp với sự phân luồng, phân tuyến, ở những giờ thấp điểm cần đưa phương tiện xưởng để sửa chữa đảm bảo an toàn khi vận hành.

* Nhu cầu vận chuyển biến động theo không gian

Sự biến động nhu cầu vận chuyển theo không gian được thể hiện ở hai dạng: - Sự mất cân đối giữa chiều đi với chiều về trên toàn tuyến vận chuyển: + Trên góc độ vận tải, một nơi nào đó vừa đóng vai trị là nơi phát sinh, vừa là nơi thu hút nhu cầu vận chuyển, tuy nhiên hai vai trị này thường khơng cân đối ở mỗi khu vực, mỗi vùng.

+ Người ta dùng hệ số biến động theo chiều để biểu thị sự mất cân đối giữa hai hướng vận chuyển.

𝛿𝑘 = 𝑄𝑑𝑖

𝑄𝑣𝑒 ≥ 0

Trong đó:

𝛿𝑘: Hệ số bất bình hành về nhu cầu vận chuyển theo không gian (Hoặc 𝐾𝐵𝐷𝑘𝑔 ∶ Hệ số biến động nhu cầu vận chuyển theo không gian); Qdi: Nhu cầu vận chuyển chiều đi;

Qve: Nhu cầu vận chuyển chiều về; e) Các đặc điểm khác

- Nhu cầu vận chuyển có xu hướng bão hòa và tăng chậm so với nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế.

- Ban đầu khi sản xuất và nền kinh tế phát triển thì cầu vận tải hàng hóa, hành khách tăng. Nhưng đến một lúc nào đó khi mà sự phân bố lực lượng sản xuất hợp lý, hệ thống vận tải quốc gia có những cải tiến và có phương án quy hoạch

chuẩn xác sẽ khắc phục được sự mất cân đối về luồng vận chuyển, khi đó nhu cầu vận chuyển giảm một cách tương đối.

- Với vận tải hành khách khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng, nhu cầu đi lại bằng phương tiện cá nhân tăng, nhu cầu vận chuyển bằng vận tải cơng cộng có tốc độ tăng chậm hơn so với nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế nếu như chất lượng của vận tải công cộng không được cải thiện.

* Nhu cầu vận chuyển mang tính xã hội sâu sắc.

Mỗi một quốc gia, khu vực hay địa phương có những đặc điểm riêng về kinh tế xã hội, có những phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt đặc thù. Những đặc điểm, thói quen, phong tục này được thể hiện thông qua các sinh hoạt hàng ngày như mua sắm, ăn uống, vui chơi, giải trí… Mặt khác các hoạt động này lại phát sinh nhu cầu vận chuyển, do vậy trong sự đi lại của họ phần nào thể hiện tính xã hội của mỗi vùng, khu vực.

Một phần của tài liệu Kinh tế vận tải nghề kinh doanh vận tải đường bộ (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)