Nội dung của hệ thống các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Kinh tế vận tải nghề kinh doanh vận tải đường bộ (Trang 36 - 53)

BÀI 2 : QUÁ TRÌNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

4. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU KHAI THÁC VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ (1, 2)

4.2. Nội dung của hệ thống các chỉ tiêu

4.2.1. Tổng số phương tiện và mức độ sử dụng

a) Tổng số phương tiện (Ac)

Tổng số phương tiện nằm dưới quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp vận tải gọi là số phương tiện có trong danh sách (Ac).

Tổng số phương tiện có trong danh sách bao gồm: Số xe đang hoạt động (Ahđ), số xe đang nằm để bảo dưỡng sửa chữa (ABD) và một số phương tiện tốt nhưng phải nằm chờ do nhiều nguyên nhân khác (AK).

AC = AHĐ + ABD + AK

Tổng số phương tiện có trong danh sách của doanh nghiệp không phải cố định về số lượng và thành phần mà có thể thay đổi theo từng thời kỳ của năm.

Do sự thay đổi này mà nảy sinh ra sự cần thiết phải tính số lượng phương tiện có trung bình trong danh sách 𝑨̅̅̅𝒄. Số lượng trung bình đó bằng tổng số xe có từ đầu kỳ cộng với tổng số ngày xe bổ sung trừ đi tổng số ngày xe bớt đi, chia cho tổng số ngày theo lịch của kỳ tính tốn.

Theo cơng thức: 𝐴𝑐

̅̅̅ = 𝐴𝑐. 𝐷𝐿 + 𝐴𝑇. 𝐷𝑇 − 𝐴𝐵. 𝐷𝐵 𝐷𝐿

Trong đó:

Ac : Số ngày xe có trong danh sách đầu kỳ; DL : Ngày theo lịch của kỳ;

AT : Số xe bổ sung thêm (tăng) trong kỳ; DT : Số ngày xe bổ sung (tăng) trong kỳ;

AB : Số xe giảm bớt trong kỳ; DB : Số ngày xe giảm bớt trong kỳ.

Ví dụ: Đầu năm, doanh nghiệp có 500 xe, ngày 30 tháng 03 thanh lý 15 xe, ngày 01 tháng 07 bổ sung thêm 30 xe mới và đến ngày 30 tháng 09 lại giảm đi 40 xe. Số lượng xe có trong danh sách trung bình cả năm là:

𝐴𝑐

̅̅̅ =500.360 + 30. (360 − 180) − 15. (360 − 270) − 40. (360 − 90)

360

(Số ngày trong năm tính là 360 ngày và số ngày trong tháng là 30 ngày - số ngày được tính trung bình)

Trong doanh nghiệp vận tải, ngoài số lượng xe để vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách theo yêu cầu của khách hàng cịn có một số xe phục vụ nội bộ doanh nghiệp như xe tiếp nhiên liệu, xe phục vụ bảo dưỡng sửa chữa lưu động... Các loại xe này được tính riêng ngồi cơng thức trên.

b) Hệ số ngày xe tốt

Để đánh giá mức độ hoàn thiện kỹ thuật của xe dùng hệ số ngày xe tốt (αT) 𝑎𝑇 ̅̅̅ = ∑ 𝐴𝐷𝑇 ∑ 𝐴𝐷𝐶 = ∑ 𝐴𝐷𝐶 − ∑ 𝐴𝐷𝐵𝐷𝑆𝐶 ∑ 𝐴𝐷𝐶 Trong đó:

∑ADC : Tổng số ngày xe có của doanh nghiệp; ∑ADT : Tổng số ngày xe tốt của doanh nghiệp;

∑ADBDSC: Tổng số ngày xe nằm bảo dưỡng sửa chữa các cấp.

Hệ số ngày xe tốt phụ thuộc vào việc tổ chức công tác dịch vụ kỹ thuật của doanh nghiệp, vào điều kiện khai thác và vào tình trạng kỹ thuật của phương tiện. Thực hiện cơng tác chăm sóc kỹ thuật tốt sẽ tăng được quãng đường xe chạy giữa hai lần đại tu và giảm tổng số ngày xe nằm để bảo dưỡng sửa chữa. Ngày nay, do tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà các loại xe có độ bền cao hơn, kết cấu hợp lý hơn cũng góp phần làm tăng hệ số ngày xe tốt.

c) Hệ số ngày xe vận doanh

Trong các doanh nghiệp vận tải ơ tơ, do trình độ tổ chức hoặc do một số nguyên nhân khách quan mà một số xe tốt vẫn không hoạt động được, nên để đánh giá mức độ sử dụng xe trong trường hợp này người ta sử dụng hệ số ngày xe vận doanh αvd . Hệ số này bằng tỷ số giữa ngày xe làm việc ADvd với ngày xe có trong kỳ ADC.

𝑎𝑣𝑑 =∑ 𝐴𝐷𝑣𝑑

∑ 𝐴𝐷𝐶

Ở mức độ cao hơn, còn sử dụng hệ số giờ xe làm việc αv bằng tỷ số giữa tổng số giờ xe làm việc thực tế trên đường ∑ AD*Tv với tổng số giờ xe theo kế hoạch ∑ AD*TH

𝑎𝑣 = ∑ 𝐴𝐷 × 𝑇𝑣

∑ 𝐴𝐷 × 𝑇𝐻

Trong đó:

Tv : Giờ xe thực tế làm việc trên đường trong ngày; TH : Giờ xe làm việc trong ngày theo kế hoạch.

4.2.2. Trọng tải và hệ số sử dụng trọng tải phương tiện

a) Trọng tải

- Trọng tải thiết kế (qTK):

Trọng tải thiết kế do nhà chế tạo quy định, tương ứng với trọng tải thiết kế là thể tích chứa hàng của thùng xe, kích thước bên trong của xe, ghế xe đối với phương tiện vận tải hành khách, do nhà chế tạo quyết định và phụ thuộc vào loại xe và kích thước của xe.

- Trọng tải thực tế (qTT): Là trọng tải chất lên phương tiện cho mỗi chuyến xe, hàng hố mà vận tải ơ tơ chun chở gồm rất nhiều loại hàng có tỷ trọng khác nhau, nên mức độ sử dụng trọng tải thiết kế của xe tuỳ thuộc vào loại hàng và tỷ trọng của hang hóa. Các loại hàng có tỷ trọng lớn thường làm tăng trọng tải thực tế

của phương tiện vận tải và ngược lại các loại hàng có tỷ trọng nhỏ thường làm hạn chế khả năng vận chuyển của phương tiện vận tải.

Ngoài ra mức độ sử dụng trọng tải cũng cịn phụ thuộc vào bao bì của hàng hố, cách sắp xếp hàng vào thùng xe. Các loại bao bì hình khối hộp và được tiêu chuẩn hoá làm tăng khả năng vận chuyển của phương tiện vận tải (container là ví dụ điển hình cho loại bao bì này).

Đối với vận tải hành khách trọng tải thực tế còn phụ thuộc vào phạm vi hoạt động, với vận tải hành khách đường dài chỉ cho phép trọng tải thực tế tối đa bằng trọng tải thiết kế, đối với vận tải hành khách bằng xe buýt trong thành phố do đặc điểm của vận tải nên có thể cho phép vượt tải (tuy nhiên khả năng vượt tải của xe buýt hoạt động trong thành phố cũng không được vượt quá giới hạn cho phép).

b) Hệ số sử dụng trọng tải

Để đánh giá mức độ sử dụng trọng tải người ta dùng hệ số sử dụng trọng tải tĩnh và động. Hệ số sử dụng trọng tải tĩnh γT được xác định bằng tỷ số giữa trọng tải thực tế mà xe chở được với trọng tải thiết kế của phương tiện.

𝛾𝑇 = 𝑞𝑇𝑇

𝑞𝑇𝐾

Tổng quát, trong Z chuyến của các phương tiện ta sẽ có: 𝛾𝑇 ̅̅̅ = 𝑄𝑄1 + 𝑄2 + 𝑄3 + … . 𝑄𝑛 1 𝛾1 + 𝑄2 𝛾2 + 𝑄3 𝛾3 + ⋯ + 𝑄𝑛 𝛾𝑛

Khi lập kế hoạch hoạt động của phương tiện có thể xác định hệ số sử dụng trọng tải tĩnh bình quân theo cơ cấu luồng hàng như sau:

Ở đây, γ1, γ2, γ3 ...,, γn là hệ số sử dụng trọng tải phương tiện tương ứng với loại hàng được vận chuyển.

Khi xác định hệ số sử dụng trọng tải tĩnh ta chưa xét đến khoảng cách vận chuyển hàng hoá, mặc dù yếu tố này có ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động của phương tiện. Trong vận tải ô tô, cùng với hệ số sử dụng trọng tải tĩnh còn xét

đến hệ số sử dụng trọng tải động γd ; nó được xác định bằng tỷ số giữa lượng luân chuyển thực tế PTT và lượng luân chuyển tính theo trọng tải thiết kế của xe PTK.

Hệ số sử dụng trọng tải tính cho Z chuyến xe có khoảng cách vận chuyển (lch) khác nhau được tính như sau:

𝛾𝑑 = ∑ 𝑃𝑇𝑇

∑ 𝑃𝑇𝐾

4.2.3. Quãng đường và hệ số sử dụng quãng đường

a) Quãng đường

* Đối với vận tải hàng hóa

Trong thời gian hoạt động trên đường phương tiện chạy được một quãng đường, quãng đường đó bao gồm qng đường xe chạy khơng hàng, qng đường xe chạy có hàng và quãng đường xe chạy huy động. Quãng đường chạy được tính cho một thời gian (ngày, tháng, quý, năm) hoặc cho một chuyến, một vòng xe chạy.

- Quãng đường xe chạy có hàng Lch

- Qng đường xe chạy khơng có hàng Lkh - Quãng đường huy động Lhđ

- Quãng đường xe chạy chung bằng tổng quãng đường có hàng, quãng đường

không hàng và quãng đường huy động

Lchg = Lch + Lkh + Lhđ

Trong vận tải hàng hoá hiệu suất sử dụng, năng suất của phương tiện tăng lên khi giảm được quãng đường xe chạy không hàng và quãng đường huy động.

* Đối với vận tải hành khách

Khác với vận tải hàng hóa với vận tải hành khách chỉ tiêu về quãng đường bao gồm:

- Chiều dài của tuyến (chiều dài hành trình) LM được tính bằng khoảng cách từ điểm đầu của hành trình đến điểm cuối của hành trình vận chuyển hành khách.

- Chiều dài bình quân chuyến đi của hành khách LHK:

Với vận tải hành khách thông thường các chuyến đi không thực hiện từ điểm đầu đến cuối hành trình.

Đối với các tuyến vận tải hành khách cự ly đi lại của hành khách khác nhau cho nên chỉ tính được giá trị bình qn của chuyến đi của hành khách. Chiều dài bình quân chuyến đi của hành khách luôn nhỏ hơn chiều dài của tuyến, đặc biệt là đối với vận tải hành khách bằng xe buýt trong thành phố.

- Hệ số thay đổi hành khách (ηhk): Do chiều dài bình quân chuyến đi của hành khách nhỏ hơn chiều dài của tuyến cho nên có sự thay đổi của hành khách trên tuyến. để đánh giá sự thay đổi này bằng hệ số thay đổi hành khách.

Trong đó:

ηhk: Hệ số thay đổi hành khách; LM: Chiều dài tuyến;

Lhk: Chiều dài bình quân chuyến đi của hành khách. b) Hệ số sử dụng quãng đường (β)

* Đối với vận tải hàng hoá

Hệ số sử dụng quãng đường được xác định bằng tỷ số quãng đường xe chạy có hàng và quãng đường chung (bao gồm quãng đường có hàng, không hàng và quãng đường huy động).

𝛽 = 𝐿𝑐ℎ

𝐿𝑐ℎ𝑔

Quãng đường có hàng Lch, quãng đường chung Lchg trong công thức được xác định cho một hành trình, cho một thời gian của một xe hoặc của cả đoàn xe muốn nghiên cứu theo các phương pháp thích hợp.

Khi lập kế hoạch vận chuyển, nếu khơng thể tính trị số của hệ số β theo quãng đường xe chạy có hàng và quãng đường xe chạy chung, có thể dựa vào khối lượng hàng hố vận chuyển và ln chuyển có xét tới khoảng cách vận chuyển, sự không cân đối của luồng hàng.

Khi vận chuyển hàng hố qua nhiều điểm thì hệ số sử dụng quãng đường được xác định bằng tỷ số giữa khối lượng hàng hoá vận chuyển thực tế QTT với khối lượng hàng hoá vận chuyển có thể khi sử dụng đầy đủ quãng đường chạy QKN. Hệ số sử dụng quãng đường được tính như sau:

a) Nếu Q1 = Q2 và γ1 = γ2 thì: 𝛽̅ = 𝑄1+ 𝑄2 2𝑄1 𝛽̅ = 𝑄1+ 𝑄2 2𝑄2 b) Nếu Q1 ≠ Q2 và γ1 = γ2 thì: 𝛽̅ = 𝑄1+ 𝑄2 2𝑄𝑚𝑎𝑥 c) Nếu Q1 ≠ Q2 và γ1 ≠ γ2 thì: 𝛽̅ = 𝑄1 𝛾1 + 𝑄2 𝛾2 2 (𝑄𝛾) 𝑚𝑎𝑥 Trong đó:

Q1, Q2 : Khối lượng hàng hoá vận chuyển ở mỗi chiều γ1, γ2 : Hệ số sử dụng trọng tải tương ứng

Khi vận chuyển hàng hố giữa ba hoặc nhiều điểm thì hệ số sử dụng quãng đường được xác định theo lượng luân chuyển hàng hoá thực tế PTT và lượng luân chuyển hàng hố có thể khi sử dụng đầy đủ quãng đường chạy PKN.

Hệ số sử dụng quãng đường phụ thuộc chủ yếu vào cơ cấu và hướng luồng hàng, vào công tác tổ chức vận tải mà chủ yếu là việc lập hành trình vận chuyển.

Ngồi ra nó cịn phụ thuộc vào loại xe sử dụng và vị trí tương đối giữa gara và các điểm hàng hoá trong khu vực. Hệ số sử dụng quãng đường có ảnh hưởng lớn đến năng suất và giá thành vận tải. Đối với vận tải hành khách thông thường khi xe chạy ln có khách cho nên hệ số β =1.

c) Quãng đường xe chạy ngày đêm (Lngđ)

Đối với phương tiện vận tả ơ tơ do tính chất hoạt động liên tục, để đánh giá được khả năng vận chuyển của xe trong ngày người ta dùng chỉ tiêu quãng đường xe chạy trong một ngày đêm. Chỉ tiêu này đối với các loại hình vận tải có các giá trị khác nhau, đối với vận tải hành khách trong đô thị thường được định mức cho các phương tiện (ví dụ hiện nay đối với vận tải bằng xe buýt của Hà Nội quãng đường xe chạy ngày đêm của xe được định mức là 270 Km).

Quãng đường xe chạy ngày đêm thường được tính thơng qua vận tốc khai thác và thời gian hoạt động của xe trong ngày:

Lngđ = TH * VK Trong đó:

Lngđ : Quãng đường xe chạy trong một ngày đêm; TH : Thời gian xe hoạt động trong ngày;

VK : Vận tốc khai thác trung bình của xe.

4.2.4. Chỉ tiêu về tốc độ

Có rất nhiều loại tốc độ khác nhau bao gồm: a) Tốc độ kết cấu

Đây là tốc độ của phương tiện vận tải do nhà thiết kế chế tạo đề ra và chỉ đạt được trong những điều kiện nhất định. Thông thường tốc độ kết cấu là tốc độ lớn nhất trong bảng đồng hồ đo tốc độ của phương tiện vận tải.

b) Tốc độ giới hạn cho phép

Đây là tốc độ được sử dụng trong quá trình vận hành của phương tiện vận tải. Tốc độ này phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện thực tế trong quá trình hoạt

động của phương tiện vận tải. Bao gồm các điều kiện: Mật độ giao thông trên đường, độ bằng phẳng của đường, chiều rộng mặt đường, mức độ điều khiển giao thơng trên đường, tình hình giao thơng trên đường. Thông thường tốc độ này thấp hơn rất nhiều so với tốc độ kết cấu.

Tốc độ giới hạn cho phép của các phương tiện vận tải chạy trong thành phố phải tuân theo các quy định của từng thành phố đặt ra. Đây là khu tập trung dân cư đông đúc nếu không hạn chế tốc độ sẽ gây nguy hiểm cho các phương tiện khác cùng hoạt động trên đường.

Tại các nơi sửa chữa đường các phương tiện cũng không thể chạy quá tốc độ 10Km/giờ, ảnh hưởng đến an tồn cho cơng nhân và phương tiện trong khi chạy qua đoạn đường đó.

c) Tốc độ kỹ thuật

Đây là tốc độ của phương tiện trong quá trình hoạt động, được xác định bằng tỷ số giữa quãng đường xe chạy(Lch) và thời gian xe lăn bánh (TLB).

𝑉𝑇 = ∑ 𝐿𝑐ℎ ∑ 𝑇𝐿𝐵

Tốc độ kỹ thuật của phương tiện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau đó là: Chất lượng phương tiện vận tải, chất lượng đường sá, chiều rộng mặt đường, độ bằng phẳng của đường, mật độ giao thông trên đường, trình độ của người lái xe... Tốc độ này chỉ xác định trong khi phương tiện vận tải lăn bánh.

d) Tốc độ lữ hành

Tốc độ này thông thường chỉ dùng cho vận tải hành khách hay nói cách khác thì hành khách là người chỉ quan tâm tới tốc độ này. Tốc độ lữ hành xác định tốc độ từ khi phương tiện vận tải bắt đầu đến khi kết thúc quá trình. Được xác định bằng công thức sau đây:

𝑉𝐿𝐻 = ∑ 𝐿𝑐ℎ

Tốc độ lữ hành của phương tiện ngoài sự phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ kỹ thuật còn phụ thuộc vào các yếu tố sau: Mức độ sử dụng các phương thức điều khiển giao thông trên đường, số lượng điểm đỗ dọc đường, thời gian đỗ tại các điểm đỗ dọc đường (Tdd)...

e) Tốc độ khai thác

Đây là tốc độ đánh giá tồn bộ q trình vận tải, mỗi người làm cơng tác vận tải phải quan tâm tới. được xác định bằng công thức sau đây:

𝑉𝐾 = ∑ 𝐿𝑐ℎ

𝑇𝐿𝐵+ 𝑇𝑑𝑑 + 𝑇𝐷𝐶

Trong đó:

VT : Tốc độ kỹ thuật của phương tiện; VLH : Tốc độ lữ hành của phương tiện; VK : Tốc độ khai thác của phương tiện; ∑ Lch : Tổng quãng đường chung; TLB : Thời gian xe lăn bánh;

TDC : Thời gian xe đỗ ở điểm đầu và điểm cuối;

Tdd : Thời gian xe dừng dọc đường bao gồm thời gian xe dừng vì các tín hiệu giao thông trên đường, thời gian chờ đợi cầu phà, thời gian để hành khách lên xuống dọc đường...

Tốc độ khai thác là tốc độ cho cả quá trình hoạt động của phương tiện vận tải. Tốc độ khai thác ngồi sự phụ thuộc vào các yếu tố trên cịn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: Thời gian phương tiện dừng ở các điểm đầu cuối, với vận tải hàng hố thì đây chính là thời gian để xếp và dỡ hàng, thời gian này phụ thuộc vào số lượng hàng hoá xếp dỡ lên phương tiện, mức độ cơ giới hoá xếp dỡ ở các điểm xếp

Một phần của tài liệu Kinh tế vận tải nghề kinh doanh vận tải đường bộ (Trang 36 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)