BÀI 5 : NHU CẦU, SẢN LƯỢNG, NĂNG LỰC VẬN CHUYỂN
2. CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN SẢN LƯỢNG VẬN TẢI
2.2. Thời gian hoạt động
2.2.1. Các chỉ tiêu thời gian hoạt động
Các nhà kinh doanh vận tải quản lý thời gian hoạt động của phương tiện vận tải trong 2 phạm vi thời gian: Trong suốt đời phương tiện và trong năm.
a) Các chỉ tiêu thời gian trong cuộc đời phương tiện
- Số năm sử dụng (Tsd): là số năm đưa phương tiện sử dụng vào mục đích vận tải, được xác định dựa trên kế hoạch đầu tư và thanh lý phương tiện. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào các nhân tố: Trình độ, thiết kế, trình độ chế tạp và vật liệu chế tạo, trình độ sử dụng phương tiện.
- Số năm thu hồi vốn (số năm khấu hao phương tiện - Tkh). Có 3 phương pháp tính khấu hao là khấu hao theo đường thẳng (tuyến tính), khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao tổng số.
- Số năm sửa chữa lớn (Tsc): là số năm phương tiện ngừng khai thác hoàn toàn để đưa vào đà, gara sửa chữa.
b) Các chỉ tiêu thời gian hoạt động của phương tiện trong năm
- Thời gian có: Là số ngày phương tiện i có mặt trong năm, căn cứ vào quyết định mua sắm và thanh lý phương tiện.
Ví dụ doanh nghiệp vận tải mua một chiếc ô tô vào ngày 1/12/2019, thời gian có của ơ tơ này năm 2019 là 30 ngày (trọn tháng 12 năm 2019), nếu tiếp tục được sử dụng năm 2020, thời gian có của ơ tơ năm 2020 là 365 ngày.
- Thời gian khai thác: Là số ngày mà phương tiện tham gia khai thác, sản xuất vận tải trong năm, được tính bằng chênh lệch giữa số ngày có và số ngày ngoài khai thác của phương tiện như sửa chữa lớn, ngừng vì lý do thời tiết xấu.
tkti = tcói - (tsci + tngtti) Trong đó:
tcói : là số ngày phương tiện i có trong năm;
tkti : là số ngày phương tiện i tham gia khai thác trong năm; tsci : là số ngày sửa chữa lớn trong năm;
tngtti : Là số ngày ngừng vì thời tiết xấu.
- Thời gian chuyến đi: Là số ngày phương tiện thực hiện một chuyến đi căn cứ vào quyết định điều động của chủ phương tiện để xác định, từ thời điểm điều động phương tiện vào bến nhận hàng, trải qua quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa ở bến trung gian, đến thời điểm phương tiện giao trả hàng xong cho chủ hàng tại bến cuối cùng của hành trình, gồm thời gian chạy ở các quá trình và thời gian xếp dỡ hàng hóa hoặc nhận trả khách tại các bến, thời gian chuẩn bị dỡ hàng/trả khách tại các đầu bến.
tch = tc + td Trong đó:
tch : Thời gian thực hiện chuyến đi; tc : Thời gian chạy;
td : Thời gian đỗ, dừng tại các bến của chuyến đi.
2.2.2. Các hệ số thời gian khai thác phương tiện
Để phản ánh chất lượng và đánh giá trình độ khai thác phương tiện, người ta sử dụng các hệ số thời gian khai thác phương tiện, gồm 3 hệ số cơ bản sau:
- Hệ số vận doanh hay còn gọi là hệ số sử dụng thời gian có của phương tiện: phản ánh bình qn một ngày phương tiện có trong năm thì có bao nhiêu ngày
phương tiện tham gia khai thác. Hệ số này được tính bằng tỉ lệ giữa số ngày phương tiện tham gia khai thác và số ngày có của phương tiện trong năm.
𝜀𝑣𝑑𝑖 = 𝑡𝑘𝑡𝑖
𝑡𝑐ó𝑖 ≤1 Trong đó:
tkti : Số ngày phương tiện i tham gia khai thác trong năm;
tcói : Số ngày phương tiện i có mặt tại doanh nghiệp vận tải trong năm.
- Hệ số vận hành (hệ số sử dụng thời gian khai thác): phản ánh bình quân một ngày phương tiện tham gia khai thác (tham gia kinh doanh vận tải) có bao nhiêu ngày phương tiện chạy trên tuyến, luồng. Hệ số này luôn nhỏ hơn một.
𝜀𝑣ℎ𝑖 = 𝑡𝑐𝑖
𝑡𝑘𝑡𝑖 ≤1 Trong đó:
ɛvdi : Hệ số vận hành;
tci : Tổng số thời gian chạy của phương tiện trong năm.
- Hệ số thời gian đỗ: Hệ số này cho biết bình quân một ngày phương tiện tham gia khai thác có bao nhiều ngày phương tiện đỗ tại các bến, cảng. Hệ số thời gian đỗ tiện phụ thuộc vào tình trạng phương tiện, thủ tục hành chính quy định của các chính quyền cảng, bến và năng suất xếp dỡ của cảng (bến).
ɛđ = 1 - ɛvh