Các hình thức hoạt động kinh doanh vận tải

Một phần của tài liệu Kinh tế vận tải nghề kinh doanh vận tải đường bộ (Trang 69 - 73)

BÀI 3 : TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI

1. TỔ CHỨC CÁC LOẠI HÌNH DN VẬN TẢI (2, 10)

1.3. Các hình thức hoạt động kinh doanh vận tải

1.3.1. Các loại hình doanh nghiệp

a) DN vận tải nhà nước: bao gồm:

- DN vận tải nhà nước do nhà nước thành lập, đầu tư vốn ban đầu và quản lý với tư cách là chủ sở hữu. Là một pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Hoạt động theo định hướng nhà nước và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập.

- Tổng công ty vận tải nhà nước: Là một loại hình DN vận tải nhà nước có qui mơ lớn bao gồm nhiều đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, nghiên cứu, đào tạo và tiếp thị được nhà nước liên kết lại để hình thành một tổ chức kinh tế lớn, có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường vận tải trong nước và ngoài nước đồng thời tăng cường khả năng hoạt động của các đơn vị thành viên.

Tổng cơng ty vận tải có tư cách pháp nhân, có điều lệ tổ chức, có bộ máy quản lý va điều hành, có con dấu và tài khoản riêng. Chế độ hạch toán của tổng công ty vận tải nhà nước có thể là:

+ Hạch tốn kinh tế tổng hợp: Nếu các đơn vị thành viên hạch tốn độc lập, có tư cách pháp nhân.

+ Hạch toán kinh tế tập trung: Nếu đa số các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và hạch toán tổng hợp với các đơn vị khác hạch toán độc lập

b) Hợp tác xã vận tải

Là một tổ chức kinh tế tự chủ do người lao động có nhu cầu và lợi ích chung tự nguyện đóng góp vốn đầu tư, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật. (để để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh.

c) DN tư nhân

Là DN có tư cách pháp nhân do một cá nhân bỏ vốn thành lập. Chủ DN có thể thuê người điều hành nhưng phải tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bằng tồn bộ tài sản đã bỏ ra .

d) Công ty trách nhiệm hữu hạn

Vốn điều lệ được các thành viên cam kết đóng góp đầy đủ ngay từ thời điểm đăng kí thành lập. Phần vốn góp này khơng được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu (chứng khốn). Người góp vốn được cấp giấy chứng nhận đã góp vốn và chỉ được chuyển nhượng vốn góp cho người ngồi cơng ty khi các thành viên trong công ty từ chối mua hoặc không mua hết phần vốn mà họ muốn chuyển nhượng. Công ty TNHH khơng được có q 50 thành viên tham gia, có tư cách pháp nhân và khơng được phát hành cổ phiếu.

e) Công ty cổ phần

Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các thành viên mua cổ phần -cổ đông được hưởng lợi nhuận và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vị số cổ phần đã mua và được tự

do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ cổ phần của cổ đông sang lập không được chuyển nhượng trong 3 năm đầu thành lập). Số lượng cổ đông không hạn chế nhưng không được nhỏ hơn 2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và có quyền phát hành cổ phiếu ra cơng chúng.

f) Hộ kinh doanh

Là DN có tư cách pháp nhân do một cá nhân bỏ vốn thành lập. Chủ DN có thể thuê người điều hành nhưng phải tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bằng tồn bộ tài sản đã bỏ ra.

g) Các hình thức khác

- Cơng ty hợp doanh: Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh làm chủ. Các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn, các thành viên này chịu trách nhiệm trước cơng ty theo phần góp vốn. Cơng ty có tư cách pháp nhân, các thành viên hợp danh được phân công đảm nhận các trức trách đảm nhiệm các chức trách quản lý và kiểm soát hoạt động của công ty, được đại diện cho cơng ty khi kí kết hợp đồng và phải chịu trách nhiệm trong phạm vị công việc được giao.

- DN vốn đầu tư nước ngoài: Bao gồm DN liên doanh và DN 100% vốn nước ngồi. Có tư cách pháp nhân, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và đặt dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền.

Pháp luật quy định cụ thể về các loại hình doanh nghiệp. (Luật doanh ngiệp số 59/2020/QH14).

1.3.2. Các hình thức hoạt động kinh doanh vận tải

a) Đối với vận tải hàng hóa

- Nhận chở cả chuyến xe (thuê trọn tuyến) trong trường hợp này trọng tải của

phương tiện nhỏ hơn khối lượng hàng hóa cần vận chuyển, có giá cước riêng. - Vận chuyển hàng lẻ: Trong trường hợp gom hàng.

- Bao thầu chuyên chở cho chủ hàng: Khi có phát sinh cần đáp ứng nhu cầu của khách hàng;

- Đại lý vận tải: Có 3 hình thức bao gồm tất cả các tác nghiệp đó là theo chuyến, theo mặt hàng và theo khu vực;.

- Liên hiệp vận chuyển: sự phối hợp của nhiều phương thức vận tải khi tham gia của nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Trong đó loại hình vận tải ơ tơ không thể thiếu được trong bất kỳ mơ hình phối hợp vận tải nào.

- Bảo quản và xếp dỡ hàng hóa: tại các điểm chuyển tải thường do người vận tải đảm nhận. Chi phí cho việc xếp dỡ hàng tính ngồi giá cước vận chuyển hàng, cước phí xếp dỡ có thể do chủ hàng trực tiếp thành tốn hoặc thuê.

- Dịch vụ hỗ trợ khai thác phương tiện vận tải ơ tơ: đó là tất cả các vấn đề có liên quan đến tình trạng kỹ thuật của ơ tơ hàng ngày. Mục đích là khơi phục lại các chức năng của phương tiện, dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa bao gồm các dịch vụ bảo dưỡng hàng ngày và bảo dưỡng định kỳ....

- Bao thầu, thu mua, chuyên chở và tiêu thụ. - Cho thuê ô tô.

b) Kinh doanh vận tải hành khách

- Chuyên chở hành khách theo hợp đồng vận chuyển theo tuyến.

- Chuyên chở hành lý và hàng bao gửi: bao gồm tất cả các công đoạn giao nhận - xếp - dỡ - vận chuyển.

- Bao thầu chuyên chở phục vụ hành khách như đưa đón học sinh, đưa đón cơng nhân.

- Liên hiệp vận chuyển hành khách, hành lý và hàng bao gửi. - Cho thuê và thuê hộ xe.

Một phần của tài liệu Kinh tế vận tải nghề kinh doanh vận tải đường bộ (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)