BÀI 5 : NHU CẦU, SẢN LƯỢNG, NĂNG LỰC VẬN CHUYỂN
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU VẬN CHUYỂN (1, 2, 15)
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vận chuyển
1.6.1. Các yếu tố kinh tế xã hội
a) Giá cước vận tải
- Giá cước ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vận chuyển với mức độ lớn nhất, giả sử các yếu tố khác không thay đổi.
- Mối quan hệ giữa giá cước và nhu cầu vận chuyển tuân theo quy luật cầu, giá tăng thì cầu giảm, giá giảm thì cầu tăng. Tuy nhiên sự thay đổi giá cước và thời điểm nảy sinh sự hay đổi nhu cầu vận chuyển khơng cùng một lúc, mà phải có một khoảng thời gian nhất định.
∆𝑄 ∆𝑃 < 0 Trong đó:
∆Q: Sự thay đổi nhu cầu vận chuyển; ∆P : Sự thay đổi giá cước vận chuyển.
b) Sự thay đổi giá cước của một phương thức vận tải này (Py) ảnh hưởng đến nhu cầu vận chuyển của phương thức vận chuyển khác (Qx).
* Trường hợp hai phương thức vận tải có thể thay thế nhau.
- Hai phương thức vận tải mà chúng có đặc điểm phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu về vận chuyển hàng hóa, hành khách thì hai phương thức vận tải này có khả năng thay thế nhau.
- Nếu x, y là hai phương thức vận tải và ∆Qx là sự thay đổi nhu cầu vận chuyển của phương thức vận tải x; ∆Py là sự thay đổi giá cước của phương thức vận tải y thì chúng có mối quan hệ biểu thị như sau:
∆𝑄𝑥
∆𝑃𝑦 > 0
* Trường hợp hai phương thức vận tải là bổ trợ lẫn nhau.
- Trong các phương thức vận tải thì mỗi phương thức vận tải luôn tồn tại những điều kiện cơ sở vật chất để hoạt động nhất định hay có những ưu nhược điểm riêng, do đó trong nhiều chuyến vận tải của một phương thức vận tải nào đó ln cần có sự hỗ trợ của các phương thức vận tải khác. Ví dụ như trong vận tải biển thì cần có phương thức vận tải khác bổ trợ cho vệc tập kết hàng ở các bến, cảng như vận tải ô tô, vận tải sắt…
- Nếu hai phương thức vận tải x, y là bổ trợ nhau thì ta cao mối quan hệ giữa nhu cầu vận chuyển của phương thức vận tải này với sự thay đổi giá cước của phương thức vận tải khác như sau: ∆𝑄𝑥
∆𝑃𝑦 < 0
1.6.2. Quy mô dân số và cơ cấu dân cư
- Số dân và nghề nghiệp, công vệc của người dân ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ đi lại hay kết cấu dân cư ảnh hưởng lớn đến nhu cầu vận chuyển của vùng, khu vực.
- Khi ngiên cứu tổng dân số có thể phân chia thành nhiều nhóm, trong mỗi nhóm gồm các thành phần dân cư có chế độ sinh hoạt, đi lại giống nhau. Mỗi nhóm chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng dân số.
Ví dụ khi xác định chế độ đi lại trung bình của người dân ở một khu đơ thị, dân số được chia làm 4 nhóm:
Nhóm 1: Cơng nhân viên chức. Nhóm 2: Học sinh, sinh viên.
Nhóm 3: Người bn bán, lao động tự do. Nhóm 4: Thành phần cịn lại.
Nhóm 1, 2 có số lượng chuyến đi trong ngày thường ổn định, đều đặn chiếm tỷ trọng cao.
Nhóm 3, 4 có số lượng chuyến đi trong ngày ít hơn, 2 nhóm này chiếm tỷ trọng ít hơn.
Như vậy dân số có quan hệ với nhu cầu vận chuyển theo quy luật tỷ lệ thuận, dân số tăng lên kéo theo nhu cầu vận chuyển cả hàng hóa và hành khách tăng lên.
1.6.3. Thu nhập của người tiêu dùng sản phẩm vận tải
- Khi thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu vận chuyển tổng thể tăng lên nhưng nhu cầu vận chuyển đối với từng phương thức vận tải cụ thể lại có sự thay đổi trái ngược.
Khi thu nhập của người dân tăng lên đối với phương thức vận tải được coi là chất lượng cao thì nhu cầu vận chuyển sẽ tăng lên, còn phương thức vận tải chất lượng thấp thì nhu cầu vận chuyển lại giảm xuống.
- Ta có thể biểu thị mối quan hệ giữa nhu cầu vận chuyển và thu nhập của người tiêu dùng như sau:
∆𝑄 ∆𝐼 > 0; ∆𝑄𝑐 ∆𝐼 > 0; ∆𝑄𝑡 ∆𝐼 < 0
Trong đó:
∆𝐼 : Sự thay đổi thu nhập của người dân.
∆𝑄: Sự thay đổi nhu cầu vận chuyển tổng thể khi có thay đổi thu nhập. ∆𝑄𝑐: Sự thay đổi nhu cầu vận chuyển đối với phương thức vận tải chất lượng cao.
∆𝑄𝑡: Sự thay đổi nhu cầu vận chuyển đối với phương thức vận tải thơng thường.
1.6.4. Sở thích và thị hiếu
- Khi lựa chọn phương án vận chuyển, người tiêu dùng sản phẩm vận tải tthường đưa ra nhiều chỉ tiêu làm căn cứ so sánh. Tuy nhiên vẫn tồn tại một vài phương thức vận tải được người dân ưa thích sử dụng hơn.
- Yếu tố sở thích và thói quen đi lại chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu vận chuyển đối với từng phương thức vận tải mà không làm cho nhu cầu vận chuyển của xã hội tăng lên hoặc giảm xuống.
2. CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN SẢN LƯỢNG VẬN TẢI 2.1. Quá trình - Hành trình vận tải